Cần cơ chế đủ mạnh để bảo vệ nhà báo

Thứ năm, 14/06/2018 16:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Chúng ta thấy rằng do sự phát triển nhiều mặt của đời sống xã hội, bên cạnh mặt tích cực, có những mặt không tích cực và trong quá trình ấy, sự ngăn cản, thậm chí là sự nguy hiểm trong tác nghiệp của người làm báo chưa bao giờ xuất hiện nhiều như hiện nay. Hệ thống pháp luật, các cơ chế bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người làm báo, tuy được ban hành khá nhiều nhưng vẫn cần sự bổ sung để hoàn thiện, phù hợp với tình hình".

TS Mai Đức Lộc – Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với báo Nhà báo & Công luận xung quanh câu chuyện xây dựng cơ chế để bảo vệ người làm báo.

Sự đồng hành – đồng trách nhiệm

+ Vấn đề “bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo” được đặc biệt quan tâm trong những năm qua. Theo quan điểm của ông, điều gì đã khiến cho vấn đề này “nóng” đến thế?

- Trong quá trình tác nghiệp, nhà báo có nhiều thuận lợi, đặc biệt hệ thống pháp luật của chúng ta tương đối đầy đủ, những quy định của Nhà nước về hành nghề của nhà báo, về quá trình tác nghiệp của nhà báo được ban hành kịp thời và sát với đòi hỏi thực tế.

 Mặt khác, từ đầu năm 2017, Hội Nhà báo Việt Nam (HNBVN) đã ban hành 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, cũng là một nội dung rất quan trọng để bản thân nhà báo phấn đấu và tự bảo vệ cũng như có được những quan hệ hành nghề tốt nhất. 

Cùng với đó, trách nhiệm của cơ quan báo chí, ý thức của các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền, nhận thức của bản thân người làm báo đã có sự chuyển biến tích cực. 

Tuy nhiên, sự phát triển nhiều mặt của đời sống xã hội, bên cạnh những mặt tích cực, có những mặt không tích cực. Một trong những biểu hiện bức xúc nhất là đây đó vẫn còn xảy ra tình trạng ngăn cản, cản trở, thậm chí là sự đe dọa đến tác nghiệp của người phóng viên. 

Sự nguy hiểm trong hoạt động nghề báo chưa bao giờ xuất hiện nhiều như hiện nay. Điều này đặt ra sự cần thiết bổ sung những cơ chế cụ thể để các cấp chính quyền, các cấp Hội bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của người làm báo.  

Báo Công luận
 TS Mai Đức Lộc – Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam

+ Cần có cơ chế bổ sung trong bảo vệ phóng viên, cụ thể như thế nào thưa ông?

- Trước hết là cơ chế phối hợp cùng chịu trách nhiệm của người phóng viên (PV) đối với cơ quan chủ quản, với cơ quan báo chí, với Ban biên tập (BBT) và với Tổng biên tập (TBT). Đó còn là việc phải có sự thống nhất cao trong xây dựng nhiệm vụ thông tin, lựa chọn chủ đề, thống nhất trong chỉ đạo chung của cơ quan báo chí. Đặc biệt giữa người TBT với người PV phải có sự đồng hành và đồng trách nhiệm. 

Trong thực tế, ở mỗi tòa soạn vấn đề này tưởng rằng là rất chặt chẽ, nhưng vẫn còn đó sự “cô đơn” lẻ loi của người PV khi tác nghiệp, nhất là đối với những nhà báo tác nghiệp tại điểm nóng, phức tạp, nhiều tầng thông tin, tình trạng “nhiễu” thông tin trong các phóng sự điều tra liên quan đến tham nhũng, các vấn đề thời sự dân sinh, về một số chủ trương chưa được sự đồng thuận của nhân dân... Sự thống nhất trong chỉ đạo không chỉ là sự “đồng hành” hình thức, mà chính là sự đồng trách nhiệm giữa người lãnh đạo với PV.

+ Câu chuyện đồng hành của TBT, đồng trách nhiệm với người PV, theo đánh giá của ông, trong thời gian qua đã thực sự tốt? Hay còn đó sự trăn trở, sự “cô đơn” của người PV?

- Trong những năm gần đây, vai trò của cơ quan báo chí, của TBT trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người làm báo đã cụ thể hơn, rõ nét hơn, trong nhiều trường hợp đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan báo chí, cơ quan quản lý và với Ban Kiểm tra của Trung ương HNBVN. 

Nếu xảy ra một sự việc vi phạm pháp luật, cản trở, đe dọa hoạt động tác nghiệp của PV thì lập tức nhiều cơ quan liên quan vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt. Đó không phải đơn giản là sự răn đe, mà đó là sự bảo vệ một cách hiệu quả hơn nhà báo. 

Mặt khác, khi PV vi phạm pháp luật, thì cơ quan chủ quản kịp thời có biện pháp xử lý. Tất nhiên, điều chúng ta mong đợi một cơ chế phối hợp chịu trách nhiệm hiệu quả hơn, cụ thể hơn, hiệu lực hơn cũng cần có sự nỗ lực nhiều hơn nữa.

Báo Công luận
 Nhà báo Mai Đức Lộc trao quà cho thân nhân gia đình Nhà báo liệt sỹ tại Vĩnh Phúc

Giữ gìn phẩm chất đạo đức không tách rời với việc tự bảo vệ

+ Thiết nghĩ trong vấn đề này, trách nhiệm của Hội Nhà báo Việt Nam cũng không nhỏ, thưa ông?

- Đúng vậy! Thường trực HNBVN, Thường vụ HNBVN trong nhiệm kỳ này xem việc ban hành quy định đạo đức người làm báo là nội dung hết sức quan trọng trong việc đồng hành với Luật Báo chí mới. 

Những nhà báo chân chính không làm trái với những chuẩn mực về đạo đức nói chung, còn phải xem việc thực thi 10 điều quy định về đạo đức nghề nghiệp là yêu cầu thường xuyên, và chỉ khi nào các chuẩn mực đạo đức ấy trở thành “cơ chế” tự thân thì đó cũng là cách để nhà báo tự bảo vệ mình. 

Trong 3 năm qua, các trường hợp cản trở, hành hung nhà báo, thậm chí có trường hợp chưa phải phóng viên, hội viên, HNBVN cũng kịp thời lên tiếng và trong nhiều trường hợp, quyền lợi của người làm báo đã được bảo vệ, tạo ra dư luận để ủng hộ và chia sẻ với các hoạt động chính đáng của nhà báo. Các Hội Nhà báo địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc nắm bắt thông tin, bám sát vấn đề, kịp thời lên tiếng bảo vệ nhà báo.

+ Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng, người làm báo cần ở Hội Nhà báo Việt Nam những động thái sâu sát và mạnh mẽ hơn, đồng hành hơn nữa trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp với người làm báo, thưa Phó Chủ tịch?

- Hoàn toàn chia sẻ với ý kiến này. Trong hội nghị tổng kết năm và cũng là dịp đánh giá hoạt động nửa nhiệm kỳ (4/2018), Thường trực có đánh giá khách quan toàn diện những mặt làm được và những mặt cần hoàn chỉnh. 

Chúng ta làm tốt việc lắng nghe, lên tiếng kịp thời, đặc biệt thông qua các cuộc hội thảo, các lớp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, các diễn đàn, cơ quan báo chí… một cách mạnh mẽ về việc bảo vệ nhà báo tác nghiệp. 

Dĩ nhiên trong điều kiện hiện nay, còn nhiều việc cần tiếp tục hoàn thiện, còn nhiều việc phải làm lắm. Việc tổ chức các cuộc hội thảo điều đó không khó, khó hơn là thông qua các diễn đàn đó tạo được sự chuyển biến về mặt nhận thức, tư duy người làm báo, cơ quan báo chí, đồng thời tác động vào người lãnh đạo, xã hội để thay đổi, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tác nghiệp. 

Các cơ quan chủ quản và địa phương có thay đổi nhận thức thì hoạt động nhà báo sẽ thuận lợi hơn. Khi một phóng viên, nhà báo gặp chuyện đặc biệt trong điều tra thì trước hết cũng là việc của cơ quan báo chí, của BBT, chi hội, liên chi hội HNBVN. Vấn đề cốt lõi, bản chất ở đây không chỉ là bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của PV, mà sâu xa hơn là chúng ta đang góp phần vào việc xây dựng một nền dân chủ để bảo vệ Đảng, chế độ và bảo vệ sự nghiệp của nhân dân ta.

+ Cơ chế bảo vệ nhà báo là quan trọng nhưng “tự bảo vệ” mình thông qua việc “rèn đạo đức” cũng không kém phần, thưa ông?

- Đúng như vậy, trong nhiều trường hợp việc này còn quan trọng hơn việc cơ quan hay xã hội bảo vệ. Tự trọng là cần thiết trong mỗi người, nhưng sự tự trọng của nhà báo, nó không chỉ cần thiết cho bản thân nhà báo mà cần cho cả xã hội. 

Bởi nhà báo mang chức năng phản ánh, truyền đạt, định hướng dư luận xã hội. Làm thế nào để bảo vệ cho được thiên chức của người làm báo là tiếp cận sự thật, nói lên sự thật nhưng minh bạch, tư cách đàng hoàng? Chúng ta viết không vì cái phong bì, nhưng cũng không phải vì cái phong bì mà chúng ta không viết. 

Hiện tượng “sáng đăng, trưa gặp và chiều gỡ” phải chấm dứt, bởi trước hết đó là việc coi thường mình. Nhà báo không tự trọng, thì đừng nói cơ chế hay xã hội không bảo vệ. Con đường đi tới sự thật, phản ánh sự thật, nói lên sự thật chưa bao giờ đơn giản.

 Vì vậy, cũng chưa bao giờ đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân người làm báo nhiều như hiện nay. Trước sự phát triển của công nghệ, của xã hội sôi động, của sự phong phú và nghiêm khắc của thông tin, mỗi nhà báo trong khi tự “đề kháng” để trở thành nhà báo giỏi, tìm thấy ở tổ chức Hội sự đồng hành, ủng hộ thường xuyên và kịp thời.

+ Vâng, xin cảm ơn ông!

Hà Vân (Thực hiện)

Tin khác

Nâng cao vị thế, vai trò của Liên Chi hội Nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam

Nâng cao vị thế, vai trò của Liên Chi hội Nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam

(CLO) Sáng 19/4, Liên Chi hội nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Công tác hội
Lan tỏa tinh thần đổi mới, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh

Lan tỏa tinh thần đổi mới, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh

(NB&CL) Thời gian qua, hoạt động công tác hội đã có nhiều những đổi mới thiết thực, đúng, trúng với những chuyển biến thời cuộc và hoạt động thực tiễn. Đặc biệt, thực hiện chủ trương hướng về cơ sở, các cấp Hội ở nhiều địa phương đã tập trung triển khai nhiều nội dung, ý tưởng đổi mới sáng tạo, góp phần củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, hiệu quả.

Công tác hội
Trao tặng ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn DK1 Vùng 2 Hải quân

Trao tặng ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn DK1 Vùng 2 Hải quân

(CLO) Ngày 17/4, đoàn công tác Hội Nhà báo Việt Nam đã trao hàng nghìn ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ các nhà giàn DK1 thuộc Vùng 2 Hải quân, đơn vị đang đóng quân tại Long Sơn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Công tác hội
Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho cán bộ Agribank khu vực phía Nam

Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho cán bộ Agribank khu vực phía Nam

(CLO) Lớp bồi dưỡng đã trang bị cho các học viên những kỹ năng, kiến thức quan trọng về quá trình làm việc trong công tác truyền thông. Tham gia lớp bồi dưỡng, các học viên đã rất tích cực học tập, có nhiều bài thực hành đạt chất lượng cao.

Công tác hội
Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai tập huấn kỹ năng khai thác thông tin về đồng bào dân tộc thiểu số

Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai tập huấn kỹ năng khai thác thông tin về đồng bào dân tộc thiểu số

(CLO) Chiều 13/4, tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai khai mạc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí chủ đề “Kỹ năng khai thác thông tin để phát triển câu chuyện về đồng bào dân tộc thiểu số”.

Công tác hội