(CLO) Quốc đảo Nam Á này đã vay nặng lãi để bù đắp cho những năm thiếu hụt ngân sách và thâm hụt thương mại, nhưng lại phung phí những khoản tiền khổng lồ vào các dự án cơ sở hạ tầng thiếu cân nhắc. Cuối cùng, dẫn đến kiệt quệ nguồn tài chính công.
Hàng loạt dự án xa hoa nhưng không ai dùng
Một sân bay không có máy bay, một nhà hàng xoay trên toà tháp cao không có thực khách, một cảng biển nợ nần,… Cuộc khủng hoảng kinh tế của Sri Lanka đã trở nên trầm trọng hơn bởi các dự án do Trung Quốc tài trợ vốn được coi là tượng đài nhưng bị lãng quên dẫn đến sự lãng phí của Chính phủ.
Hiện đất nước này đang nằm trong vòng xoáy của cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ khi độc lập khỏi Anh năm 1948, với nhiều tháng mất điện và tình trạng thiếu lương thực và nhiên liệu trầm trọng khiến 22 triệu người dân phải chịu đựng.
Sau nhiều tuần diễn ra các cuộc biểu tình ôn hòa yêu cầu Chính phủ từ chức vì quản lý kinh tế kém, mọi thứ trở nên bạo lực vào đầu tuần này sau khi những người ủng hộ Chính phủ đụng độ với người biểu tình, khiến 5 người chết và ít nhất 225 người bị thương.
Nhiều dự án có vốn đầu tư tốn kém nhưng không thu được lãi, giờ bị bỏ hoang đã góp phần thúc đẩy cuộc khủng hoảng ở thành phố Hambantota, quê hương của gia tộc Rajapaksa hùng mạnh, vốn đã sử dụng ảnh hưởng chính trị và hàng tỷ USD vay của Trung Quốc trong một nỗ lực thất bại nhằm biến tiền đồn nông thôn thành một trung tâm kinh tế lớn.
Thủ tướng Mahinda Rajapaksa - người đã ủy quyền nhiều dự án - đã tuyên bố từ chức hôm 9/5 vừa qua, cùng ngày các cuộc biểu tình chống Chính phủ trở nên bạo lực. Nhưng em trai của ông, Gotabaya vẫn là Tổng thống.
Tâm điểm của động lực phát triển cơ sở hạ tầng là một cảng biển sâu trên tuyến vận tải đông-tây nhộn nhịp nhất thế giới, nhằm thúc đẩy hoạt động công nghiệp. Thay vào đó, nó đã lỗ nặng ngay từ khi bắt đầu hoạt động.
"Chúng tôi rất hy vọng khi các dự án được công bố và khu vực này trở nên tốt hơn. Nhưng bây giờ nó chẳng có nghĩa lý gì. Cảng đó không phải của chúng tôi và chúng tôi đang phải vật lộn để sống", Dinuka, một cư dân lâu năm của Hambantota, nói với AFP.
Cảng Hambantota không thể trả khoản vay 1,4 tỷ USD của Trung Quốc đã tài trợ cho việc xây dựng, tiêu tốn 300 triệu USD trong 6 năm.
Vào năm 2017, một công ty nhà nước của Trung Quốc đã được trao hợp đồng thuê cảng biển có thời hạn 99 năm - một thỏa thuận làm dấy lên lo ngại trong khu vực rằng Bắc Kinh đã đảm bảo một chỗ đứng chiến lược ở Ấn Độ Dương.
Từ cảng, nhìn xa xa ra là một sự xa hoa khác do Trung Quốc hậu thuẫn: một trung tâm hội nghị trị giá 15,5 triệu USD hầu như không được sử dụng kể từ khi nó mở cửa.
Gần đó là sân bay Rajapaksa, được xây dựng bằng khoản vay 200 triệu USD từ Trung Quốc, được sử dụng rất ít đến mức có thời điểm nó không thể trang trải hóa đơn tiền điện.
Tại thủ đô Colombo có dự án Thành phố Cảng do Trung Quốc tài trợ - một hòn đảo nhân tạo rộng gần 2,7 triệu m2 được thành lập với mục đích trở thành trung tâm tài chính sánh ngang với Dubai.
Nhưng các nhà phê bình đã cho rằng dự án này đã trở thành một " bẫy nợ tiềm ẩn".
Người cho vay song phương lớn nhất
Trung Quốc là nước cho vay song phương lớn nhất của Chính phủ và sở hữu ít nhất 10% trong số 51 tỷ USD nợ nước ngoài.
Nhưng các nhà phân tích tin rằng con số thực sự cao hơn đáng kể nếu tính đến các khoản vay cho các công ty nhà nước và ngân hàng trung ương Sri Lanka.
Khoản vay đã góp phần vào tình trạng khó khăn tài chính nghiêm trọng của Sri Lanka. Nhiều năm qua, nước này đã vay nợ để bù đắp thâm hụt ngân sách ngày càng gia tăng và tài trợ cho các sản phẩm nhập khẩu cần thiết để duy trì nền kinh tế.
Murtaza Jafferjee, chủ tịch Viện tư vấn Advocata của Sri Lanka, nói với AFP: "Sự sai lệch về tài chính trong nhiều thập kỷ và quản trị yếu kém ... đã khiến chúng tôi gặp rắc rối".
Khủng hoảng kinh tế càng đè nặng sau khi đại dịch Covid-19 đã cướp đi nguồn thu quan trọng từ du lịch và kiều hối, khiến quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu không thể mua hàng hóa thiết yếu từ nước ngoài.
“Trung Quốc đã làm hết sức”
Không thể giải quyết gánh nặng nợ ngày càng tăng của mình, và việc hạ xếp hạng tín nhiệm làm cạn kiệt các nguồn cho vay mới trên thị trường tiền tệ quốc tế, Chính phủ Sri Lanka vào tháng trước đã tuyên bố vỡ nợ đối với các nghĩa vụ vay nợ nước ngoài.
Họ đã tìm cách đàm phán lại lịch trình trả nợ của mình với Trung Quốc, nhưng thay vào đó, Bắc Kinh đã đưa ra nhiều khoản vay song phương hơn để trả các khoản vay hiện có.
Đề xuất đó đã bị ảnh hưởng bởi lời kêu gọi giúp đỡ của Sri Lanka đối với Quỹ Tiền tệ Quốc tế - một động thái đã làm dấy lên sự lo lắng khi các nhà cho vay Trung Quốc giờ đây có thể sẽ phải chịu lỗ dự kiến đối với các khoản vay của họ.
"Trung Quốc đã làm hết sức mình để giúp Sri Lanka không vỡ nợ nhưng đáng buồn là họ đã tìm đến IMF và quyết định vỡ nợ", đại sứ Trung Quốc Qi Zhenhong nói với các phóng viên vào tháng trước.
Đối với nhiều người Sri Lanka, các dự án cơ sở hạ tầng phần lớn không được sử dụng đã trở thành biểu tượng mạnh mẽ cho sự quản lý yếu kém của gia tộc Rajapaksa.
Krishantha Kulatunga, chủ một cửa hàng văn phòng phẩm nhỏ ở Colombo cho biết: “Chúng tôi đã ngập sâu trong các khoản vay”.
Cơ sở kinh doanh của Kulatunga nằm gần lối vào Tháp Hoa sen, một tòa nhà chọc trời hình bông hoa được huy động vốn từ các quỹ của Trung Quốc.
Mặt tiền bằng kính đầy màu sắc của tòa tháp thu hút mọi ánh nhìn trên đường chân trời của thủ đô nhưng nội thất của nó - và một nhà hàng xoay trên toà tháp được quy hoạch với tầm nhìn toàn cảnh thành phố - chưa bao giờ được mở cửa cho người dân.
"Tòa tháp này có ích lợi gì nếu chúng ta phải đi ăn xin?", Kulatunga hỏi.
(CLO) Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và công bố vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
(CLO) Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, hành trình “Kết nối di sản miền Trung” của ngành đường sắt được vinh dự được bình chọn dẫn đầu hạng mục hoạt động - dịch vụ trải nghiệm ấn tượng.
