Man City thảm bại trước Tottenham ngay tại Etihad
(CLO) Bất lực trước sức mạnh của Tottenham, câu lạc bộ Man City đón nhận thất bại đáng tiếc 0-4. Đây cũng là trận thua thứ 5 liên tiếp trên mọi đấu trường của thầy trò huấn luyện viên Pep Guardiola.
Theo dõi báo trên:
Một báo cáo khoa học quy mô lớn được công bố hôm thứ Hai vừa rồi cho thấy, hàng nghìn loài xâm lấn đang gây thiệt hại ước tính hơn 423 tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu mỗi năm, do làm hại thiên nhiên, phá hủy hệ thống thực phẩm và đe dọa sức khỏe con người.
Báo cáo do “Nền tảng Chính sách-Khoa học liên chính phủ về Đa dạng sinh học và Dịch vụ hệ sinh thái” (IPBES) - một tổ chức được 94 quốc gia thành lập năm 2012 dựa trên đề xuất của Đại Hội đồng Liên hợp quốc, thực hiện và công bố.
Theo tờ New York Times, báo cáo của IPBES là cái nhìn toàn diện nhất về cách các loài ngoại lai xâm lấn đang gây ra tình trạng mất đa dạng sinh học. Công trình này được biên soạn bởi 86 chuyên gia từ 49 quốc gia, dựa trên hàng nghìn nghiên cứu khoa học và đóng góp từ người dân bản địa cũng như cộng đồng địa phương.
Dựa trên dữ liệu năm 2019, báo cáo chỉ ra rằng thiệt hại do các loài xâm hại đối với nền kinh tế toàn cầu đã tăng ít nhất 4 lần mỗi thập kỷ kể từ năm 1970. Theo đó, trong vài thế kỷ qua, con người đã cố tình và vô tình đưa hơn 37.000 loài đến những nơi nằm ngoài phạm vi tự nhiên của chúng khi thế giới ngày càng trở nên gắn kết với nhau hơn. Hơn 3.500 loài trong số đó được coi là xâm lấn vì chúng có hại cho hệ sinh thái mới của chúng.
Các nhà khoa học của IPBES nhận định, các loài không thuộc bản địa là nguyên nhân chính gây ra 60% các vụ tuyệt chủng được ghi nhận ở thực vật và động vật. Báo cáo này được mở rộng từ một nghiên cứu chuyên sâu năm 2019 của cùng một nhóm nhà khoa học, trong đó phát hiện ra rằng có tới một triệu loài thực vật và động vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì những loài xâm lấn.
Helen Roy, một nhà sinh thái học và là một trong những người đứng đầu nhóm nghiên cứu của IPBES, cho biết: “Chúng ta đang chứng kiến sự gia tăng chưa từng có về số lượng các loài ngoại lai trên toàn thế giới. Có khoảng 200 loài ngoại lai mới mỗi năm. Và với những con số đó, chúng ta cũng sẽ thấy tác động ngày càng tăng”.
Một số loài được di dời bởi các lực lượng toàn cầu như buôn bán động vật hoang dã và vận chuyển quốc tế. Ví dụ, Trai Ngựa vằn là loài xâm lấn đã đẩy loài trai địa phương đến bờ vực tuyệt chủng ở Ngũ Đại Hồ (nhóm hồ nước ngọt lớn nhất thế giới nằm giữa Mỹ và Canada) và buộc các nhà máy điện phải tốn hàng triệu USD để thông tắc nguồn nước. Có lẽ loài này đã đến Bắc Mỹ trên các tàu chở hàng từ châu Âu vào những năm 1980. Các loài thực vật và động vật khác đã được biết là “đi nhờ” xe với những du khách bình thường di chuyển bằng ô tô, máy bay hoặc tàu hỏa.
Một số loài xâm lấn cũng được du nhập có chủ ý vì các lợi ích trước mắt và sau đó lan rộng ra ngoài tầm kiểm soát. Không phải tất cả các loài không thuộc bản địa đều được coi là một vấn đề. Một số giống như gà và khoai tây đã được thuần hóa và đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp. Nhưng các loài ngoại lai không được kiểm soát sẽ trở thành loài xâm lấn có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ thống thực phẩm.
Chẳng hạn, loài Cua bờ châu Âu đã xâm chiếm các loài động vật có vỏ vốn được khai thác thương mại ở New England (Mỹ), trong khi loài Trai giả vùng Caribe đã gây thiệt hại cho các nghề cá quan trọng ở Ấn Độ. Các cuộc xâm lấn cũng có thể gây tổn hại đến sức khỏe con người. Muỗi truyền các bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết và virus zika đã xâm lấn khắp thế giới.
Aníbal Pauchard, một nhà khoa học khác tham gia báo cáo, cho biết: “Thông thường, các cộng đồng nghèo là những nhóm người phải gánh chịu nhiều thiệt hại nhất”.
Các hệ sinh thái bị xâm lấn thường ảnh hưởng tới đời sống của các cộng đồng dân cư, như duy trì nghề cá, điều hòa lượng mưa và lọc nước uống. Các loài xâm lấn cũng làm cho hệ sinh thái dễ bị tổn thương hơn bằng cách giảm đa dạng sinh học khiến chúng có khả năng chống chịu bệnh tật và các mối đe dọa khác.
Trong cuộc chiến với những loài xâm lấn, các quần đảo đặc biệt dễ bị tổn thương. Báo cáo của IPBES cho hay, số lượng các loài không phải bản địa xâm lấn vượt quá số lượng các loài bản địa ở hơn một phần tư các hòn đảo trên thế giới.
Nhận định đó đã trở nên đặc biệt rõ ràng vào tháng trước khi các vụ cháy rừng ở Hawaii, mà một trong những tác nhân lớn là do các loài cỏ ngoại lai xâm lấn và nhiệt độ tăng cao, đã giết chết ít nhất 115 người.
Trong những năm gần đây, cỏ xâm lấn đã gây ra nhiều vụ cháy rừng chết người khác ở Chile và Úc. Dawn Bazely, Giáo sư sinh học chuyên về cỏ tại Đại học York ở Toronto (Canada), cho biết: “Chính sự giao thoa giữa hiện tượng nóng lên toàn cầu với các loài xâm lấn đang tạo ra những phản ứng khủng khiếp này”.
Các quốc gia đã không đạt được mục tiêu đặt ra vào năm 2010 là giảm bớt các cuộc xâm lấn. Tuy nhiên, vào tháng 12 năm ngoái, gần như mọi quốc gia trên thế giới đã đồng ý như một phần của thỏa thuận sâu rộng nhằm bảo vệ đa dạng sinh học, trong đó đặt mục tiêu giảm ít nhất một nửa việc du nhập và thiết lập các loài xâm lấn.
Các nhà nghiên cứu cho biết cách quan trọng nhất để chống lại cuộc khủng hoảng ngày càng gia tăng của các loài ngoại lai xâm lấn là ngăn chặn chúng đến các khu vực mới. Các lựa chọn bao gồm đánh giá rủi ro trước khi di chuyển loài hoặc áp dụng các biện pháp an toàn sinh học.
Đấy là những biện pháp khá đơn giản để thực hiện. Nhưng nhân loại đôi khi vẫn rất chần chừ. Và cái giá của việc không hành động thì lại rất cao. Nếu một loài đã được hình thành ở môi trường mới, đặc biệt là trong môi trường biển, việc loại bỏ chúng thường rất tốn kém hoặc thậm chí là không thể.
Peter Stoett, một trong những người đứng đầu báo cáo của IPBES, cho biết: “Vấn đề do các loài xâm lấn gây ra đang gia tăng và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với chất lượng cuộc sống của hàng trăm triệu người trên khắp thế giới”. Nhưng ông nói thêm, đó cũng là “một vấn đề có thể giải quyết được nếu có sự đầu tư và cam kết nghiêm túc từ các quốc gia”.
Quang Anh
(CLO) Bất lực trước sức mạnh của Tottenham, câu lạc bộ Man City đón nhận thất bại đáng tiếc 0-4. Đây cũng là trận thua thứ 5 liên tiếp trên mọi đấu trường của thầy trò huấn luyện viên Pep Guardiola.
(CLO) Xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La vừa được quy hoạch trở thành thị trấn du lịch với quy mô dân số năm 2045 là 30.000 người.
(CLO) Công nghệ ô tô điện đang bước sang một kỷ nguyên mới khi Úc chuẩn bị triển khai công nghệ V2G, cho phép xe điện cung cấp điện cho nhà và lưới điện, mang lại cơ hội tiết kiệm lên tới 12.000 AUD mỗi năm.
(CLO) Khám phá vai trò quan trọng của bộ lọc chuyên nghiệp trong nhiếp ảnh điện thoại. Từ chỉnh sửa AI đến hiệu ứng vật lý, nâng tầm bức ảnh với chất lượng đỉnh cao.
(CLO) Chào đón năm mới 2025 và thực hiện chương trình kích cầu du lịch sau mưa lũ lịch sử tháng 9/2024, UBND thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã triển khai kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động văn hóa - thể thao đặc sắc phục vụ du khách tới thăm địa phương dịp nghỉ lễ Tết dương lịch 2025.
(CLO) Hyundai Motor và Cơ quan An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Hoa Kỳ (NHTSA) vừa thông báo kế hoạch thu hồi hơn 145.000 xe điện do một lỗi có thể gây mất điện khi đang lái xe, làm tăng nguy cơ tai nạn.
(CLO) Kết quả bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2024 là một “trái ngọt” dành cho tỷ phú Elon Musk. Vào 22/10, tỷ phú này đã lập kỷ lục tài chính mới, với con số khổng lồ gần 350 tỷ USD, theo CNN và Bloomberg.
(CLO) Yasmin Eid nấu một nồi đậu lăng nhỏ trên ngọn lửa đốt bằng cành cây và giấy vụn trong căn lều mà cô sống cùng chồng và 4 cô con gái nhỏ ở Dải Gaza. Đó là bữa ăn duy nhất của họ trong ngày, là tất cả những gì họ có thể chi trả.
(CLO) Cơ quan khí tượng dự báo, 2 ngày tới miền Bắc sẽ đón 1 đợt không khí lạnh mạnh. Nhiệt độ thấp nhất được dự báo ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 16-18 độ C, vùng núi 12-14 độ C, vùng núi cao dưới 10 độ C.
(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, việc thực hiện các giải pháp “chuyển đổi xanh” còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng không chỉ đối với các cơ quan nhà nước mà còn với các doanh nghiệp
(CLO) Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã ra Quyết định bắt tạm giam cựu Trung úy Lưu Quang Trung để điều tra về tội Dùng nhục hình.
(CLO) Viện KSND tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn và 12 bị can khác trong vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC) và các đơn vị liên quan.
(CLO) Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển cho biết Ukraine được tự do sử dụng vũ khí của Thụy Điển tùy theo ý muốn, kể cả trên lãnh thổ Nga.
(CLO) Nối tiếp trào lưu Labubu, Capybara hay "túi mù" từng gây sốt cõi mạng, trào lưu đập hộp mù lại tiếp tục phủ sóng, trở thành món đồ được người trẻ chi hàng chục triệu đồng để sở hữu.
(CLO) Chiều ngày 23/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chuỗi sự kiện đặc biệt nhằm tôn vinh vẻ đẹp bất tận của di sản văn hóa dân tộc. Sự kiện là lời khẳng định mạnh mẽ về vai trò của di sản trong việc kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, đồng thời lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới.
(CLO) Dự thảo lần này sẽ tăng cường tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình của các đơn vị tổ chức thi hoặc liên kết tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.
(CLO) Một ngày sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép, Ukraine đã bắn tên lửa tầm xa ATACMS vào khu vực Bryansk, nằm cách 379 km về phía tây nam Moscow.
(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil đã ra tuyên bố của các nhà lãnh đạo vào thứ Hai (18/11), kêu gọi "hành động" giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng mà toàn cầu đang phải đối mặt, như xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu và các vấn đề lớn khác.
(CLO) Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Indonesia, gần 10 triệu người đã rời khỏi tầng lớp trung lưu của nước này kể từ năm 2019 cho đến nay.
(CLO) Trong nhiều năm, con người đã suy ngẫm về viễn cảnh tận thế của thế giới, gồm cả các nhà tiên tri, nhà khoa học vĩ đại cho đến các tổ chức nghiên cứu vũ trụ như NASA. Và không thể không lo lắng khi những nguy cơ mà họ đưa ra đều đang dần hiện hữu.
(CLO) Phó Tổng thống đắc cử JD Vance được coi là ứng cử viên sáng giá nhất để kế nhiệm ông Donald Trump với tư cách là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa vào năm 2028.
(CLO) Trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều lần cam kết sẵn sàng đàm phán với Nga nhằm hạ nhiệt những căng thẳng giữa hai quốc gia. Vậy quan hệ Nga - Mỹ sẽ có những thay đổi đáng kể dưới thời ông Trump tới đây?
(CLO) Có thể khẳng định rằng chưa bao giờ mối quan hệ Việt Nam - Mỹ tốt đẹp như hiện tại. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Vì thế, ngay cả với sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump cùng khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết”, thì bên cạnh những thách thức, một thời cơ lớn cho Việt Nam cũng sẽ được gợi mở.
(CLO) Từ chỗ thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 và hứng chịu vô số hậu quả, ông Donald Trump đã trở lại đỉnh cao quyền lực một cách ngoạn mục khi đánh bại bà Kamala Harris trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay.