Cảm nhận “Từ bến sông nhùng"

Thứ năm, 14/02/2019 14:13 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Mùa xuân Kỷ Hợi - 2019 ùa về đất nước hình chữ S hình như khác hơn mọi năm. Ba mươi Tết là ngày Lập Xuân. Cả nước hồ hởi đón Tết, mừng Xuân trong náo nức của những thành tựu lớn tần tảo mưu sinh suốt năm 2018 - Mậu Tuất.

Cùng thời điểm, tôi có trong tay tiểu thuyết mang tên “Từ bến sông Nhùng” dày gần 400 trang  của người bạn phương Nam - nhà báo Phạm Quốc Toàn vừa gửi tặng qua đường chuyển phát nhanh EMS. Chỉ điều đó thôi đã thấy ấm lòng.

Thú vị thật, thể loại tiểu thuyết, chuyện và việc giống ngoài đời, nhưng lại không có ngoài đời, phần nào bạn đọc cảm nhận được diện mạo một giai đoạn đấu tranh và phát triển đặc biệt của dân tộc nửa cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI và của nền báo chí cách mạng nước nhà. Vừa nhâm nhi ly rượu Tết vừa thả hồn qua những trang in còn mới tinh khôi của Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ, vừa thoang thoảng cái xôn xao sông nước mang tên “Sông Nhùng” của Bình - Trị - Thiên khói lửa một thời, mà tôi đã từng xung trận thời 9 năm kháng chiến trường kỳ. Nay, mở sách ra đã thấy tác giả “ký sự” thơ “Sông Nhùng nói lời cổ tích/ Phù sa dâng hết đôi bờ/ Biếc xanh rừng cây ruộng lúa/ Hồng hào đôi má trẻ thơ”.

20171102_ngocthaibn_IMG_0262-Edit-copy

Phạm Quốc Toàn vốn là học sinh giỏi văn và toán, quê làng bưởi ngon Phúc Trạch, cận kề chiến khu cụ Phan Đình Phùng thời Cần Vương dạt dào tình nước tình dân, căm thù bọn xâm lăng. Quốc Toàn họ Phạm vào lính, làm báo lính, cây bút bình luận sắc sảo của  Báo Quân đội Nhân dân. Sau đại thắng mùa Xuân 1975 hơn chục năm anh “dạt” vào  phương Nam rồi cắm sâu ở đó, nhưng nghề báo thì “bay bổng”, đam mê - không một ngày giờ ngưng nghỉ cho đến hôm nay và sắp tới. Giỏi toán, thuận  tư duy lô-gíc, viết bình luận thời cuộc sắc sảo là chí lý. Giỏi văn, thuận tư duy hình tượng, viết tiểu thuyết và bút ký, phóng sự hay cũng là điều dễ hiểu. Nghề báo - nghiệp văn, nếu kết hợp nhuần nhuyễn hai thứ tư duy ấy thì còn gì bằng(!). Hơn thế, Phạm Quốc Toàn tử vi cầm tinh con trâu vàng, dù có “nhởn nhơ” gặm cỏ vẫn luôn đắm mình sáng tạo trên từng con chữ, trang viết.

Khoảng chục năm lại đây, Phạm Quốc Toàn xuất bản  hơn chục đầu sách, đủ thể loại: Tiểu luận, tiểu phẩm, bút ký văn học, bút ký chân dung, du ký, truyện ký, truyện dài, tiểu thuyết… bởi các nhà xuất bản sáng giá, nghe tên đã thấy nể trọng. Mỗi cuốn in vài ngàn cuốn, cuốn nào cũng bán hết vèo. Dư luận người đọc, kể cả người khó tính cũng tỏ lời khen tác giả nói thật, viết khéo. Chuyện nay, chuyện mai và chuyện xưa quyện vào nhau, xoắn xuýt với thời cuộc, hơi thở cuộc sống. Thế mới đáng nể và thuyết phục!

Nhà báo là một nghề, sự vất vả và hiểm nguy được ví chỉ đứng sau nghề thợ mỏ. Họ tần tảo, khó nhọc trăm bề, sớm tối “đầu tắt mặt tối”. Nước ta có gần 24.000 hội viên nhà báo, trong đó có khoảng 20.000 người được cấp thẻ Nhà báo. Đó là đội ngũ báo chí hùng hậu, đông đảo, được Đảng và nhân dân yêu mến, tin cậy, đồng hành cùng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bởi thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Tờ báo là ngọn cờ cách mạng. Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng trên mặt trận ấy”. Bác Hồ là người Thầy vĩ đại, người Thầy số một của nền báo chí Việt Nam, vị chủ bút tờ báo cách mạng đầu tiên của báo giới. Nhưng Người chỉ nhận mình là người có duyên nợ với báo chí. Giản dị mà cao sang… hồn cao muôn trượng, như nhà thơ Tố Hữu đã viết.

