Các hoạt động thiện nguyện dấy lên như những làn sóng, nhưng thiếu chuyên nghiệp

Thứ ba, 30/03/2021 13:40 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng nay (30/3), tại hội thảo “Đóng góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Nghị định 64/2008/NĐ-CP” do Tổ chức Oxfam Việt Nam tổ chức, nhiều diễn giả cho rằng, có rất nhiều tổ chức, cá nhân ở Viêt Nam làm từ thiện nhưng thiếu sự chuyên nghiệp.

Những câu chuyện thực tế

Trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận, làm rõ một số nội dung như:  “Câu chuyện thực tế từ địa phương”; “Môi trường pháp lý cho hoạt động cứu trợ và thiện nguyện ở Việt Nam” và “ Góp ý cho dự thảo Quy trình cứu trợ”.

Báo Công luận

Bộ Tài chính cho biết, Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008 của Chính phủ về “Vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo” đã tạo ra khuôn khổ pháp lý để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan liên quan huy động, phân phối và sử dụng các nguồn lực để hỗ trợ cho người dân khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau thiên tai, sự cố; đồng thời khuyến khích sự chung tay đóng góp của cộng đồng cho các hoạt động thiện nguyện, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thực hiện, theo đánh giá của các cơ quan chức năng, Nghị định số 64/2008/NĐ-CP đã bộc lộ một số bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện cần sửa đổi.

Phó Giám đốc Quốc gia, Tổ chức Oxfam tại Việt Nam, ông Phạm Quang Tú cho rằng, Nghị định trên đã đến lúc cần sửa đổi. “Thứ nhất, dù đã phát triển nhưng Việt Nam vẫn còn nhiều người nghèo để cần hỗ trợ. Thứ hai, Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nhiều bão lũ, thiên tai. Thứ ba, Việt Nam đã là nước thu nhập trung bình thấp nên các nguồn tài trợ, cứu trợ của nước ngoài giảm. Hiện tại, Việt Nam cũng đang hình thành tầng lớp trung lưu và với truyền thống “lá lành đùm lá rách” – đây là truyền thống cần nuôi dưỡng và phát huy truyền thống này để “mũi tên trúng được 2 đích”, ông Phạm Quang Tú nói.

Ông Vũ Xuân Việt- Điều phối chương trình cứu trợ, Tổ chức Oxfam tại Việt Nam cho biết, mùa bão lũ năm 2020 đã để lại nhiều thiệt hại cho các tỉnh miền Trung với 130 người bị chết, gần 300.000 hộ dân bị ngập; 30.000 ha đất nông nghiệp bị thiệt hại. Ảnh hưởng tới 7 triệu người, trong đó có 1,3 triệu người bị ảnh hưởng trực tiếp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ước thiệt hại lên đến 30.000 tỷ đồng.

Chính phủ đã khẩn trương chi 670 tỷ đồng từ ngân sách để hỗ trợ các tỉnh và đã có một làn sóng thiện nguyện và cứu trợ từ các tổ chức, cá nhân khắp cả nước hỗ trợ người dân miền Trung. Đặc biệt như cá nhân ca sỹ Thủy Tiên đã kêu gọi được gần 200 tỷ đồng để hỗ trợ người dân. 

Những vấn đề cần giải quyết

Theo luật sư Nguyễn Tiến Lập – Công ty luật NH Quang và cộng sự cho biết  có nhiều điều cần phải giải quyết khi sửa đổi Nghị định 64/NĐ-CP. “Về vấn đề về chính sách và pháp luật, chúng ta cần giải quyết: Tính hợp pháp; bảo đảm công khai minh bạch; bảo đảm phân phối hợp lý, công bằng; hỗ trợ hậu cần; cơ chế phối hợp; ứng xử thống nhất của chính quyền địa phương; bảo đảm an ninh, an toàn cho tài sản và người tham gia; có chính sách nhất quán, ổn định để khuyến khích và hỗ trợ”, luật sư Nguyễn Tiến Lập cho biết thêm.

Ông Phạm Quang Tú- Phó Giám đốc Quốc gia, Tổ chức Oxfam tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

Ông Phạm Quang Tú- Phó Giám đốc Quốc gia, Tổ chức Oxfam tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng – Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng: “Bức tranh thiện nguyện thực tế đang mang tính cấp thiết như tình trạng tổ chức hoạt động từ thiện, cứu trợ còn thiếu chuyên nghiệp, chồng chéo, lãng phí, làm từ thiện, cứu trợ thiếu công bằng, gây mất đoàn kết trong nhân dân, những người làm từ thiện, cứu trợ bị dèm pha, ganh ghét, hay lợi dùng hoạt động từ thiện, cứu trợ để trục lợi…”

“Chính vì thế, cần có hình thức phù hợp để tôn vinh những cá nhân và tổ chức có thành tích trong hoạt động từ thiện, cứu trợ.  Giảm thuế cho những tổ chức và cá nhân làm từ thiện, cứu trợ cũng như có các giải pháp thiết thực để bảo vệ những tổ chức cá nhân thiện tâm và tích cực làm từ thiện", ông Dũng nhấn mạnh.

