Cần đánh giá tác động của việc "xóa bỏ" hai bộ sách giáo khoa

Thứ hai, 22/03/2021 13:09 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo một số chuyên gia, trước việc biến mất hay “hợp nhất” hai bộ sách giáo khoa cần phải làm rõ nguyên nhân của vấn đề và đánh giá tác động việc này đối với xã hội, học sinh.

Vấn đề hai bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực” và bộ sách “Vì sự bình đẳng, dân chủ trong giáo dục” biến mất trong danh mục sách lớp 2, lớp 6 năm học 2021 – 2022 vẫn đang được dư luận rất quan tâm.

Giải thích về sự biết mất này, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho rằng đã có sự hợp nhất giữa các bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực” với bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” và Bộ “Vì sự bình đẳng, dân chủ trong giáo dục” với bộ sách “Chân trời sáng tạo”.

Trong khi nhiều tác giả của bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực” và bộ sách “Vì sự bình đẳng, dân chủ trong giáo dục” lại phủ nhận việc hợp nhất. Mà họ cho rằng, sách của họ viết ra đã bị vứt bỏ.

Quản lý liên quan đến sách giáo khoa hiện đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết (ảnh nguồn internet).

Quản lý liên quan đến sách giáo khoa hiện đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết (ảnh nguồn internet).

Sự mâu thuẫn giữa các bên trong vấn đề này cho thấy ẩn đằng sau đó là những mờ ám cần thiết phải được đi đến tận cùng sự việc, tránh việc mập mờ, đi ngược lại với sự liêm chính trong giáo dục.

Cũng liên quan đến vấn đề này, phóng viên báo Nhà báo & Công luận đã trao đổi với Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thị An (Đại biểu Quốc hội khóa XIII).

Theo bà An thì cần phải làm rõ việc có hay không việc “hợp nhất” sách giáo khoa. Đề nghị đánh giá tác động việc “hợp nhất” hoặc biến mất của hai bộ sách giáo khoa của Nhà Xuất bản Giáo dục.

"Phải làm rõ mục địch của việc “hợp nhất” nếu có. Có phải vì vấn đề kinh tế hay không để “bớt tiền”của nhà xuất bản hay của người viết? Nguyên nhân vì sao “hợp nhất” hay xóa bỏ các bộ sách giáo khoa. Việc này tác động đối với xã hội, học sinh.

Nếu có hàng vạn bộ sách không được tái sử dung gây lãng phí thì trách nhiệm sẽ xử lý ra sao? Việc hợp nhất hay xóa bó như vậy có vô nguyên tắc...” – bà Bùi Thị An nhấn mạnh.

Trước đó, báo Nhà báo & Công luận đưa tin: Phía Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) cho rằng: “Khác với lớp 1, từ lớp 2 trở lên, NXBGDVN có hai bộ sách: Bộ sách giáo khoa (SGK) “Kết nối tri thức với cuộc sống” được hợp nhất từ bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” và bộ Cùng học để phát triển năng lực. Bộ SGK Chân trời sáng tạo được hợp nhất từ bộ Chân trời sáng tạo và bộ Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục”.

Theo lý giải của đại diện NXBGDVN: "Mục tiêu hợp nhất là nhằm tập trung tối đa nguồn lực trí tuệ của đội ngũ tác giả; tập trung nguồn lực tài chính đầu tư cho công tác biên soạn SGK, phát triển SGK giấy đồng bộ với sách và học liệu điện tử cũng như nâng cao chất lượng công tác tập huấn sử dụng SGK mới;

Tiết giảm tối đa chi phí nhằm có được các bộ SGK có chất lượng cao hơn nữa về nội dung, hình thức, hợp lí về giá thành".

Đại diện Nhà xuất bản cũng cho rằng, việc hợp nhất này "hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến việc dạy và học của giáo viên và học sinh cũng như việc lựa chọn SGK". 

Theo cơ quan này, dù học theo bộ SGK nào thì khi kết thúc lớp 1, học sinh đều phải đạt chuẩn tối thiểu đối với học sinh lớp 1. Mặt khác, 4 bộ SGK lớp 1 của NXBGDVN tuy có sự khác biệt, nhưng đều thể hiện quan điểm xuyên suốt của NXBGDVN trong việc biên soạn SGK.

"Việc hợp nhất đã làm cho bộ SGK “Kết nối tri thức với cuộc sống” nâng cao hơn nữa về chất lượng bởi lẽ hội tụ được những điểm ưu việt của bộ SGK “Cùng học để phát triển năng lực”;

Làm cho bộ SGK “Chân trời sáng tạo” nâng cao hơn nữa về chất lượng bởi lẽ hội tụ được những điểm ưu việt của bộ SGK “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục”, đại diện Nhà xuất bản cho biết.

Vì thế, giữa 4 bộ SGK lớp 1 và 2 bộ SGK lớp 2 của NXBGDVN có một sự liên thông hết sức chặt chẽ.

Theo đó, ở lớp 1, dù giáo viên và học sinh sử dụng bộ SGK nào, đến lớp 2, giáo viên và học sinh đều có thể lựa chọn SGK “Kết nối tri thức với cuộc sống” hoặc “Chân trời sáng tạo”.

Trái ngược với quan điểm của Nhà xuất bản GDVN, một trong những Tổng chủ biên tham gia viết bộ sách “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục” đã phủ nhận điều mà Nhà xuất bản cho là hợp lý trong việc hợp nhất sách giáo khoa.

Theo đó, vị này cho rằng nội tình đằng sau sự việc ông không được biết, không được giải thích. “Chỉ được nghe nói là phải ghép các bộ sách với nhau nhưng ghép không được nên đành vứt”, ông này chua chát kể.

Để viết được sách giáo khoa quá vất vả, đòi hỏi công phu, chi tiết nhưng giờ công sức của những nhà khoa học này coi như “xôi hỏng, bỏng không”.

Trước đây, khi đặt bút viết sách lớp 1 giữa NXB với các tác giả có ký kết với nhau. Nhưng đến lớp 2 thì hai bên chỉ nói miệng mà không có hợp đồng ràng buộc. “Cứ nghĩ làm theo như lớp 1, không tính toán” – vị này nói.

Kể về đứa con tinh thần của mình, ông cho rằng: “Chúng tôi những người tâm huyết, đã có quá trình gắn bó với tiểu học nhiều năm. Nên chúng tôi rất tự tin về sản phẩm. Bộ sách viết ra chất lượng tốt nếu sử dụng có đóng góp cho ngành giáo dục".

"Những người viết sách giáo khoa không chỉ riêng nhóm tôi mà tất cả những người viết sách đều xuất phát từ tâm huyết với giáo dục, muốn mang hiểu biết của mình đóng góp cho giáo dục.

Cái đó là động cơ lớn nhất. Ai cũng vậy không chỉ riêng tôi. Không ai viết sách giáo khoa nếu chỉ vì tiền. Bởi nhuận bút sách giáo khoa luôn không tương xứng, nên không ai vì tiền để viết sách giáo khoa".

Chia sẻ thêm về việc ghép sách, nhà khoa học này cho rằng: “Khi nhận được chỉ đạo, hai nhóm tác giả có ngồi lại với nhau một, hai cuộc làm việc. Nhưng rồi tất cả đều nhận ra không thể hợp tác được, vì thế nên đành chia tay.

Chúng tôi là tác giả nhưng không được giải thích, chỉ nghe chỉ đạo ghép sách thôi. Hiện ai cũng tiếc công sức, nhiều người bức xúc vì đã bỏ nhiều thời gian miệt mài viết bản thảo nay nhìn đứa con tinh thần thành hình hài rõ rồi mà bị bỏ.

Nếu ngay từ đầu hai nhóm tác giả ngồi bàn với nhau để viết sách là một chuyện khác. Đằng này, khi đã hoàn thành bản thảo mới được lệnh gộp sách thì điều này là không thể. Mọi người đã cố ngồi với nhau nhưng không thành”, ông này nói thêm.

Hiện tại trong năm học 2020 -2021, sách lớp 1 của bộ “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục” đã có chục vạn học sinh chọn lựa, trong khi lớp 2 không được viết nên tâm trạng của tácc giả là rất buồn.

Trinh Phúc

Tin khác

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

(CLO) Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, cán bộ, công chức và người lao động ngành giáo dục Hà Nội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4) sang ngày thứ Bảy (4/5).

Giáo dục
Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Từ ngày 24 đến 28/4, học sinh lớp 12 trên cả nước thực hành thử nghiệm đăng ký dự thi trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giáo dục
Ngày mai học sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

Ngày mai học sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Ngày 24/4, học sinh lớp 12 trên cả nước có thể thử đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên hệ thống quản lý thi.

Giáo dục
Hanel tài trợ học bổng sinh viên vượt khó và xuất sắc năm học 2023 – 2024 của Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản VJCC

Hanel tài trợ học bổng sinh viên vượt khó và xuất sắc năm học 2023 – 2024 của Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản VJCC

(CLO) Ngày 17/4/2024, Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC) tổ chức Lễ trao học bổng cho sinh viên vượt khó và sinh viên xuất sắc của 2 chương trình cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản (JIB) và Kinh doanh số (DB) năm học 2023 - 2024. Công ty CP Hanel nằm trong số các doanh nghiệp tham gia tài trợ và trao tặng học bổng cho các sinh viên.

Giáo dục
Nguyên nhân nữ sinh cấp 2 ở Lâm Đồng bị bạn túm tóc, đá vào bụng

Nguyên nhân nữ sinh cấp 2 ở Lâm Đồng bị bạn túm tóc, đá vào bụng

(CLO) Theo lãnh đạo trường THCS Lạc Nghiệp (Lâm Đồng), nguyên nhân ban đầu dẫn tới việc nữ sinh bị bạn đánh là do mâu thuẫn trên mạng xã hội.

Giáo dục