Các tổ chức quốc tế khuyên Việt Nam thành lập cơ quan quản lý nợ công độc lập
(CLO) Theo chuyên gia của các tổ chức quốc tế, Việt Nam đã quản lý nợ công hiệu quả, tỷ lệ nợ công/GDP đã giảm dần. Nhưng khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi sẽ giảm đi, danh mục nợ sẽ phát sinh thêm nhiều loại rủi ro, đòi hỏi có sự quản lý đồng bộ, thống nhất, chuyên nghiệp hóa.
Đoàn chuyên gia của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) và có liền một tuần trao đổi trực tiếp với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các đơn vị được giao thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quản lý nợ trong Bộ Tài chính, các đối tác tham gia thị trường vốn.

Theo chuyên gia của các tổ chức quốc tế, Việt Nam đã quản lý nợ công hiệu quả.
Qua những ngày làm việc này, các chuyên gia của đã đánh giá cao công tác quản lý nợ công hiệu quả của Việt Nam, thể hiện ở tỷ lệ nợ công/GDP đang trong chiều hướng giảm dần. Nợ công từ mức 61,4% GDP ở năm 2017, năm 2018 là 58,3% GDP, năm 2019 giảm còn 55 %, năm 2020 là 55,9% và năm 2021, nợ công chỉ tương đương 43,1% GDP.
“Với chính sách tài khóa thận trọng, quản lý nợ hiệu quả, tỷ lệ nợ công/GDP đã giảm dần. Nghĩa vụ trả nợ cũng ở mức 21%, dưới ngưỡng 25% mà Quốc hội cho phép. Không gian tài khóa cho Chính phủ Việt Nam có dư địa thực hiện các chương trinh hỗ trợ người dân và doanh nghiệp ổn định đời sống, duy trì sản xuất kinh doanh trong đại dịch và phục hồi sau đại dịch”, ông Francois Painchaud - Trưởng đại diện IMF nói.
Nhưng Việt Nam đang và sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn thách thức, tốc độ tăng trưởng còn bị ảnh hưởng trước những biến động trên thế giới với giá xăng dầu, nguyên vật liệu và lạm phát tăng cao, thị trường thu hẹp… Để đạt được mục tiêu phát triển, Việt Nam vẫn rất cần nhiều vốn. Nhưng đã trở thành nước thu nhập trung bình Khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi sẽ giảm đi khi, và vay sẽ phải vay thương mại, theo đó, rủi ro cũng sẽ nhiều hơn.
Cũng chỉ những rủi ro cần lường trước về nợ công, bà Stefanie Stallneister Giám đốc điều hành Danh mục Dự án của WB tại Việt Nam cho rằng Việt Nam vẫn rất cần vay nợ vì đang cần nhiều vốn hơn để phát triển kinh tế, để xây dựng cơ sở hạ tầng, để chống biến đổi khí hậu, và để thực hiện các cam kết ở COP 26 về trung hòa các bon…
Nhưng, khi Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình, vay ưu đãi giảm đi thì danh mục nợ sẽ phát sinh thêm nhiều loại rủi ro, đòi hỏi có sự quản lý đồng bộ, thống nhất, chuyên nghiệp hóa để tăng cường hiệu quả hoạch định chính sách và đạt được cơ cấu chi phí - rủi ro nợ công phù hợp với mục tiêu quản lý đặt ra.
Trong khi đó, theo bà Stefanie Stallneister và ông Francois Painchaud cùng cá chuyên gia của IMF và WB thấy rằng quản lý nợ công ở Việt Nam đang phân tán. Và hiện nay chính sách quản lý nợ công gắn với chính sách tài khóa và tiền tệ.
Tuy nhiên, chính sách quản lý nợ công mới chủ yếu tập trung vào huy động các nguồn vay ưu đãi, nghiệp vụ theo thông lệ quốc tế chưa thực hiện đầy đủ như: giám sát và đánh giá tất cả các khoản vay và giao dịch nợ để đảm bảo phù hợp với các thông số rủi ro đề ra trong chiến lược nợ; giám sát rủi ro toàn bộ danh mục nợ chính phủ, kết nối giữa chính sách quản lý ngân quỹ và quản lý nợ công, cơ sở dữ liệu chia sẻ chung về nợ công…
Các chuyên gia cho biết nhiều quốc gia đã lựa chọn thiết lập cơ quan quản lý nợ công (DMO) để tập trung các chức năng quản lý nợ nhằm đạt đến trình độ chuyên nghiệp hóa cao.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính, ông Nguyễn Đức Chi Kinh, nghiệm quốc tế cho thấy việc tổ chức mô hình cơ quan quản lý nợ cũng hết sức đa dạng, có nhiều cách tiếp cận, phương thức quản lý nợ khác nhau. Nhiều quốc gia đã lựa chọn thiết lập cơ quan quản lý nợ công (DMO) để tập trung các chức năng quản lý nợ nhằm đạt đến trình độ chuyên nghiệp hóa cao. Các quốc gia OECD chọn thiết lập một cơ quan quản lý nợ độc lập (Áo, Phần Lan, Ai-len, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Đức, Hungary và Anh), một số quốc gia khác thiết lập văn phòng DMO riêng biệt nhưng hoạt động dưới Bộ Tài chính (như Úc, Bỉ, Canada, Pháp, Hà Lan, New Zealand, Ba Lan và Mỹ).
"Các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á cũng đã thiết lập văn phòng DMO riêng biệt như Thái Lan, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a. Mục tiêu chung trong việc hình thành DMO là đảm bảo thực hiện nhất quán, đồng bộ, kiểm soát toàn diện rủi ro phát sinh từ việc vay nợ, thực hiện các chính sách quản lý nợ, kế hoạch vay trả nợ của Chính phủ", ông Chi nói.
Đối với Việt Nam, hiện nay chính sách quản lý nợ công gắn với chính sách tài khóa và tiền tệ. Tuy nhiên, chính sách quản lý nợ công mới chủ yếu tập trung vào huy động các nguồn vay ưu đãi, nghiệp vụ theo thông lệ quốc tế chưa thực hiện đầy đủ như: giám sát và đánh giá tất cả các khoản vay và giao dịch nợ để đảm bảo phù hợp với các thông số rủi ro đề ra trong chiến lược nợ; giám sát rủi ro toàn bộ danh mục nợ chính phủ, kết nối giữa chính sách quản lý ngân quỹ và quản lý nợ công, cơ sở dữ liệu chia sẻ chung về nợ công…
Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho rằng, việc nghiên cứu phát triển mô hình DMO với đầy đủ chức năng theo thông lệ quốc tế phù hợp với trình độ phát triển nhu cầu quản lý của Việt Nam trong từng giai đoạn là cần thiết. Song song với cải cách thể chế, sẽ tiếp tục hoàn thiện công cụ quản lý nợ, cơ chế kiểm soát rủi ro đảm bảo dư địa tài khóa và chính sách để phấn đấu mục tiêu nêu trên.
Từ kinh nghiệm quốc tế, ông Mike Williams – chuyên gia của IMF chia sẻ về mô hình Ban chỉ đạo nợ công. Ban chỉ đạo này có vai trò chính là phê duyệt Chiến lược quản lý nợ và Kế hoạch vay hàng năm. Có thể đóng vai trò tham mưu hoặc ra quyết định, giao nhiệm vụ cho các cơ quan thực thi chiến lược; thiết lập mục tiêu và chỉ tiêu thực hiện; sau đó giám sát kết quả thực hiện Chủ trì bởi Bộ trưởng Tài chính (hoặc Thứ trưởng, hoặc chức danh lãnh đạo Bộ), với sự tham gia của đại diện Kho bạc, cơ quan Tài khoá Vĩ mô và Ngân hàng Trung ương; DMO đảm nhiệm chức năng thư ký cho Ban chỉ đạo
ông Mike Williams cũng lưu ý rằng Ban chỉ đạo này còn đảm bảo Chiến lược quản lý nợ nhất quán với định hướng chính sách kinh tế vĩ mô và chính sách tài khoá chung – và không xung đột với chính sách tiền tệ 2.2. Tạo thuận lợi cho việc tách bạch hoạch định chính sách khỏi thực thi chính sách – qua đó tăng cường tính rõ ràng và uy tín tin cậy 3.3. Giúp củng cố sự độc lập về vận hành của cơ quan quản lý nợ, giảm nguy cơ can thiệp vào các quyết định quản lý nợ một khi chiến lược đã được xác lập.
Tuy nhiên không phải DMO ở quốc gia nào cũng thành công. Vì vậy Việt Nam cần nghiên cứu kỹ để xây dựng mô hình quản lý nợ công phù hợp, hiệu quả.
Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết, Bộ Tài chính sẽ lắng nghe ý kiến của các cơ quan Quốc hội, Chính phủ, các đối tác phát triển, các chuyên gia, nhà nghiên cứu về công tác quản lý nợ công hiện nay và kỳ vọng về cải cách thể chế trong quản lý nợ công trong thời gian tới để tiệm cận thông lệ khu vực, quốc tế.
Bài và ảnh: Hà Anh