Theo ông Dũng, phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 64/2008/NĐ-CP hiện cũng chưa bao quát hết công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để khắc phục khó khăn cho người dân do tác động của dịch bệnh; chưa điều chỉnh đối với cá nhân thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện trực tiếp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố.

Thời gian để tổ chức tiếp nhận tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện sau mỗi đợt thiên tai, sự cố theo quy định hiện nay là không quá 60 ngày được các địa phương nhận định là còn ngắn, đặc biệt là đối với công tác tiếp nhận tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân nước ngoài, đồng bào người Việt sinh sống tại nước ngoài.

Khi tổ chức thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện, một số địa phương còn gặp khó khăn trong việc phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị tại địa phương như Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ các cấp, cơ quan: Lao động – Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính,...

Ngoài ra, các đại biểu cũng phân tích một số trường hợp như môi trường văn hóa, điều kiện xã hội khá thuận lợi cho hoạt động từ thiện nhưng chưa được phát huy đúng mức. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đưa ra một số hoạt động từ thiện không chỉ cứu trợ mà còn giúp tái phân phối thu nhập và giúp gắn kết xã hội nhưng chưa được thấu hiểu.

Kết luận hội thảo, tổ chức Oxfam các ý kiến tham luận của các đại biểu đã đưa ra được các giải pháp cải thiện môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động cứu trợ và thiện nguyện nhằm khuyến khích tất cả các lực lượng xã hội cùng tham gia, phát huy truyền thống tương thân tương ái tốt đẹp.

Đặc biệt, cần thay đổi tư duy của chính quyền và đoàn thể trong công tác cứu trợ - từ “quản lý” cứu trợ đến “điều phối và hỗ trợ” nhằm đảm bảo hoạt động cứu trợ hiệu quả. Đẩy mạnh các bài học kinh nghiệm làm tốt giữa các tổ chức, cá nhân làm cứu trợ và thiện nguyện để nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng và trách nhiệm giải trình trong các hoạt động cứu trợ sau thiên tai.

Thúy Hằng 

Tin khác

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên

(CLO) Sáng 23/4, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đỗ Minh Tuấn đã đi thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên, thân nhân liệt sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã trực tiếp tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống trên địa bàn TP Sầm Sơn.

Đời sống
Hà Nội phát hiện 1 tấn thực phẩm đông lạnh có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ

Hà Nội phát hiện 1 tấn thực phẩm đông lạnh có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ

(CLO) Đội 22, Cục Quản lý thị trường Hà Nội (QLTT) phối hợp với Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về Kinh tế và Chức vụ, Công an Quận Bắc Từ Liêm vừa ngăn chặn gần 1 tấn thực phẩm đông lạnh có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ lưu thông ra thị trường.

Đời sống
Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái thăm viếng gia đình các nạn nhân bị tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng

Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái thăm viếng gia đình các nạn nhân bị tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng

(CLO) Liên quan đến vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Nhà máy xi măng (Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái), sáng 23/4, lãnh đạo tỉnh Yên Bái đã đến thăm hỏi, động viên các gia đình nạn nhân có người thiệt mạng tại huyện Yên Bình và thành phố Yên Bái.

Đời sống
Giải cứu cháu gái 13 tuổi bị dụ dỗ qua Facebook, lừa bán ra nước ngoài

Giải cứu cháu gái 13 tuổi bị dụ dỗ qua Facebook, lừa bán ra nước ngoài

(CLO) Một cháu gái 13 tuổi, người dân tộc Thái, quê ở huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên có quen một người phụ nữ qua mạng xã hội Facebook, rồi cháu bị dụ dỗ, lôi kéo và bị lừa bán sang Myanmar. Sau đó, chúng bắt ép cháu phải làm lao động vất vả….

Đời sống
Công ty TNHH Tân Hồng Phúc bị phạt hơn 200 triệu đồng do khai thác khoáng sản vượt mức

Công ty TNHH Tân Hồng Phúc bị phạt hơn 200 triệu đồng do khai thác khoáng sản vượt mức

(CLO) UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định xử phạt hành chính hơn 200 triệu đồng đối với Công ty TNHH Tân Hồng Phúc do khai thác khoáng sản vượt công suất cho phép.

Đời sống