Cần đảm bảo an toàn và tiện lợi trong thanh toán điện tử

Thứ năm, 17/10/2019 09:32 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thanh toán điện tử ngày càng phát triển và mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và người dùng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ dịch vụ. Tuy nhiên vẫn còn những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, sự tiện lợi và an toàn.

Các đại biểu tham dự tọa đàm: Thúc đẩy thanh toán điện tử trên toàn quốc. Ảnh: Minh Đạt

Các đại biểu tham dự tọa đàm: Thúc đẩy thanh toán điện tử trên toàn quốc. Ảnh: Minh Đạt

Đây là nội dung quan trọng được trao đổi tại buổi tọa đàm “Thúc đẩy thanh toán điện tử trên toàn quốc,” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều ngày 16/10.

Tiện dụng, an toàn cho người dùng

Việc thúc đẩy thanh toán điện tử hướng tới xã hội không tiền mặt là xu hướng phát triển tất yếu vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa hỗ trợ phổ cập dịch vụ ngân hàng - tài chính.

Với sự bùng nổ của Internet và công nghệ thông tin hiện nay, thanh toán không dùng tiền mặt đã mang lại nhiều tiện ích vô cùng quan trọng, giúp tiết kiệm tiền mặt, giảm bớt những phí tổn của xã hội liên quan đến việc phát hành và lưu thông tiền.

Về cơ chế, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02 về nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 đã dành một phần quan trọng cho việc đẩy mạnh thanh toán điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4.

Theo ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết: “Theo chỉ đạo của Chính phủ thì hiện nay đã có rất nhiều những báo cáo đánh giá, đặc biệt là báo cáo đánh giá gần đây của Ngân hàng Nhà nước phân tích về tất cả rủi ro cũng như hiện thực hóa việc thanh toán qua tài khoản viễn thông và gần đây nhất thì Bộ Công Thương đã nhận được góp ý cho Nghị định 101, trong đó cũng có những điều khoản là tiền đề cho việc thanh toán qua tài khoản viễn thông”.

Ông Đặng Hoàng Hải cho rằng “Với tất cả những sự chuẩn bị như thế chúng ta sẽ sớm có một hành lang pháp lý tốt để có thể thực hiện đến việc thanh toán qua tài khoản viễn thông”.

Ông Phùng Anh Tuấn, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) cho rằng, cần có cơ chế để đảm bảo người sử dụng an toàn, đúng mục đích, tránh những rủi ro thì mới thu hút được người dùng.

“Nếu chỉ có một công cụ mà không có cơ chế phòng vệ, giám sát thì sẽ phát sinh rủi ro dù đó là công nghệ gì,” ông Tuấn nói.

Những khó khăn, vướng mắc trong thanh toán điện tử 

Hiện nay, các tính năng, ứng dụng cho người sử dụng còn chưa nhiều và hầu hết chỉ tập trung vào các giao dịch đơn giản như thanh toán tiền điện, tiền nước, giao dịch mua bán giá trị nhỏ…

Các hạn chế trong việc phát triển thương mại điện tử trước hết là do từ phía người dùng, từ thuận tiện của việc dùng tiền mặt, và năng lực để sử dụng các ứng dụng.

Ông Phạm Trung Kiên, Tổng giám đốc Tổng công ty Dịch vụ số Viettel cho rằng nếu chỉ cần vài giây để thanh toán bằng tiền mặt cho một giao dịch thì với thanh toán điện tử phải mất nhiều thời gian hơn, từ việc khai báo mã xác thực, xác nhận chuyển tiền…

"Thanh toán tiền mặt không chỉ thuận tiện mà còn nhanh chóng, trong khi việc thanh toán qua điện tử phải trải qua nhiều bước mới có thể hoàn tất. Do vậy muốn tăng tính khả thi thì việc thanh toán điện tử phải đảm bảo sự tiện dụng," ông Kiên nêu ý kiến.

Trong thời điểm hiện nay, theo ông Đặng Hoàng Hải, việc thanh toán bằng tiền mặt về cơ bản không có gì xấu song đây lại là một rào cản đối với các nhà kinh doanh nhất là đối với thương mại điện tử.

Cần tuyên truyền giúp người dân đến gần hơn với việc trải nghiệm lợi ích thì thanh toán điện tử phải đảm bảo tính an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.

Việc trải nghiệm để thấy được lợi ích của việc của thanh toán không dùng tiền mặt rất quan trọng. Giúp người dân yên tâm hơn trong các giao dịch. Đơn cử như việc sử dụng QR code sẽ giúp đem lại nhiều tiện lợi trong cuộc sống.

Hiện tại vẫn còn vướng mắc trong thanh toán bằng tiền mặt đang xảy ra với thương mại điện tử khiến người dùng chưa hoàn toàn tin tưởng. Trước mắt cần tuyên truyền về lợi ích và sự tiện lợi cho người dân. Cùng với đó cần có cơ chế chính sách quản lý trong lĩnh vực thương mại điện tử phù hợp.

Thương mại điện tử là xu hướng toàn cầu, để thanh toán trong thương mại điện tử cũng rất cần các doanh nghiệp cũng cần tập trung đầu tư các ứng dụng phù hợp, tiện lợi để khuyến khích người dân tham gia.

Lê Hải

Tin khác

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

(CLO) Agribank triển khai chương trình Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024 với quy mô 20.000 tỷ đồng ưu đãi tín dụng ngắn hạn, lãi suất thấp hơn sàn lãi suất cho vay thông thường đến 2,4%/năm và nhiều ưu đãi về lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ và tỷ giá mua bán ngoại tệ.

Tài chính - Bảo hiểm
Ngành thuế đã thu 180.000 tỷ đồng từ các sàn thương mại điện tử

Ngành thuế đã thu 180.000 tỷ đồng từ các sàn thương mại điện tử

(CLO) Trong 2 năm cơ quan thuế đã thu 180.000 tỷ đồng từ hoạt động thương mại điện tử.

Tài chính - Bảo hiểm
FPT Retail (FRT) doanh thu Quý 1/2024 đạt 9.042 tỷ đồng

FPT Retail (FRT) doanh thu Quý 1/2024 đạt 9.042 tỷ đồng

(CLO) Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HoSE: FRT) đã công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với doanh thu đạt 9.042 tỷ đồng, lãi sau thuế đã dương trở lại.

Tài chính - Bảo hiểm
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

(CLO) Ngày 25/4/2023, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Họp báo Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Sabeco (SAB) doanh thu Quý 1 tăng 15% so với cùng kỳ

Sabeco (SAB) doanh thu Quý 1 tăng 15% so với cùng kỳ

(CLO) Báo cáo kết quả kinh doanh Quý 1 cho thấy doanh thu Sabeco (SAB) tăng trưởng 15,6% lên mức 7.184 tỷ đồng. Lãi gộp tăng 10% đạt 2.100 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm