Cấm dầu thô của Nga – “Nói dễ hơn thực hiện”
(CLO) EU vẫn phải phụ thuộc nhiều vào năng lượng của Nga, việc cắt đứt quan hệ năng lượng lâu năm dường như không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Theo Bloomberg, gần đây, nhiều nước EU vẫn tăng nhập dầu thô Nga.
Lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga có hiệu lực vào ngày 5/12
Dự kiến, EU sẽ áp lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga vào ngày 5/12. Trong khi các nước EU đang tìm cách làm lu mờ vị thế của Nga, nhu cầu nhập khẩu của các công ty thương mại EU đối với dầu của Nga vẫn không suy giảm.
Bloomberg báo cáo rằng châu Âu đã nhập khẩu khoảng 1 triệu thùng/ngày trong tuần kết thúc vào ngày 2/9. Con số này cao hơn đáng kể so với mức nhập khẩu trung bình 800.000 thùng/ngày trong tháng Tám của khối.

Ảnh minh hoạ: OilPrice.
Nhiều nhà phân tích cho rằng, nhiều nước EU vẫn chưa thực sự mong muốn toàn châu Âu giảm lượng dầu nhập khẩu từ Nga vào những ngày đầu đông cuối năm.
Trong khi đó, tổng thể các chuyến hàng dầu thô đường của Nga vẫn đang chủ yếu chảy đến châu Á. Nhìn chung, khối lượng “vàng đen” của Moscow tăng 13% ở mức 3,32 triệu thùng/ngày. Vào thời điểm mà khối lượng châu Á ổn định, khối lượng dầu thô của Nga đến khu vực Amsterdam-Rotterdam-Antwerp (Hà Lan) tăng 13%. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga ra thị trường toàn cầu ước tính đã mang lại doanh thu khoảng 167 triệu USD trong tuần lễ 2/9.
Nhìn vào dữ liệu trên, sự phụ thuộc của EU vào năng lượng của Nga vẫn còn rất cao và việc cắt đứt quan hệ năng lượng với Moscow dường như không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.
Tại sao khó chấm dứt nhập khẩu dầu của Nga?
Chừng nào các nhà sản xuất quốc tế có thể lấp đầy khoảng trống mà dầu thô Nga để lại, các nhà máy lọc dầu ở châu Âu sẽ thoát phụ thuộc vào Nga, tuy nhiên điều đó vẫn đang là thách thức to lớn.
Ben van Beurden, Giám đốc điều hành của tập đoàn năng lượng Shell đã tuyên bố, động lực chính cho nhu cầu của EU đối với dầu thô của Nga là thực tế các nhà sản xuất OPEC hiện tại không có khả năng (hoặc sẵn sàng) sản xuất khối lượng cần thiết ra thị trường.
Đồng thời, ngày càng rõ ràng rằng tương đối lớn lượng dầu thô “trá hình” của Nga đang hướng đến các thị trường châu Âu, gián tiếp thông qua các công ty nhập khẩu dầu thô của Nga ở châu Á.
Trang tin Nikkei của Nhật đưa tin, kể từ khi Nga tấn công Ukraine, 41 tàu đã thực hiện chuyển dầu từ ngoài khơi bờ biển Hy Lạp, liên quan đến dầu thô của Nga.
Các chuyên gia kỳ vọng sau lệnh cấm ngày 5/12, các vụ chuyển tàu này sẽ còn tăng hơn nữa.
Theo cơ quan phân tích Refinitiv báo cáo, Nga đã xuất khẩu 23,86 triệu thùng dầu thông qua tàu đến tàu ngoài khơi Hy Lạp vào năm 2022. Năm 2021, khối lượng chỉ là 4,34 triệu thùng. Theo dõi các tàu này, có 89 tàu chở dầu đã đến các cảng, trong đó 41 tàu tại các cảng ở Hy Lạp, Bỉ và các nơi khác ở châu Âu.
Những thông tin trên càng chứng tỏ rằng các hình phạt do EU đề xuất có nhiều sai sót. Cần có những hạn chế cứng rắn hơn nếu EU thực sự có ý định hạn chế nguồn thu từ dầu thô của đất nước xứ sở bạch dương.
Trộn dầu thô là một phương pháp cũ được sử dụng để che giấu nguồn gốc của lô hàng. Đồng thời, đã có thông báo rằng các nước châu Á và Trung Đông đang tham gia nhiều vào việc tái xuất các khối lượng dầu thô vốn có của Nga sang châu Âu theo các thông số kỹ thuật hoặc cách thức mới lạ.
Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, và có thể là Algeria, là những cửa ngõ khả dĩ để dầu thô của Nga tiếp cận không chỉ thị trường toàn cầu, mà đặc biệt là thị trường châu Âu.
Libya và Iraq là những ví dụ điển hình về các quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong việc lách các lệnh trừng phạt quốc tế. Bên cạnh đó, Iran hiện tại vẫn có thể đưa dầu thô và các sản phẩm của mình ra thị trường, ngay cả khi các lệnh trừng phạt của Mỹ được cho là khiến dầu thô của Iran không thể tiếp cận thị trường.
Trong những tháng tới, các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ cần quyết định cứng rắn hơn về một lệnh cấm khai thác dầu thông thường của Nga có hiệu quả như họ mong đợi.
Các biện pháp trừng phạt của bên thứ 3 là cần thiết để đảm bảo rằng Nga không chỉ đơn giản là xuất khẩu dầu thô của mình sang các điểm đến khác ở Trung Đông, Châu Phi và Châu Á.
Lê Na (Theo OilPrice)