(CLO) Một người đàn ông được phát hiện đã tử vong trong tư thế treo cổ tại một nghĩa trang thuộc TP Pleiku (Gia Lai). Hiện lực lượng Công an đang điều tra, làm rõ vụ việc.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6044/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp sạt lở mái đê hữu Đáy trên địa bàn huyện Quốc Oai và ban hành lệnh xây dựng công trình khẩn cấp để ngăn chặn sạt lở mái đê.
(CLO) Trưa 21/11, lực lượng chức năng của tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn đang huy động tối đa lực lượng triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn vụ ô tô chở rác đâm lan can cầu treo Bình Thành rồi lao xuống sông khiến hai người mất tích.
Từ ngày 15/11 - 31/12/2024, THACO AUTO triển khai chương trình “Cùng Kia đón Tết tại Hàn Quốc”. Theo đó, khi mua xe Kia K5 hoặc Kia Sorento, khách hàng sẽ có cơ hội tham gia rút thăm trúng thưởng với tổng giá trị giải thưởng lên đến 490 triệu đồng.
(CLO) Hội chợ được kỳ vọng góp phần hình thành chuỗi giá trị liên kết giữa người nông dân nuôi trồng dược liệu, các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đồng thời, giới thiệu dược liệu, sản phẩm dược liệu đặc hữu, đặc thù của Việt Nam với quốc tế.
(CLO) Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2024 đang trải qua những khó khăn nhất định, tuy nhiên đây cũng là khoảng thời gian tuyệt vời để nắm bắt các cơ hội, được ủng hộ bởi các điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi và môi trường lãi suất thấp.
(CLO) Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn (Bình Định) có niên đại cuối thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 12 làm bằng đá sa thạch, vừa được công nhận là bảo vật quốc gia.
(CLO) Ngày 21/11, UBND xã Krông Năng, huyện Krông Pa (Gia Lai) cho biết, đã có báo cáo về việc bé gái 4 tuổi bị xâm hại tình dục tại buôn Ia Sóa, xã Krông Năng.
(CLO) Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh. Qua đó có thể tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho lực lượng kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách.
(CLO) Vừa qua, tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ, TP. Hải Phòng, Tập đoàn Mitsubishi Estate (Nhật Bản) đã chính thức tổ chức lễ động thổ Dự án Logicross Hải Phòng. Sự hiện diện của dự án Logicross Hải Phòng một lần nữa khẳng định sức hút đầu tư của Hải Phòng, cũng như sự tin tưởng của các nhà đầu tư vào môi trường kinh doanh của thành phố, khẳng định Hải Phòng luôn là địa điểm đầu tư quan trọng, hấp dẫn, đáng tin cậy của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
(CLO) Với quyết tâm cao độ, chỉ sau 4 ngày tiến hành chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tỉnh Bắc Ninh đã cơ bản giải phóng xong mặt bằng hơn 100 ha, trở thành “kỳ tích” chưa từng có trong tiền lệ về thực hiện các dự án thu hồi đất tại địa phương.
(CLO) Ngân hàng Trung ương Nga vừa xác lập tỷ giá hối đoái chính thức của đồng ruble trên 100 ruble đổi 1 USD, lần đầu tiên kể từ hơn một năm qua sau khi Ukraine sử dụng tên lửa do Mỹ cung cấp để tấn công vào lãnh thổ Nga.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1426/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Văn VI, tỉnh Hà Nam.
(CLO) – Ngày 20/11, theo thông tin từ Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hải Dương, từ đầu năm đến nay, các khu công nghiệp đã thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt khoảng 597,6 triệu USD, vượt 19,5% kế hoạch năm.
(CLO) 59 tỉnh, thành phố sẽ trực tiếp tham dự tổ chức “Gian hàng đặc sản” tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam. Các gian hàng này sẽ giới thiệu những sản phẩm đặc trưng của từng địa phương, như “trâu gác bếp” của vùng cao Tây Bắc hay “bò 1 nắng” của vùng Tây Nguyên.
(CLO) Tính đến cuối tháng 10/2024, cả nước có hơn 202.300 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Bình quân một tháng có hơn 20.200 gia nhập và tái gia nhập thị trường.