Cần chú trọng kỹ năng kìm chế cảm xúc trong việc tuyển dụng giáo viên bậc mầm non, tiểu học

Thứ tư, 28/08/2019 10:18 AM - 0 Trả lời

(CLO) Một điều dễ nhận thấy trong thời gian gần đây các vụ bạo hành trẻ em, hầu hết diễn ra ở các cấp học mầm non, tiểu học. Phải chăng, đã đến lúc ngành giáo dục cần xem lại toàn bộ quy trình tuyển chọn, đào tạo giáo viên cho các cấp học này hiện nay.

Ngành giáo dục: Cần đưa kỹ năng kiềm chế cảm xúc trong tuyển dụng giáo viên. Ảnh minh họa

Ngành giáo dục: Cần đưa kỹ năng kiềm chế cảm xúc trong tuyển dụng giáo viên. Ảnh minh họa

Theo quy chiếu tuyển dụng giáo viên trong các trường sư phạm, đặc biệt là giáo viên mầm non. Cấp học đòi hỏi cần nhiều kỹ năng nhất cũng không hề đề cập đến kỹ năng kiềm chế cảm xúc. 

Hiện nay, trong hệ chính quy giáo viên mầm non mới chỉ chú ý đến việc đào tạo về tâm lý học trẻ em. Và ở hầu hết các trường sư phạm đều có các trường thực hành mầm non. Sinh viên được thực hành, thực tập khá nhiều trước khi ra trường.

Tuy nhiên, khi bước vào môi trường thực tế, nhiều giáo viên vẫn khẳng định mình không hề thiếu kỹ năng mầm non, nắm rất rõ tâm lý trẻ em... nhưng họ vẫn không thể kiềm chế được cảm xúc của mình và dẫn đến bạo hành học sinh.

Đặc biệt, các nguyên tắc ứng xử tình huống sư phạm cũng được đưa vào các chương trình dạy học để sinh viên rèn luyện trong quá trình học tập rất nhiều lần.

Trong khi đó, ở các trường quốc tế, giáo viên còn được tập huấn định kỳ, được tiếp cận các phương pháp giáo dục trẻ hiện đại từ Montessori, Jean Piaget đến Reggio Emilia, Steiner, Shichida.

Tuy nhiên, hiện tượng bạo hành vẫn diễn ra ở những ngôi trường thu học phí cao. Điển hình vụ cháu bé tử vong tại trường tiểu học quốc tế Gateway vừa rồi.

Vậy nguyên nhân trong sâu thẳm nằm ở đâu? Phân tích về nguyên nhân của bạo hành trẻ, nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương, nguyên giảng viên Trường ĐHSP Hà Nội đã chia sẻ, giáo viên với tư cách là người chuyên nghiệp, khi làm việc với trẻ cần phải có kĩ năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Vì thế, không phụ thuộc vào việc học phí cao hay thấp, trường công hay trường tư, ở nơi nào mà hiệu trưởng, giáo viên nhận thức được các vấn đề của giáo dục, giáo viên sẽ trở thành người thầy cô tốt.

Cũng theo một báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2018 nêu rõ: Yếu kém về chất lượng GV là nguyên nhân chính gây ra các vụ bạo hành trẻ ở các cơ sở đào tạo mầm non.

Theo đó, các vụ việc xảy ra ở các trường mầm non, tiểu học... gây tử vong học sinh vừa qua đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về chất lượng tuyển dụng giáo viên tại các trường. Việc nâng chuẩn giáo viên cần phải được quan tâm hàng đầu trong các cơ sở giáo dục. Đặc biệt ở các cấp học thấp như mầm non và tiểu học.

Đối với giáo viên mầm non không chỉ là người truyền đạt nhận thức mà còn ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của trẻ. Hành động, lời nói, hình ảnh cô sẽ đi theo trẻ suốt cả chặng đường đời của một đứa bé.

Giáo viên không chỉ dạy mà còn phải dỗ, phải chăm sóc và hơn hết phải làm nghề bằng một tình yêu trẻ vô điều kiện. Nhưng muốn yêu thương thì phải có trí tuệ, có phương pháp đúng mới yêu thương đúng.

Và điều này, cũng cần phải "tôi luyện", rèn rũa kỹ lưỡng trong các trường sư phạm, để khi ra trường, bước vào nghề họ không bị bỡ ngỡ mà mắc những sai lầm đáng tiếc trong kỹ năng dạy và dỗ trẻ.

Hay như chia sẻ của thầy giáo Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie Hà Nội cho rằng, giáo viên hiện nay có nhiều áp lực. Song dù căng thẳng đến mấy, giáo viên cần phải biết và học tính kiềm chế.

Ngay cả với mục đích nhốt trẻ là chỉ để răn đe chứ không phải trừng trị thì cũng không thể chấp nhận được. Kỹ năng kiềm chế cảm xúc là kỹ năng quan trọng của giáo viên mầm non.

Tuy nhiên với tiêu chí này trong mỗi hồ sơ xin việc, hầu hết các nhà tuyển dụng đều chưa thực sự chú ý đến. Đã đến lúc, ngành giáo dục cần quan tâm hơn nữa, có một quy chế rõ ràng hơn nữa trong công tác tuyển sinh giáo viên tại các trường học. Bởi ngành đang đảm nhiệm một sự nghiệp rất cao cả của đất nước đó là "trồng người", ươm mầm những hạt giống cho đất nước phát triển. Thì những người ươm mầm những hạt giống đó cũng cần phải được đầu tư, chú trọng hơn bao giờ hết.

Lương Minh

Tin khác

Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

(CLO) Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Nhi Trung ương đã tiếp nhận bé trai 11 tuổi, ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng vết thương hở cổ tay và bàn tay hai bên do tai nạn sinh hoạt, may mắn trước đó trẻ đã được sơ cứu ban đầu đúng cách và kịp thời.

Giáo dục
Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

(CLO) Quảng Nam vừa phân công Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn điều hành hoạt động của trường CĐ Y tế Quảng Nam, sau khi hiệu trưởng trường này bị khởi tố.

Giáo dục
Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

(CLO) Ngày hội việc làm - USSH Job Fair 2024 là hoạt động thường niên do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM phối hợp cùng các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm giới thiệu các cơ hội việc làm, thực tập đến sinh viên.

Giáo dục
Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

(CLO) Trên đường đi học về, em T. (học sinh lớp 7) bất ngờ bị 1 nhóm thanh niên dùng ghế nhựa, mũ bảo hiểm tấn công gây thương tích.

Giáo dục
Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

(CLO) Bà Đỗ Thị Huyền Trang (giáo viên Trường THPT Phạm Văn Đồng, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, Gia Lai) bị tố lừa đảo, chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng. Đáng chú ý, phần lớn nạn nhân lại là các đồng nghiệp của bà Trang.

Giáo dục