Cần có biện pháp quản lý chặt việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 1

Thứ ba, 16/06/2020 14:16 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều đại biểu đánh giá cao việc xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa. Tuy nhiên, còn đó những trăn trở liên quan đến giá và việc chọn lựa sách giáo khoa.

Liên quan đến chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) và sách giáo khoa (SGK) mới, trong các phiên thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội, nhiều đại biểu Quốc hội rất quan tâm.

Bên cạnh lo lắng tiêu cực trọng lựa chọn sách giáo khoa thì nhiều đại biểu quan tâm đến việc giá sách tăng phi mã như hiện nay.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyên Thanh (ảnh TL).

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyên Thanh (ảnh TL).

Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh (đoàn Vĩnh Long) đánh giá, việc có 5 bộ SGK lớp 1 của đầy đủ các môn học bắt buộc và 7 SGK môn tự chọn tiếng Anh được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt sau khi Hội đồng quốc gia thẩm định SGK đánh giá “Đạt”, là thành công bước đầu của chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK.

Nguồn SGK được phê duyệt với phong phú “đầu sách”, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở giáo dục phổ thông chủ động lựa chọn SGK để sử dụng trong năm học 2020-2021.

“Tôi thống nhất rất cao việc Bộ GD&ĐT không sử dụng ngân sách nhà nước để tổ chức biên soạn một bộ SGK nữa. Lý do là để thúc đẩy và tạo điều kiện khuyến khích các tổ chức, cá nhân có tâm huyết, có nhiều sáng kiến tham gia viết SGK, thực hiện tốt hơn nữa việc xã hội hóa biên soạn SGK.

Việc Bộ GD&ĐT không tổ chức biên soạn SGK cũng góp phần hạn chế tình trạng độc quyền, tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng, khách quan trong biên soạn, xuất bản SGK”, đại biểu Quyên Thanh nói.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh đề nghị Bộ GD&ĐT trong thời gian tới tăng cường các biện pháp đảm bảo chất lượng các bộ SGK, thông qua hoạt động của Hội đồng thẩm định quốc gia.

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT nên xây dựng và tính toán cơ chế về giá để đảm bảo giá SGK phù hợp với mức chi tiêu của người dân. Hiện nay thực hiện chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK, mặt hàng này đang do nhà xuất bản kê giá và báo cáo với Bộ Tài chính.

“Tôi đề nghị Chính phủ và Bộ GD&ĐT có biện pháp quản lý tốt hơn, để làm sao tất cả học sinh đều có cơ hội tiếp cận với bộ SGK tốt nhất.

Đồng thời chỉ đạo việc cung cấp hỗ trợ SGK cho các trường, thư viện khu vực khó khăn, hỗ trợ SGK cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn”, nữ đại biểu nói.

Trong việc lựa chọn SGK, đại biểu Quyên Thanh đề nghị Bộ GD&ĐT tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong hướng dẫn, kiểm tra việc lựa chọn SGK của các cơ sở giáo dục, tới đây là các địa phương khi thực hiện Luật Giáo dục 2019.

Việc lựa chọn này phải đảm bảo đúng quy định, tránh hiện tượng tiêu cực, tạo niềm tin trong nhân dân.

Đại biểu Quốc hội Quách Thế Tản (ảnh TL).

Đại biểu Quốc hội Quách Thế Tản (ảnh TL).

Cũng liên quan đến vấn đề này, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) nêu quan điểm: “Chúng ta cần ghi nhận và đánh giá cao Bộ GD&ĐT đã tự cắt bỏ, đặc ân trong việc biên soạn riêng bộ sách giáo khoa, vì nếu biên soạn thì bộ sách này dù chất lượng thế nào cũng sẽ được lựa chọn nhiều nhất.

Không biên soạn bộ sách riêng, điều đó không chỉ tiết kiệm cho ngân sách hàng trăm tỷ đồng mà còn tạo điều kiện quan trọng để chúng ta thực hiện thành công chủ trương xã hội hóa sách giáo khoa, tạo sự bình đẳng trong giáo dục”.

Trong khi đại biểu Quách Thế Tản (Hòa Bình) đề nghị Chính phủ, trực tiếp là Bộ GD&ĐT chỉ đạo thực hiện tốt lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020-2021 - năm học đầu tiên thực hiện chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết 88 và Nghị quyết 51 của Quốc hội.

"Chính phủ đồng thời cần quan tâm cụ thể việc định giá sách giáo khoa sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và thu nhập của người dân. Vì đây là một loại hàng hóa đặc biệt", đại biểu Quách Thế Tản chia sẻ.

Trinh Phúc

Tin khác

Nở rộ nhiều mô hình đào tạo đại học giá đắt đỏ: Đầu tư giáo dục thế nào mới khôn ngoan?

Nở rộ nhiều mô hình đào tạo đại học giá đắt đỏ: Đầu tư giáo dục thế nào mới khôn ngoan?

(NB&CL) Theo chuyên gia, đầu tư giáo dục cần phù hợp năng lực con cái cùng với điều kiện kinh tế gia đình và nguyện vọng học tập của các em, tránh chạy theo xa hoa, phù phiếm.

Giáo dục
Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam và Liên bang Nga

Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam và Liên bang Nga

(CLO) Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn và đoàn công tác Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Việt Nam đang có chuyến thăm và làm việc tại Liên bang Nga nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học giữa hai nước.

Giáo dục
Hà Nội hỗ trợ ôn thi tốt nghiệp trên sóng truyền hình

Hà Nội hỗ trợ ôn thi tốt nghiệp trên sóng truyền hình

(CLO) Từ ngày 19/4, học sinh có thêm kênh ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên kênh H2 của Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

Giáo dục
Đâu là trường tư thục có chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 nhiều nhất Hà Nội?

Đâu là trường tư thục có chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 nhiều nhất Hà Nội?

(CLO) Sáng 17/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 -2025 của các trường THPT tư thục, theo đó, nhiều trường không đủ điều kiện tuyển sinh.

Giáo dục
Ninh Bình: Khai mạc Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3, năm 2024

Ninh Bình: Khai mạc Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3, năm 2024

(CLO) Ngày 16/4, Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Văn hóa, Thể thao; Sở Giáo dục - Đào tạo và UBND huyện Yên Khánh đã phối hợp tổ chức khai mạc Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3, năm 2024. Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam năm nay được tổ chức với thông điệp: "Sách hay cần bạn đọc"; "Sách quý tặng bạn".

Giáo dục