Tiểu thuyết “Từ bến sông Nhùng” gói ghém trong 9 chương sách, chương nào cũng đầy ắp chi tiết, chất liệu - chuyện đời, chuyện nghề, cả “thâm cung bí sử” của ai đó trong làng báo cũng được tác giả bật mí với thái độ nhân văn, xây dựng. Bạn đời, bạn nghề mà không hề móc méo; huống hồ chuyện tốt, việc hay, chuyện hay.

Nhân vật trung tâm của cuốn sách là nhà báo lão thành Phan Hoàng, người có 90 năm tuổi đời, 70 năm tuổi nghề, ra đi từ bến sông Nhùng vùng “Gió Lào cát trắng”, làm nên một Phan Hoàng ký giả và văn chương. Từ Phan Hoàng, người đọc cảm nhận bao sự kiện, bao con người trùng trùng, lớp lớp trong đội ngũ hùng hậu báo chí và văn chương - góp phần làm nên một thời đại, lịch sử hào hùng của dân tộc.

Phải chăng, nhân vật Phan Hoàng ngồi “chiếu giữa” chỉ là cái cớ, là cái “khởi đầu” của tác giả để luận bàn thế sự, nhân tình thế thái, sự nhiễu nhương, đan xen trong những biến cố thăng trầm? Vốn là người trong cuộc, ở vào vòng xoáy của thời cuộc, vốn sống phong phú, từng qua ba sông vượt ngũ hồ nên không gì là không biết. Thông qua nhà báo lão thành Phan Hoàng, Phạm Quốc Toàn chuyển tải đến công chúng thông điệp: Độc lập, tự do đổi bằng mồ hôi, nước mắt, xương máu của một dân tộc kiên trung, bất khuất, không chịu cúi đầu trước bạo ngược, cường quyền. Trí tuệ, sự mẫn tiệp, tầm nhìn xa rộng là kết tinh bao ngày gian khổ học hành, tìm kiếm kiến thức. Hoa hồng nào mà chẳng có gai, hạnh phúc nào mà không phải đổi bằng sự hy sinh và cống hiến. Ở hiền gặp lành, nhân nào quả ấy!…

Đội ngũ những người làm báo Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, trong đó có Phan Hoàng đã trải qua hơn bảy thập niên vào sinh ra tử, đồng hành không ngơi nghỉ với đồng bào, chiến sĩ cả nước, hội nhập với báo chí thế giới. Hơn thế, đã có hơn 400 nhà báo liệt sỹ ngã mình ngoài trận tuyến trong suốt ba thập niên trận mạc, gươm khua súng nổ, được xem là bản hùng ca trong bản hòa tấu đại hợp xướng lịch sử hào hùng của dân tộc.

Đại văn hào nước Pháp, Victor Hugo để lại cho đời tổng  kết chí lý: “Đời người có ba mùa xuân. Đó là mùa xuân của tuổi trẻ; mùa xuân của trí tuệ và mùa xuân sức khỏe”. Vận vào nhà báo Phạm Quốc Toàn, tác giả tiểu thuyết “Từ bến sông Nhùng”(và hơn chục tác phẩm của anh) hội tụ cả 3 mùa xuân cuộc đời thật là đẹp, nếu không nói là tia sáng lung linh giữa trời xanh, mây trắng, nắng vàng thời kỷ nguyên số.

Đón Xuân Kỷ Hợi - 2019, đọc tiểu thuyết “Từ bến sông Nhùng”, vài suy nghĩ bất chợt về cuốn sách mới của nhà báo Phạm Quốc Toàn - một cuốn sách thật bổ ích, nhất là đối với người làm báo, trong đó có đội ngũ những người làm báo trẻ. Mạn phép, cho tôi mượn thơ của Mãn Giác Thiền sư viết cách đây mấy thế kỷ làm đầu đề bài viết:

“Ai bảo xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một cành mai”

-------------

* Tiểu thuyết “Từ bến sông Nhùng”, Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ, 2019

Nguyễn Xuân Lương

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa