Các sông băng đang trên đà biến mất trong vòng 30 năm tới

Thứ năm, 03/11/2022 11:11 AM - 0 Trả lời

(CLO) Khủng hoảng khí hậu đang chạm đến gần như mọi khu vực trên thế giới. Nhưng có lẽ một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất về tác động của nó là đối với các sông băng mang tính biểu tượng của Trái đất, một nguồn cung cấp nước ngọt chính.

Các sông băng đang tan chảy với tốc độ chóng mặt trong những thập kỷ gần đây, dẫn đến khoảng 20% ​​mực nước biển toàn cầu dâng cao kể từ năm 2000. Hiện các nhà nghiên cứu tại Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã phát hiện ra rằng các sông băng ở 1/3 các công viên và khu bảo tồn đẹp nhất hành tinh sẽ biến mất vào năm 2050 - cho dù hiện tượng ấm lên toàn cầu có chậm lại hay không.

cac song bang dang tren da bien mat trong vong 30 nam toi hinh 1

Các sông băng trên núi Kilimanjaro ở Tanzania đang trên đà biến mất trong vài thập kỷ tới, theo báo cáo của UNESCO. Ảnh: CNN

Trong số các sông băng trên bờ vực biến mất là hai trong số các công viên được du khách ghé thăm nhiều nhất và được yêu thích nhất ở Mỹ - Công viên Quốc gia Yellowstone, nơi đã chứng kiến ​​trận lũ lụt chưa từng có hồi đầu năm nay và Công viên Quốc gia Yosemite.

Danh sách này cũng bao gồm một số sông băng lớn nhất và mang tính biểu tượng nhất ở Trung Á và châu Âu cũng như các sông băng cuối cùng còn sót lại ở châu Phi, đó là Núi Kenya và Núi Kilimanjaro.

Theo báo cáo của UNESCO, các sông băng tại các Di sản Thế giới tan chảy khoảng 58 tỷ tấn băng mỗi năm, tương đương với tổng lượng nước được sử dụng hàng năm ở Pháp và Tây Ban Nha cộng lại. Và những sông băng này đã đóng góp gần 5% mực nước biển dâng toàn cầu trong 20 năm qua.

Theo Tales Carvalho Resende, cán bộ dự án tại đơn vị di sản thiên nhiên của UNESCO, cho biết: "Báo cáo này mang đến một thông điệp rất mạnh mẽ với ý nghĩa rằng các Di sản Thế giới là những địa điểm mang tính biểu tượng - những địa điểm vô cùng quan trọng đối với nhân loại, đặc biệt với cộng đồng địa phương và người dân bản địa”.

Các nhà khoa học báo cáo rằng chỉ bằng cách hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp, chúng ta mới có thể cứu được các sông băng ở 2/3 số công viên này - một mục tiêu khí hậu mà các báo cáo gần đây cho rằng thế giới còn lâu mới đạt được. Nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 1,2 độ C kể từ cuộc cách mạng công nghiệp.

Các sông băng bao phủ khoảng 10% diện tích đất, cung cấp nước ngọt cho các hộ gia đình, nông nghiệp và công nghiệp ở hạ lưu. Trong điều kiện bình thường, chúng mất tới một thiên niên kỷ để hình thành hoàn chỉnh; mỗi năm, chúng tăng khối lượng do tuyết hoặc mưa, và mất khối lượng do tan chảy vào mùa hè.

Sông băng tan chảy có vẻ như là một vấn đề xa vời, nhưng Resende cho biết đây là một vấn đề toàn cầu nghiêm trọng có thể ảnh hưởng nặng nề đến các cộng đồng ở hạ nguồn. Ông nêu bật việc lũ lụt chết người của Pakistan trong năm nay, khiến gần một phần ba diện tích đất nước chìm trong nước.

“Khi tan chảy, nước này sẽ tích tụ lại trong hồ băng; và khi nước đến, những hồ băng này có thể vỡ ra. Và sự bùng phát này có thể tạo ra lũ lụt thảm khốc, đó là điều mà chúng ta có thể thấy rất gần đây ở Pakistan”, ông nói giải thích.

Báo cáo được đưa ra khi các nhà lãnh đạo thế giới chuẩn bị tập trung tại Ai Cập vào tuần tới cho các cuộc đàm phán quốc tế về khí hậu do LHQ tổ chức, trong đó trọng tâm sẽ là yêu cầu các nước cam kết cắt giảm nhiên liệu hóa thạch mạnh mẽ hơn để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C. 

Mai Anh (theo CNN)

Bình Luận

Tin khác

UNICEF: 6 triệu trẻ em ở Đông Nam Á bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

UNICEF: 6 triệu trẻ em ở Đông Nam Á bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

(CLO) Ngày 18/9, Liên hợp quốc cho biết lũ lụt và lở đất chết người do bão Yagi gây ra đã ảnh hưởng đến gần 6 triệu trẻ em trên khắp Đông Nam Á, trong khi số người chết vì thảm họa này tiếp tục tăng.

Thế giới 24h
Các nước Trung Âu đang trải qua lũ lụt lịch sử, thiệt hại hàng tỷ USD

Các nước Trung Âu đang trải qua lũ lụt lịch sử, thiệt hại hàng tỷ USD

(CLO) Trung Âu đang trải qua trận lũ lụt tồi tệ nhất trong ít nhất hai thập kỷ, gây ra thiệt hại từ Romania đến Ba Lan và khiến ít nhất 23 người thiệt mạng cho đến nay.

Thế giới 24h
Liên hợp quốc thông qua nghị quyết yêu cầu Israel chấm dứt chiếm đóng Palestine

Liên hợp quốc thông qua nghị quyết yêu cầu Israel chấm dứt chiếm đóng Palestine

(CLO) Các thành viên Liên hợp quốc đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết yêu cầu Israel chấm dứt chiếm đóng các vùng lãnh thổ của Palestine trong vòng 12 tháng.

Thế giới 24h
Vụ sập cầu Baltimore: Mỹ đòi chủ tàu Singapore bồi thường 100 triệu USD

Vụ sập cầu Baltimore: Mỹ đòi chủ tàu Singapore bồi thường 100 triệu USD

(CLO) Bộ Tư pháp Mỹ hôm 19/9 đã đệ đơn kiện, yêu cầu bồi thường hơn 100 triệu USD từ chủ sở hữu và nhà điều hành tàu hàng Singapore sau vụ tai nạn tàu đâm vào cầu Baltimore, dẫn đến cái chết của 6 công nhân và gây ách tắc tuyến đường vận tải quan trọng.

Thế giới 24h
Mạng xã hội X 'lách luật' để hoạt động trở lại ở Brazil

Mạng xã hội X 'lách luật' để hoạt động trở lại ở Brazil

(CLO) Nền tảng mạng xã hội X đã bất ngờ trở lại với nhiều người dùng ở Brazil vào thứ Tư sau một bản cập nhật mạng.

Thế giới 24h