Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc duy trì thị phần bằng cách nào?

07/01/2025 06:11

(CLO) Trước sức ép thuế nhập khẩu EU lên đến 35%, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng nhà máy quốc tế, với SAIC đầu tư 135 triệu USD tại Ai Cập nhằm duy trì thị phần.

Trước sức ép của các mức thuế cao từ Liên minh châu Âu (EU), những nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang chuyển hướng đầu tư vào việc xây dựng các cơ sở sản xuất mới nhằm duy trì vị thế trên thị trường toàn cầu.

cac nha san xuat o to trung quoc duy tri thi phan bang cach nao hinh 1

MG ra mắt mẫu xe MG3 mới tại một sự kiện triển lãm, thu hút sự chú ý của giới chuyên môn và khách hàng. Ảnh: Fabrice Coffrini

Các loại thuế mới từ EU nhấm giảm tốc độ tăng trưởng của xe điện (EV) Trung Quốc, nhưng các nhà máy mới của những nhà sản xuất hàng đầu Trung Quốc có thể giúp hoá giải khó khăn.

Với mức thuế nhập khẩu đến 35% áp dụng đối với xe điện Trung Quốc, các nhà sản xuất đang phải đối mặt với thách thức lớn ở châu Âu. Đây là biện pháp nhằm đối phó với việc Trung Quốc trợ cấp nhà nước, gây bất lợi cho các nhà sản xuất bản địa. Điều này đã khiến các thương hiệu Trung Quốc như MG (thuộc SAIC) mất thị phần, với mức giảm đăng ký xe đạt 58% trong tháng 11 năm ngoái.

Chiến lược mở rộng sản xuất

Những quyết sách của EU nhấm tăng cạnh tranh cho các nhà sản xuất bản địa đang khiến các hãng xe Trung Quốc mở rộng cơ sở sản xuất quốc tế nhằm tránh thuế.

SAIC Motor, chủ sở thương hiệu MG, đã công bố khoản đầu tư 135 triệu USD vào nhà máy mới tại Ai Cập. Dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2026, nhà máy sản xuất 50.000 xe/năm và sẽ tăng lên 100.000 xe trong tương lai. Vị trí nhà máy tại New October City giúp MG tiếp cận gần hơn thị trường châu Âu.

Dòng xe đầu tiên sản xuất tại Ai Cập là MG5, kế theo là các mẫu SUV và xe năng lượng mới. Việc thiết lập nhà máy ngoài Trung Quốc giúp MG giảm thiểu ảnh hưởng của thuế, từ đó cạnh tranh hơn về giá thành tại châu Âu.

Khả năng mở nhà máy tại châu Âu

Bên cạnh nhà máy ở Ai Cập, MG đang xem xét việc xây dựng cơ sở sản xuất xe điện tại châu Âu, với các lựa chọn tiềm năng bao gồm Tây Ban Nha, Hungary và Cộng hòa Séc. Trong đó, Tây Ban Nha đang là ứng viên hàng đầu. Nhà máy tại châu Âu sẽ giúp MG khắc phục rào cản thuế và củng cố vị thế trên thị trường xe điện.

BYD, một trong những nhà sản xuất lớn của Trung Quốc, cũng đang tháo gỡ các rào cản thuế bằng chiến lược tăng cường hiện diện tại châu Âu. Theo Michael Shu, Giám đốc khu vực châu Âu của BYD, hãng đang xem xét việc xây dựng nhà máy lắp ráp thứ hai tại châu Âu vào năm 2025, sau khi khánh thành nhà máy đầu tiên tại Hungary.

Trong khi một số hãng xe Trung Quốc như BYD vẫn duy trì được tăng trưởng, với số lượng đăng ký xe tăng 127% trong tháng 11/2024, MG lại chịu thiệt hại lớn. Việc đầu tư vào các cơ sở sản xuất quốc tế sẽ giúp những hãng xe này duy trì thị phần trước sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ địa phương.

An Nhiên (Theo AutoBlog)

    Nổi bật
        Mới nhất
        Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc duy trì thị phần bằng cách nào?
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO