Cần có giải pháp cho tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Thứ hai, 19/11/2018 10:08 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), tính đến thời điểm này, tình hình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước diễn ra còn chậm.

Nhiều doanh nghiệp không đạt tiến độ cổ phần

Báo Công luận
 

Theo đánh giá, thời gian tới, khối doanh nghiệp nhà nước tiếp tục phải đối mặt với những thách thức trong cổ phần hóa (Ảnh TL)

 

Theo Cục Tài chính doanh nghiệp, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho tình trạng chậm cổ phần hóa vẫn tiếp tục diễn ra. Theo đó, với nhiều doanh nghiệp được khảo sát thì nổi cộm nhất vẫn là các nguyên nhân như: Sau khi cổ phần hóa sẽ đi đâu, về đâu? Xử lý công nợ ra sao? Rồi trách nhiệm người đứng đầu thế nào?..

Nhìn lại kết quả quá trình cổ phần hóa trong mấy năm gần đây cho thấy đã có nhiều dấu hiệu của sự chững lại. Năm 2016, theo kế hoạch sẽ cổ phần hóa 66 doanh nghiệp (trong đó có 15 doanh nghiệp cổ phần hóa cùng công ty mẹ, 35 doanh nghiệp độc lập) với tổng giá trị doanh nghiệp là 40.206 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 27.328 tỷ đồng. Tuy nhiên, cũng trong năm này, có 18/35 doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch bán cổ phần đề ra, trong đó có những doanh nghiệp bán được rất ít như: Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp; Công ty TNHH MTV Bột mỳ Vinafood; Công ty TNHH MTV Cao su Tân Biên; Công ty TNHH MTV Cấp nước Gia Lai…

Sang năm 2017, 69 doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị là 365.953 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 160.156 tỷ đồng. Trong số 69 doanh nghiệp đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa có 48 doanh nghiệp báo cáo tình hình thực hiện bán cổ phần lần đầu và 7/48 doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch bán cổ phần đề ra, trong đó có những doanh nghiệp bán được rất ít so với số cổ phần bán đấu giá công khai như: Tổng công ty Phát điện 3 (GENCO 3); Tổng công ty Công ty Sông Đà; Tập đoàn Cao su Việt Nam...

Sang năm 2018, tính đến hết tháng 10 mới có 10% doanh nghiệp có kế hoạch cổ phần hóa. Theo ông Lê Song Lai, Phó Tổng giám đốc Tổng Công tư Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), mặc dù có sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, nhưng do nhiều nguyên nhân nên nhìn chung quá trình thoái vốn nhà nước những năm gần đây có xu hướng diễn ra chậm.

Trong nhiều nguyên nhân SCIC đề cập về việc chậm cổ phần hóa thì có vấn đề đáng chú ý đó là việc chồng chéo về pháp luật tại nhiều văn bản. Điều này dẫn đến việc tham chiếu, vận dụng, giải thích văn bản gặp không ít khó khăn. Cạnh đó, các quy định hiện hành chủ yếu mới chỉ dừng ở các quy định khung, mang tính nguyên tắc. Công tác lập kế hoạch thoái vốn không thực sự gắn với yêu cầu thị trường so với thời hạn chót đặt ra để hoàn thành. Ngoài ra, còn những vướng mắc về phía doanh nghiệp là đối tượng thoái vốn như tỷ lệ sở hữu của cổ đông nhà nước quá nhỏ hoặc đã có cổ đông khác sở hữu tỷ lệ chi phối trên 51% tại doanh nghiệp, làm giảm sự hấp dẫn của phần vốn nhà nước….

Tiếp tục đối mặt với thách thức

Báo Công luận
 

Cần phải có thêm những giải pháp cho tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp (Ảnh TL)

 

Cổ phần hóa hiện nay đang được cho có dấu hiệu chững lại, hiệu quả hoạt động của khối doanh nghiệp nhà nước cũng được đánh giá là chưa tương xứng với nguồn lực đầu tư. Theo Ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương- CIEM), hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước còn rất thấp, tiến trình cổ phần hóa đang không đạt như quy định.

Trước đó, tại Báo cáo Quốc hội về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc năm 2017 và việc quản lý, sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp của Bộ Tài chính cho biết, 521 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đang có tổng tài sản 3 triệu tỷ đồng nhưng nợ đã tới 1,5 triệu tỷ đồng.

Theo đánh giá chung, khối doanh nghiệp nhà nước tiếp tục phải đối mặt với những rủi ro về độ mở cao của nền kinh tế, các rủi ro khi tiếp cận vốn đầu tư  nước ngoài. Trong khi đó nội lực tài nguyên ngày càng cạn kiệt, sản xuất của ngành công nghiệp khai khoáng tiếp tục suy giảm, công nghiệp chế tạo chưa có những đột phá mới. Bên cạnh đó, nông nghiệp được coi là có thế mạnh nhưng thời gian tới sẽ phải tiếp tục đối mặt với nhiều rủi ro lớn do tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu. Áp lực tăng trưởng cho ngành này trong năm 2018 vẫn đang thực sự là một thách thức lớn.

Cơ chế quản trị doanh nghiệp nhà nước đang được coi là chậm đổi mới, chưa phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế; tính công khai, minh bạch còn hạn chế. Trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước chưa rõ ràng; công tác cán bộ, chính sách tiền lương, thưởng của doanh nghiệp nhà nước còn chưa gắn với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo cơ chế thị trường. Những yếu tố này cũng được coi là nguyên nhân làm chậm quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tiếp theo.

Hương Thúy

Tin khác

Vì sao giá xăng trong nước hôm qua giảm mạnh?

Vì sao giá xăng trong nước hôm qua giảm mạnh?

(CLO) Việc tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ tăng lên, hoặc hy vọng về cuộc đàm phán ngừng bắn ở dải Gaza giữa Israel và Hamas… đã khiến giá dầu thế giới lao dốc.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bamboo Capital (BCG) phát hành thêm 266 triệu cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên 8.802 tỷ đồng

Bamboo Capital (BCG) phát hành thêm 266 triệu cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên 8.802 tỷ đồng

(CLO) Ngày 25/4/2024, BCG đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng. Theo đó, BCG sẽ phát hành 266.733.811 cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Nếu đợt phát hành thành công, số tiền BCG thu về ước tính hơn 2.667 tỷ đồng, vốn điều lệ Công ty sẽ tăng từ 5.335 tỷ lên 8.000 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kế hoạch chuyển đổi nền kinh tế của Nga là gì?

Kế hoạch chuyển đổi nền kinh tế của Nga là gì?

(CLO) Quyền Phó Thủ tướng thứ nhất Andrey Belousov cho biết, Nga đã vạch ra kế hoạch chuyển đổi nền kinh tế đất nước vào năm 2030. Theo ông, động lực tăng trưởng kinh tế sẽ không đến từ bên ngoài mà là đến từ chính khu vực sản xuất.

Thị trường - Doanh nghiệp
TikTok mở rộng kinh doanh thương mại điện tử sang Mexico, Tây Âu

TikTok mở rộng kinh doanh thương mại điện tử sang Mexico, Tây Âu

(CLO) TikTok đã sẵn sàng mở rộng hoạt động thương mại điện tử của mình sang Mexico, Pháp, Đức, Italy và Tây Ban Nha, vì nền tảng video ngắn thuộc sở hữu của công ty mẹ ByteDance vẫn đang được giám sát chặt chẽ ở Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá vàng SJC xô đổ kỷ lục mọi thời đại: 92 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC xô đổ kỷ lục mọi thời đại: 92 triệu đồng/lượng

(CLO) Sau những nhịp điều chỉnh mạnh, giá vàng SJC sáng nay (10/5) đã đạt mốc 92 triệu đồng/lượng và cao hơn giá vàng thế giới 20 triệu đồng/lượng.

Thị trường - Doanh nghiệp