Cần công khai danh tính người mua bằng giả tiếng Anh ở Đại học Đông Đô

Thứ tư, 16/12/2020 15:57 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo nguyên ĐBQH Lê Như Tiến, cần công khai danh tính người mua bằng giả để mọi người biết ai dùng bằng giả để tiến thân, ngồi vào các vị trí nào trong bộ máy nhà nước.

Vụ việc gian lận bằng tiếng Anh tại Trường Đại học Đông Đô ngày một thu hút sự chú ý của dư luận khi nhiều người đã sử dụng bằng giả này để đi học tiến sĩ, hoàn thiện hồ sơ cán bộ. Tuy nhiên đến giờ danh tính của những người mua bằng giả vẫn chưa được công khai.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan mở rộng điều tra vụ án, tiếp tục làm rõ số cá nhân được Trường Đại học Đông Đô cấp, sử dụng văn bằng cử nhân ngành ngôn ngữ Tiếng Anh giả và các văn bằng, chứng chỉ khác (nếu có) không qua tuyển sinh, đào tạo hoặc chưa đủ điều kiện cấp bằng để thu hồi và kiến nghị các cơ quan chức năng xem xét xử lý nghiêm vi phạm theo quy định pháp luật.

le-nhu-tien1

Chỉ đạo của Thủ tướng nhanh chóng nhận được sự ủng hộ lớn từ dư luận. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, để vụ việc nhanh chóng phơi bày ra ánh sáng thì nên công khai danh tính những cá nhân mua bằng giả của Trường Đại học Động Đô. Khi danh tính được công khai thì nhiều vấn đề mà dư luận quan tâm sẽ được phơi bày.

Liên quan đến ý kiến trên, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội này tỏ sự đồng tình nhất trí cao.

Bởi theo ông Lê Như Tiến, xã hội chúng ta đang đề cao công khai, minh bạch nên không có lý do gì để giấu giếm danh tính người mua bằng giả.

Việc công khai danh tính những người mua bằng giả cũng giống như công khai danh tính những người chiếm đoạt nhà công vụ hoặc công khai danh tính những người mua điểm cho con để vào đại học là việc nên làm.

“Phải công khai danh tính để mọi người biết những ai đã mua bằng giả để leo lên vị trí này, vị trí kia trong bộ máy nhà nước. Điều này rất có ý nghĩa và không có gì phải lo sợ.

Công khai tên tuổi những người này chỉ có tốt cho công tác cán bộ. Để công tác cán bộ không bị những người đó đánh lừa. Công khai cũng là cách để dè chừng, cảnh báo những người chuẩn bị mua bằng giả” – ông Lê Như Tiến nhấn mạnh.

Cũng theo vị này, lý do nhiều người mua bằng giả để sử dụng là có nguyên nhân từ công tác cán bộ khi tuyển dụng, đề bạt lại quá coi trọng bằng cấp.

Khi đã coi bằng cấp như một tiêu chuẩn bắt buộc nên nhiều người tìm cách mua. Việc mua bằng không chỉ dừng ở bằng đại học mà còn bằng thạc sĩ, tiến sĩ.

Vì thế nên công khai, minh bạch để cảnh tỉnh, răn đe.

Trước đó, theo kết luận điều tra của Cơ quan an ninh điều tra (Bộ Công an), căn cứ tài liệu thu giữ được, cơ quan điều tra xác định trường Đại học Đông Đô đã cấp bằng cử nhân ngành ngôn ngữ tiếng Anh cho 626 trường hợp, nhưng chỉ có 216 trường hợp có thông tin để xác minh.

Kết quả xác minh xác định trong số 216 trường hợp thì có tới 193 người được cấp bằng không qua tuyển sinh, đào tạo hoặc không đủ điều kiện để cấp bằng (số bằng này được cấp trong giai đoạn từ tháng 5/2018 đến tháng 3/2019).

Đối với 193 trường hợp được Đại học Đông Đô cấp bằng giả, có 60 trường hợp sử dụng bằng giả này, trong đó có 55 người sử dụng để nộp hồ sơ xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ, 1 trường hợp thi nâng ngạch thanh tra viên, 1 trường hợp thi công chức, 2 trường hợp khai vào hồ sơ cán bộ, 1 trường hợp nộp hồ sơ xét tuyển thạc sĩ.

Ngoài ra, cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an cũng làm rõ mặc dù Đại học Đông Đô không được cấp phép đào tạo văn bằng 2 nhưng từ năm 2015, Bộ Giáo dục & Đào tạo vẫn cho đăng tải thông báo chỉ tiêu hệ văn bằng 2 chính quy của trường này lên Cổng thông tin của Bộ.

Việc các đơn vị, cá nhân thuộc Vụ Kế hoạch tài chính và Vụ Giáo dục đại học thực hiện thông báo chỉ tiêu tuyển sinh, đăng tải đề án tuyển sinh trong đó có chỉ tiêu văn bằng 2 lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GĐ&ĐT cho trường Đại học Đông Đô trong khi trường này chưa được Bộ GĐ&ĐT cấp phép là có dấu hiệu vi phạm quy định về đào tạo cấp bằng đại học thứ 2 của Bộ trưởng Bộ GĐ&ĐT. Cần làm rõ trách nhiệm liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật.

Trinh Phúc

Tin khác

Hơn 1.000 học sinh được tư vấn chọn ngành nghề luật, kinh tế

Hơn 1.000 học sinh được tư vấn chọn ngành nghề luật, kinh tế

(CLO) Ngày 20/4, hướng tới cung cấp cho học sinh THPT những thông tin hữu ích, thiết thực về các ngành học, tư vấn chọn trường, chọn nghề, cơ hội việc làm cũng như phương thức tuyển sinh ngành Luật - Kinh tế ở các trường đại học, chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế” đã được tổ chức tại trường THPT Đồng Quan, huyện Phú Xuyên, Hà Nội.

Giáo dục
Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

(CLO) Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Nhi Trung ương đã tiếp nhận bé trai 11 tuổi, ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng vết thương hở cổ tay và bàn tay hai bên do tai nạn sinh hoạt, may mắn trước đó trẻ đã được sơ cứu ban đầu đúng cách và kịp thời.

Giáo dục
Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

(CLO) Quảng Nam vừa phân công Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn điều hành hoạt động của trường CĐ Y tế Quảng Nam, sau khi hiệu trưởng trường này bị khởi tố.

Giáo dục
Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

(CLO) Ngày hội việc làm - USSH Job Fair 2024 là hoạt động thường niên do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM phối hợp cùng các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm giới thiệu các cơ hội việc làm, thực tập đến sinh viên.

Giáo dục
Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

(CLO) Trên đường đi học về, em T. (học sinh lớp 7) bất ngờ bị 1 nhóm thanh niên dùng ghế nhựa, mũ bảo hiểm tấn công gây thương tích.

Giáo dục