Cán bộ không trả nhà công vụ: Hiện tượng “tham nhũng không còn mới”

Thứ tư, 22/04/2020 10:51 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo ông Lê Như Tiến, đại biểu Quốc hội khóa XIII, việc cán bộ không trả nhà công vụ, biệt thự công sau khi thôi công tác đã từng được ông gọi tên là “tham nhũng mới”.

Sự kiện: tham nhũng

Chung cư CT1-CT2, khu đô thị Yên Hòa, Cầu Giấy, nơi có nhiều căn hộ công vụ. Ảnh: TTO

Chung cư CT1-CT2, khu đô thị Yên Hòa, Cầu Giấy, nơi có nhiều căn hộ công vụ. Ảnh: TTO

Có thật sự khó khăn?

Bộ Xây dựng mới đây đã gửi thông báo đến 12 cựu quan chức yêu cầu trả lại nhà công vụ của Chính phủ tại chung cư CT1 - CT2, khu đô thị Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Trong danh sách 12 người này, thấy toàn là cựu quan chức “có cỡ” như cựu Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam; cựu Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, nguyên Tổng biên tập báo Điện tử Đảng cộng sản, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Đáng nói là, theo văn bản của Bộ Xây dựng, thông báo “đòi nhà” đã được gửi tới 2-3 lần nhưng các cựu quan chức vẫn chây ì, chưa trả lại nhà công vụ.

Nhà công vụ là nhà ở được Nhà nước đầu tư nguồn vốn từ ngân sách để xây dựng hoặc mua nhà ở thương mại, sau đó bố trí cho các đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác.

Ngoài ra, Nhà nước còn trang bị nội thất cho các căn hộ công vụ bàn ghế phòng khách, máy điều hòa nhiệt độ, bàn ghế phòng ăn, tủ lạnh, tủ bếp, máy hút mùi, giường, đệm, máy giặt, bình nóng lạnh, bàn ghế làm việc. Toàn bộ chi phí cho nhà công vụ được trả bằng ngân sách nhà nước, tức là tiền thuế của nhân dân.

Theo quy định, đối tượng được sử dụng nhà công vụ phải là những người thuộc diện được điều động, luân chuyển đi nhận nhiệm vụ xa gia đình, xa nơi họ đang sinh sống, mà nếu không có nhà công vụ, họ sẽ rất khó khăn để thực hiện nhiệm vụ.

Song có phải tất cả những quan chức trên đều nằm trong diện cán bộ điều động, luân chuyển và đang khó khăn về nhà ở?

Thực tế cho thấy hầu hết trong số 12 cựu quan chức đều được thuê căn hộ nhà ở công vụ theo tiêu chuẩn căn hộ loại 2, diện tích sử dụng từ 100 - 115m2. Những người này có hệ số phụ cấp chức vụ khi đang công tác từ 1,3 trở lên, đảm nhận chức danh thứ trưởng hoặc chức danh tương đương. Đa số các quan chức này không quá khó khăn, thậm chí có vị còn cho con cháu vào ở nhà công vụ, còn bản thân mình sau khi nghỉ hưu thì sử dụng nhà ở nơi khác.

Cần quản lý theo luật

Câu chuyện các cựu quan chức chây ì không chịu trả nhà công vụ khi đã nghỉ hưu từng gây sóng dư luận từ nhiều năm qua, nhưng rồi lại lắng xuống. Thực tế thời gian qua cho thấy, nhiều cựu quan chức có nhà ở rồi vẫn muốn giữ nhà công vụ sử dụng và chờ để được mua hóa giá nhà ở công vụ với giá rẻ như một đặc quyền. Việc này phổ biến đến nỗi, một trong số 12 vị quan chức ở trên đã thẳng thắn thừa nhận "mọi người đều vậy chứ đâu chỉ riêng gia đình tôi”.

Bình luận về câu chuyện này, ông Nguyễn Túc - nguyên Ủy viên Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng cả 12 cựu cán bộ, lãnh đạo nói trên đều là những người từng nắm giữ các vị trí lãnh đạo tại các cơ quan nên càng phải gương mẫu. Đã là quy định thì phải thực hiện, dù đó là ai hay khó khăn thế nào, đã hết thời gian công tác là phải trả lại nhà công vụ cho nhà nước.

Trao đổi với báo chí, ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho hay, ông đã từng phát biểu trước diễn đàn Quốc hội về hiện tượng mà ông cho là “tham nhũng mới”, cụ thể là tham nhũng nhà công vụ, biệt thự công.

Về sự việc mới đây, ông Tiến nhận xét, cán bộ được giao nhà công vụ sau khi thôi công tác phải trả lại cho Nhà nước, chứ không thể coi đó là nhà riêng và việc chây ì không trả nhà công vụ chẳng khác gì chiếm đoạt tài sản nhà nước.

Còn theo GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, theo nguyên lý bình thường cơ quan Nhà nước không phải thông báo để giục trả mà phải ra quyết định hành chính thu hồi nhà công vụ khi hết thời hạn sử dụng. Nếu cựu quan chức không thực hiện quyết định thu hồi thì tiến hành cưỡng chế.

“Việc cựu quan chức không trả lại nhà công vụ sau khi về hưu người dân đã có ý kiến phàn nàn rất nhiều, có sự bất bình đẳng, người dân có sự so sánh và sự so sánh đó là đúng. Việc quản lý nhà công vụ đã có quy định rõ ràng trong Luật Nhà ở thì cứ luật mà thực hiện”, ông Võ nói.

Thế Vũ

Tin khác

Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

(CLO) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Tin tức
Cần 'vừa làm, vừa hoàn thiện' các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp

Cần "vừa làm, vừa hoàn thiện" các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp

(CLO) Tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp năng lượng quốc tế, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, cùng với quá trình triển khai dự án, các bên liên quan cần "vừa làm, vừa hoàn thiện" các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp, xác định giá điện, giải pháp xây dựng lưới điện truyền tải...

Tin tức
Đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam vào những dự án trọng điểm quốc gia

Đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam vào những dự án trọng điểm quốc gia

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam, tập trung vào những dự án trọng điểm quốc gia, quy mô lớn như các dự án về: Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển giao thông chiến lược, đường sắt đô thị, năng lượng tái tạo, truyền tải điện, nông nghiệp thông minh...

Tin tức
Đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, cấp phép sản xuất cho doanh nghiệp

Đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, cấp phép sản xuất cho doanh nghiệp

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, tổng hợp đầy đủ các ý kiến, báo cáo Thủ tướng giải pháp với đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện.

Tin tức
Xác định rõ sản phẩm đầu ra của Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Xác định rõ sản phẩm đầu ra của Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

(CLO) Về Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý cần phải xác định rõ sản phẩm đầu ra của Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ đối với những nội dung vượt thẩm quyền của các Bộ, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Tin tức