Cách nhận biết và xử lý thế nào khi ngộ độc thực phẩm ngày Tết?

Chủ nhật, 23/01/2022 11:06 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong các dịp lễ Tết, nguy cơ ngộ độc thực phẩm càng cao do các gia đình thường tích trữ lượng lớn các loại thực phẩm để sử dụng dần. Làm sao để nhận biết bị ngộ độc thực phẩm? Cách xử lý như thế nào khi bị ngộ độc thực phẩm?

Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm:

Do ăn phải thực phẩm có chứa vi sinh vật (bao gồm vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm mốc, nấm men)

Do ăn phải thực phẩm bị ôi thiu, biến chất

Do ăn phải thực phẩm nhiễm các chất hóa học, kim loại nặng, dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phụ gia thực phẩm, phẩm màu công nghiệp, chất phóng xạ, rượu có methanol…

Do ăn phải thực phẩm có chứa sẵn chất độc (cá nóc, cóc, mật cá trắm, nấm độc, rau quả độc, khoai tây mọc mầm…)

cach nhan biet va xu ly the nao khi ngo doc thuc pham ngay tet hinh 1

Các biểu hiện nhận biết ngộ độc thực phẩm:

Buồn nôn, nôn nhiều lần hay nôn liên tục, đau bụng, tiêu chảy, tiêu ra máu, sốt.

Dấu hiệu mất nước bao gồm mệt mỏi, khát nước, khô miệng, co rút cơ, chóng mặt, lú lẫn, nước tiểu vàng sậm, tiểu ít hoặc không đi tiểu trong nhiều giờ.

Ở giai đoạn nặng hơn hơn sẽ có các triệu chứng sau:

Rối loạn thần kinh: Đặc biệt là nhìn mờ, nhìn đôi, nói khó, giọng nói ngọng, tê liệt cơ, co giật, đau đầu, chóng mặt.

Rối loạn tim mạch: Tụt huyết áp, loạn nhịp tim, khó thở.

Có lẫn máu hoặc chất nhầy trong phân, tiểu ít, đau ở các vị trí khác ngoài bụng (như đau ngực, cổ, hàm, họng).

Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm

Gây nôn để hạn chế độc tố từ thức ăn ngấm vào cơ thể. Cần đặt người bệnh nằm nghiêng, phần đầu kê hơi cao để chất thải khi nôn ra không bị trào ngược vào phổi. Không nên gây nôn đối với người bị hôn mê hoặc trẻ nhỏ vì dễ gây sặc, ngạt thở.

Nên bù đủ dịch sớm (nhất là ở người già và trẻ em) bằng uống dung dịch có chất điện giải, ăn thức ăn lỏng, nhẹ và ít chất béo.

Khi các dấu hiệu mất nước hay dấu hiệu tăng lên đến mức báo động, bạn phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được cấp cứu và điều trị kịp thời.

cach nhan biet va xu ly the nao khi ngo doc thuc pham ngay tet hinh 2

Lưu ý: Cần giữ lại mẫu thực phẩm nghi ngờ để giúp cho việc xác định nguyên nhân gây ra ngộ độc. Trường hợp có nhiều người cùng bị ngộ độc thực phẩm cần thông báo đến cơ sở y tế gần nhất để các cơ sở y tế có thể kịp thời chuẩn bị, hỗ trợ những người bệnh bị ngộ độc thực phẩm xảy ra hàng loạt.

Cách phòng tránh ngộ độc dịp Tết

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp tết. Lựa chọn thực phẩm tươi sống và đã được kiểm định an toàn vệ sinh. Đối với các loại thức ăn đã được chế biến sẵn, nên chọn mua những nơi có uy tín, đáng tin cậy, hợp vệ sinh và còn thời hạn sử dụng.

Bảo quản thực phẩm trong điều kiện nhiệt độ thích hợp để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, các loại thịt, cá, hải sản cần phải được bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh.

cach nhan biet va xu ly the nao khi ngo doc thuc pham ngay tet hinh 3

Nấu chín thức ăn với nhiệt độ thích hợp, các thức ăn như rau sống cần phải rửa thật kỹ nhiều lần trước khi ăn.

Nên sử dụng thức ăn trong vòng 2 giờ, tốt nhất là ăn ngay khi còn nóng, nếu để quá 2 giờ thì cần bảo quản lạnh và hâm lại trước khi ăn. Loại bỏ các thức ăn dư thừa bởi đây là nguyên nhân thường gặp nhất của ngộ độc thức ăn.

Nên rửa tay trước khi tiếp xúc với thực phẩm, trong quá trình chế biến và sau khi chế biến món ăn để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn qua đường ăn uống.

DL (t/h)

Bình Luận

Tin khác

TP HCM: Phát hiện cơ sở đăng ký massage nhưng 'lấn sân' khám chữa bệnh với tế bào gốc

TP HCM: Phát hiện cơ sở đăng ký massage nhưng 'lấn sân' khám chữa bệnh với tế bào gốc

(CLO) Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TP HCM vừa kiểm tra và xử lý một cơ sở mang tên LuxCell trên địa bàn quận 3, có dấu hiệu hành nghề khám chữa bệnh trái phép.

Sức khỏe
Bệnh viện Hồng Ngọc hợp tác với Giáo sư Nhật Bản phẫu thuật thay khớp gối không cắt gân cơ

Bệnh viện Hồng Ngọc hợp tác với Giáo sư Nhật Bản phẫu thuật thay khớp gối không cắt gân cơ

(CLO) Giáo sư Hiranaka Takafumi - “Cha đẻ” của phương pháp phẫu thuật thay khớp gối không cắt gân cơ sẽ có chuyến làm việc đặc biệt tại Việt Nam từ ngày 21/4 - 22/4 tới. Ông sẽ thăm khám và phối hợp cùng các bác sĩ Đơn nguyên Chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo cho bệnh nhân người Việt tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc (Hà Nội).

Sức khỏe
Dự thảo quy định mới của trung tâm y tế cấp huyện

Dự thảo quy định mới của trung tâm y tế cấp huyện

(CLO) Theo dự thảo, trung tâm y tế huyện chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, an toàn thực phẩm, dân số và các dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp luật.

Sức khỏe
Uống Detox Táo giảm cân, người phụ nữ bị mất thị lực

Uống Detox Táo giảm cân, người phụ nữ bị mất thị lực

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã phát thông tin kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa Sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.

Sức khỏe
Dự thảo luật bảo hiểm y tế: Tăng quyền lợi cho người mắc bệnh hiểm nghèo

Dự thảo luật bảo hiểm y tế: Tăng quyền lợi cho người mắc bệnh hiểm nghèo

(CLO) Tại dự thảo Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi, Bộ Y tế đề xuất quy định mức hưởng BHYT 100% cho các trường hợp không phải theo trình tự, thủ tục khám chữa bệnh BHYT, phân cấp chuyên môn, kỹ thuật...

Sức khỏe