Các thương hiệu thời trang xa xỉ tại Trung Quốc lo sợ trước đợt trấn áp mới

Thứ tư, 08/09/2021 15:24 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cổ phiếu của các thương hiệu cao cấp tại thị trường Trung Quốc tiếp tục bị giảm sâu do lo ngại về chiến lược "thịnh vượng chung" của Trung Quốc sẽ khiến giới nhà giàu tại quốc gia này chi tiêu hạn chế hơn đối với hàng xa xỉ.

Các thương hiệu xa xỉ như Hermes và Louis Vuitton đã có được sự phát triển đáng kinh ngạc ở Trung Quốc, một phần được hỗ trợ bởi chính sách “làm giàu là trên hết” của cựu Chủ tịch Trung Quốc - Đặng Tiểu Bình.

cac thuong hieu thoi trang xa xi tai trung quoc lo so truoc dot tran ap moi hinh 1

Một phụ nữ mua sắm tại một cửa hàng Louis Vuitton ở Thượng Hải. Những người giàu có ở Trung Quốc là những người mua lớn các thương hiệu cao cấp toàn cầu trong những năm gần đây. Ảnh: Reuters.

Nhưng điều này giờ đây sẽ không còn nữa. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đẩy mạnh lời kêu gọi về “sự thịnh vượng chung”, khiến các nhà cung cấp hàng xa xỉ lo ngại rằng giới nhà giàu Trung Quốc sẽ không còn có thể vung tiền cho những chiếc túi trị giá 3.000 USD.

Sự sợ hãi này đã được thể hiện trên thị trường chứng khoán tuần trước khi cổ phiếu của Kering, chủ sở hữu thương hiệu Gucci, niêm yết tại Paris, giảm 17%, Richemont của Thụy Sĩ, công ty đứng sau những thương hiệu tên tên tuổi như Cartier and Piaget, giảm 14%, LVMH Moet Hennessy Louis Vuitton và Hermes lần lượt giảm 13% và 8%. Các nhà sản xuất ô tô cao cấp cũng bị ảnh hưởng, với việc Porsche giảm 10% và Ferrari 6%.

Chất xúc tác gây ra hiệu ứng sụt giảm đồng loạt này chính là lời kêu gọi của ông Tập về “sự thịnh vượng chung” như một phần của “kế hoạch phát triển kinh tế chất lượng cao” tại cuộc họp của Ủy ban Tài chính và Kinh tế Trung ương Trung Quốc.

Ủy ban kêu gọi điều chỉnh lại “thu nhập quá mức” và phân phối lại nguồn của cải trong xã hội – thứ mà đã trở nên quá tập trung trong tay một số ít những nhóm người siêu giàu có tại đất nước.

Điều này đã làm dấy lên suy đoán rằng các thương hiệu xa xỉ hiện đang nằm trong tầm ngắm của các nhà chức trách Trung Quốc sau khi các biện pháp trấn áp đối với ngành công nghệ và giáo dục được thực hiện. Nếu lĩnh vực này trở thành mục tiêu, người giàu có thể sẽ không còn chi tiêu thoải mái cho những thú vui hàng xa xỉ như trước đây.

Mối quan tâm này đã ảnh hưởng cả đến thị trường chứng khoán châu Âu, nơi cổ phiếu các nhà sản xuất các sản phẩm này được niêm yết.

Naoto Saito, trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Daiwa và là chuyên gia về nền kinh tế Trung Quốc cho biết: “Nếu việc phân phối lại của cải dưới chính sách thịnh vượng chung dẫn đến tạo ra một tầng lớp trung lưu lớn, thì đó sẽ là điều tích cực cho nền kinh tế Trung Quốc trong trung và dài hạn”.

Tuy nhiên Saito nói thêm: “những nỗ lực gần đây của chính quyền Trung Quốc nhằm tăng cường các quy định đã đặt các chính sách xã hội chủ nghĩa lên vị trí trung tâm, giống như việc tăng cường tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước”. Trung Quốc trong những tháng gần đây đã bắt đầu siết chặt quản lý các công ty công nghệ sinh lợi và các dịch vụ gia sư khi những dịch vụ giáo dục này khiến chi phí giáo dục ở Trung Quốc tăng vọt.

Nhu cầu về hàng xa xỉ cũng ảnh hưởng đến đỉnh cao trong chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập. Ý tưởng về sự thịnh vượng chung có thể sẽ bóp chết khối tài sản mà các lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc nắm giữ, cũng sẽ là một động lực lớn hơn cho sự bình đẳng xã hội và kinh tế.

Nguồn tin từ một công ty quản lý tài sản cho biết: “Vẫn chưa rõ liệu sự tái phân phối của cải này sẽ diễn ra cùng một lúc hay theo từng giai đoạn.”

Áp lực gia tăng đối với giới giàu có của Trung Quốc cũng có thể ảnh hưởng đến các công ty Nhật Bản. Toyota Motor đã bán được khoảng 710.000 xe mang thương hiệu Lexus sang trọng trên toàn cầu vào năm 2020, giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường Trung Quốc là một nơi rất quan trọng để Toyota bù đắp vào sự sụt giảm doanh số của mình, với doanh số bán hàng ở đây đã tăng 11% lên 225.000 chiếc xe và bù đắp một phần cho sự sụt giảm nhu cầu ở thị trường Bắc Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản.

Các cửa hàng bách hóa Nhật Bản cũng chủ yếu dựa vào các mặt hàng thương hiệu cao cấp được bán cho khách du lịch từ Trung Quốc đại lục trước khi Covid-19 lây lan ra toàn thế giới. Nhưng dưới chính sách thị vượng chung này của Trung Quốc thì khoản chi tiêu như vậy khó có thể phục hồi được hoàn toàn ngay cả sau khi đại dịch được kiểm soát.

Huy Hoàng

Bình Luận

Tin khác

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

(CLO) Tỉnh Thái Bình mong muốn được hợp tác toàn diện với các đối tác, nhà đầu tư Hungary, trong đó đi sâu trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu văn hóa, hợp tác giáo dục, đào tạo, y tế.

Kinh tế vĩ mô