Các hãng hàng không trong nước chuẩn bị “trở lại bầu trời”: Vẫn cần sự thống nhất chung

Thứ năm, 07/10/2021 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Hiện ngành hàng không đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để đưa máy bay trở lại bầu trời. Tuy nhiên nhiều địa phương có cảng hàng không vẫn chưa “gật đầu”,  thậm chí không đưa ra được quan điểm có mở hay không khiến việc khai thác trở lại các đường bay nội địa gặp rất nhiều khó khăn.

Tối 30/9, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã ban hành hướng dẫn tạm thời về khôi phục hoạt động vận tải hành khách trên cả 5 lĩnh vực đảm bảo thích ứng kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên cơ sở lấy ý kiến của các ngành, Bộ Y tế.

Điều này không chỉ mở ra cơ hội để ngành vận tải hàng không khôi phục trở lại sau những thiệt hại nặng nề mà đại dịch COVID-19 gây ra mà còn giúp các hoạt động sản xuất kinh tế được nối lại. Nhưng việc địa phương có đồng ý tiếp nhận các chuyến bay hay không mới là vấn đề cốt lõi.

Sẵn sàng các điều kiện đưa máy bay trở lại bầu trời

Sau khi Bộ GTVT ban hành hướng dẫn về khôi phục hoạt động vận tải hành khách, Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản gửi 19 tỉnh, thành phố về kế hoạch mở lại đường bay nội địa tại các địa phương được nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, hạn chế đi lại.

Nếu được thông qua dự kiến sẽ có 385 chuyến bay khứ hồi/ngày được khôi phục trên các đường bay nội địa. Sau khi nhận góp ý, Cục Hàng không Việt Nam sẽ cấp phép khai thác cho các hãng hàng không đến những địa phương này dự kiến từ ngày 5/10.

cac hang hang khong trong nuoc chuan bitro lai bau troi van can su thong nhat chung hinh 1

Doanh thu sụt giảm từ 80-90% nhưng mỗi ngày các hãng hàng không vẫn phải chi hơn 100 tỷ đồng cho máy bay nằm chờ tại các cảng hàng không.

Về nguyên tắc chung, các hãng hàng không sẽ bắt đầu được khai thác nội địa theo 4 cấp độ tương ứng mức kiểm soát dịch. Ở cấp độ nguy cơ thấp, hành khách phải khai báo y tế và có kết quả âm tính xét nghiệm SARS-CoV-2 trong 72 giờ. Khách đã tiêm 1 liều vaccine sau 3 tuần hoặc đã tiêm đủ 2 liều, hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng sẽ không cần phải xét nghiệm.

Đối với các địa phương hoặc địa bàn đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 19 dự kiến sẽ có 2 phương án khai thác với 4 giai đoạn cụ thể. Giai đoạn 1 (tối đa 10 ngày kể từ ngày áp dụng Kế hoạch này). Giai đoạn 2 (tối đa 10 ngày kể từ ngày kết thúc giai đoạn 1). Giai đoạn 3 (thực hiện kể từ khi kết thúc giai đoạn 2) và giai đoạn 4 (trạng thái bình thường mới).

Để chuẩn bị cho việc khai thác trở lại các đường bay nội địa bảo đảm an toàn, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) Nguyễn Quốc Phương cho biết, đơn vị đã xây dựng chương trình “hành lang xanh” và phối hợp cùng các hãng hàng không đưa ra các tiêu chí cụ thể.

“Hành lang xanh” được cấu thành từ “con người xanh” (gồm nhân viên hàng không, hành khách), “hạ tầng, phương tiện xanh” (gồm sân bay, máy bay và các phương tiện chuyên chở hành khách) và “quy trình xanh” (hạn chế tối đa tiếp xúc, tuân thủ quy trình phòng dịch).

Trong quá trình di chuyển, sẽ giảm thiểu sự tiếp xúc giữa người với người, thông qua ứng dụng công nghệ thông tin, thông qua kỹ thuật mới..., Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam cho biết thêm.

Thông tin từ đại diện hãng hàng không Vietjet cho biết, hãng cũng đang có các kế hoạch để mở lại các đường bay tới các sân bay khi được sự thống nhất giữa Cục Hàng không và các địa phương đi/đến.

Cùng với việc mở lại các đường bay nội địa, phương án đảm bảo phòng chống dịch COVID-19 phù hợp được hãng ưu tiên triển khai. Vietjet đã triển khai thành công hộ chiếu sức khỏe cho một số đường bay.

Còn theo Phó ban Truyền thông Vietnam Airlines Hà Minh Quang, các máy bay của hãng đều được kiểm tra kỹ thuật và bảo dưỡng kỹ lưỡng trước khi cất cánh. Đội tàu bay của hãng hàng không đã sẵn sàng cho việc nối lại nhiều đường bay nội địa vào đầu tháng 10.

Tất cả sẽ đổ vỡ nếu các địa phương “mỗi nơi một kiểu”

Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam cho biết, đến cuối ngày 5/10 (ngày dự kiến cấp phép bay trở lại các đường bay nội địa) đã có 11/19 địa phương có văn bản phản hồi về kế hoạch. Trong đó có 3 địa phương chưa đồng ý mở lại đường bay nội địa gồm Hải Phòng, Hà Nội và Gia Lai.

Ngoài ra 8 địa phương gồm: Điện Biên, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định, Thanh Hoá, Đắk Lắk, Nghệ An và TP. Hồ Chí Minh cơ bản đồng ý với kế hoạch mở lại đường bay nội địa trong Giai đoạn 1 của Cục Hàng không Việt Nam.

Nói về vướng mắc lớn nhất trong việc triển khai kế hoạch bay nội địa tại buổi giao ban công tác 9 tháng năm 2021 của Bộ GTVT, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng nhấn mạnh, khôi phục vận tải là vấn đề sống còn không chỉ là với hàng không. Đề nghị Bộ GTVT báo cáo Chính phủ có quan điểm thống nhất trên cả nước, cứ để mỗi địa phương áp dụng một kiểu sẽ rất khó bay nội địa trở lại.

cac hang hang khong trong nuoc chuan bitro lai bau troi van can su thong nhat chung hinh 2

Mọi kế hoạch sẽ đổ vỡ, các hoạt động khôi phục sản xuất kinh tế trong trạng thái bình thường sẽ gặp nhiều khó khăn trên cả 5 loại hình vận tải khi mỗi địa phương áp dụng một kiểu.

Nêu quan điểm về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng, trước hết chúng ta có sự chia sẻ với nỗi lo lắng của các đồng chí lãnh đạo những địa phương trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Các địa phương cũng muốn giữ được thành quả mà suốt từ đầu đợt dịch lần thứ 4 đến nay họ đã giữ được.

Nhưng ở đây chúng ta cũng phải nhìn nhận quan điểm chung tức là chúng ta chuyển đổi mô hình sang sống chung với dịch bệnh trên cơ sở các phương án y tế đã triển khai; cụ thể ở đây là vấn đề tiêm vaccine và thực hiện 5K.

“Không thể có một nền kinh tế theo địa giới hành chính cấp tỉnh được mà nó phải là liên vùng và liên quốc gia để từ đấy tạo ra lợi thế cạnh tranh của quốc gia cho cái sản phẩm đấy. Nếu chúng ta chỉ ở khu vực từng địa phương một thì lấy nguồn hàng đâu mà chuyển từ trong nội địa, khu vực hậu cần cảng chuyển ra cho cảng để mà tăng trưởng, xuất khẩu, đảm bảo vận tải.

Cho nên ở đây chúng ta phải thay đổi lại nhận thức và phải dũng cảm, chịu trách nhiệm trước các quyết định của mình vì sự phát triển của đất nước và sức khỏe của người dân...”, ông Nguyễn Đức Kiên đề cập.

Còn theo TS. Nguyễn Sĩ Dũng - Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, chúng ta đã áp đặt mô hình “Zero COVID” quá dài, chúng ta đã phong tỏa “cứng” đất nước quá lâu. Thực chất phong tỏa “cứng” mà trên phạm vi rộng chỉ được 7 ngày, thậm chí là 10 ngày. Chúng ta không thể phong tỏa cứng đất nước hàng nửa năm trời, gần nửa năm trời.

Quan trọng nhất là chuyển đổi mô hình chống dịch. Việc này, Thủ tướng đã có ý kiến nhưng các địa phương vẫn thực hiện rất khác nhau vì người đứng đầu chịu trách nhiệm nếu để xảy ra bùng phát COVID-19 nên nhiều địa phương “ăn chắc” bằng cách “khóa cứng”.

Trao đổi với PV Báo Nhà báo & Công luận, một chuyên gia trong lĩnh vực giao thông vận tải bày tỏ, kinh nghiệm ở một số nước cho thấy, việc mở cửa các đường bay nội địa là cần thiết và nằm trong kế hoạch từng bước khôi phục nền kinh tế sau thời gian bị kìm nén bởi những hạn chế khắt khe, không giao thương đồng nghĩa với kinh tế sẽ đóng băng.

Việc mở cửa các đường bay nội địa nhằm “cứu vãn” tình hình kinh tế sau một thời gian dài đóng cửa chống dịch. Mở lại các đường bay nội địa không chỉ phục vụ nhu cầu đi lại của người dân mà còn phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương.

Thực hiện các biện pháp phòng chống dịch là yêu cầu bắt buộc nhưng đưa ra các quyết định có cho di chuyển hay không di chuyển, đón khách hay không đón khách tại các địa phương đang là rào cản không chỉ đối với ngành hàng không nói riêng mà cho cả 5 loại hình vận tải trong tình hình mới hiện nay.

Hoàng Lan

Bình Luận

Tin khác

Những lý do để cài đặt gấp MobiFone Smart Travel ngay trong tháng 4

Những lý do để cài đặt gấp MobiFone Smart Travel ngay trong tháng 4

(CLO) Trong thời đại 4.0, những chuyển đi của người trẻ không chỉ dừng ở điểm bắt đầu và điểm, đó còn là cuộc hành trình của những cuộc vui cùng công nghệ. Tháng 4, tháng khởi đầu thời gian sôi động nhất trong năm bằng những kỳ nghỉ lễ, còn ngần ngại gì để bạn trẻ bỏ qua ứng dụng khám phá du lịch cực chất, cực chill MobiFone Smart Travel.

Thị trường - Doanh nghiệp
EU mở cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế Trung Quốc

EU mở cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế Trung Quốc

(CLO) Liên minh châu Âu hôm thứ Tư (24/4) công bố một cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế của Trung Quốc, khiến Bắc Kinh ngay lập tức cáo buộc rằng khối này đang tham gia vào "chủ nghĩa bảo hộ".

Thị trường - Doanh nghiệp
Sát lễ 30/4 - 1/5, dịch vụ cho thuê xe tự lái “nằm dài” đợi khách

Sát lễ 30/4 - 1/5, dịch vụ cho thuê xe tự lái “nằm dài” đợi khách

(CLO) Chỉ còn vài ngày sẽ đến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, không ít cửa hàng và ứng dụng (app) cho thuê xe tự lái vẫn còn nhiều xe trống lịch dù đã giảm giá 15-20% so với dịp lễ năm ngoái.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ sắp nhắm trừng phạt vào các ngân hàng Trung Quốc hợp tác với Nga

Mỹ sắp nhắm trừng phạt vào các ngân hàng Trung Quốc hợp tác với Nga

(CLO) Tờ Wall Street Journal (WSJ) đầu tuần đưa tin, các nhà lập pháp Mỹ đang soạn thảo các biện pháp trừng phạt nhắm vào các ngân hàng Trung Quốc nhằm phá vỡ sự hợp tác liên tục của Bắc Kinh với Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thụy Sĩ chặn tài sản trị giá 14 tỷ USD của Nga

Thụy Sĩ chặn tài sản trị giá 14 tỷ USD của Nga

(CLO) Thụy Sĩ đang nắm giữ khoảng 13 tỷ franc (14,3 tỷ USD) tài sản của Nga bị phong tỏa trong các tổ chức tài chính của nước này, khoảng một nửa trong số đó thuộc về nhà nước và một nửa thuộc về cá nhân, cơ quan quốc gia giám sát các lệnh trừng phạt tiết lộ.

Thị trường - Doanh nghiệp