(NB&CL) Các bãi xe dưới gầm cầu trên địa bàn TP. Hà Nội luôn tiềm ẩn những nguy cơ cháy nổ, kéo theo hệ lụy ùn tắc, mất an toàn giao thông. Vì vậy, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có văn bản yêu cầu chấm dứt hoạt động, nhưng thực tế các điểm trông giữ xe vẫn ngang nhiên hoạt động.
Ngày 9/10/2017, Bộ GTVT đã có thông tư số 35/2017/TT-BGTVT (thông tư 35) và có hiệu lực từ 1/12/2017, theo đó đã quy định: “Không được sử dụng gầm cầu đường bộ làm nơi ở, bãi đỗ xe và các dịch vụ kinh doanh khác. Còn đối với các vị trí gầm cầu đường bộ đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận sử dụng làm bãi đỗ xe tạm thời trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư này, khi hết thời hạn sử dụng tạm thời, tổ chức, cá nhân được giao sử dụng có trách nhiệm hoàn trả hiện trạng ban đầu và bàn giao cho cơ quan quản lý đường bộ”.
Hàng loạt gầm cầu trên địa bàn Hà Nội vẫn đang được tận dụng làm nơi để xe.
Kể từ khi thông tư 35 có hiệu lực thì các bãi đỗ xe dưới gầm cầu vẫn ngang nhiên hoạt động, tự ý cắm các biển trông giữ xe và cũng chẳng có ai biết hay có thể quản lý được về thời gian sử dụng. Do Hà Nội đang thiếu điểm trông giữ xe, cho nên vào tháng 3/2017, UBND TP. Hà Nội đã có kiến nghị với Bộ GTVT, đề nghị điều chỉnh một số nội dung trong Thông tư 35, cho phép Hà Nội được tiếp tục tổ chức trông giữ phương tiện dưới gầm cầu trên địa bàn đến hết năm 2023. Thành phố cam kết đảm bảo công tác phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị tại các vị trí trông giữ.
Nhưng theo chuyên gia giao thông Bùi Danh Liên - nguyên Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội, việc trông xe dưới gầm cầu không chỉ gây ùn tắc giao thông mà còn dễ dẫn tới các sự cố cháy nổ gây thiệt hại lớn khi nhiều phương tiện được để chung một chỗ với một lượng lớn xăng dầu dễ cháy. Bên cạnh đó, nếu cháy nổ tại gầm cầu thì tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng sẽ xảy ra, kéo theo một loạt những hệ lụy như ô nhiễm môi trường, mất an ninh trật tự, an toàn giao thông; ảnh hưởng đến kết cấu dầm cầu, có thể dẫn tới sập cầu. Ngoài ra, việc tu bổ, bảo trì dầm cầu cũng gặp nhiều khó khăn nếu dùng gầm cầu làm nơi trông giữ phương tiện. Bởi vậy, Hà Nội nên sớm phát triển giao thông tĩnh thay vì tận dụng gầm cầu như hiện nay.
Do đó, Bộ GTVT đã bác bỏ đề xuất của Thành phố Hà Nội và khẳng định thông tư số 35/2017/TT-BGTVT của Bộ GTVT là văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật giao thông đường bộ và Nghị định số 11/2010/NĐ-CP của Chính phủ, phải đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật tại các văn bản quy phạm pháp luật cao hơn. Vì vậy, việc tiếp tục cho phép sử dụng gầm cầu vượt để làm điểm trông gửi xe và sửa đổi một số điều của thông tư 35/2017/TT-BGTVT theo đề nghị của UBND TP. Hà Nội là không có cơ sở pháp lý. Bộ GTVT đề nghị Thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo đúng quy định của pháp luật.
Mặc dù Bộ GTVT đã yêu cầu chấm dứt hoạt động nhưng thực tế nhiều gầm cầu trên địa bàn Hà Nội vẫn bị chiếm dụng trở thành nơi trông giữ phương tiện như: gầm cầu Thăng Long, gầm cầu vượt đường Láng - Cầu Giấy,... gây ùn tắc giao thông, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao và ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng giao thông. Như tại gầm cầu vượt Mai Dịch đã trở thành bãi giữ xe với hàng trăm ô tô, xe máy vẫn án ngữ dưới gầm cầu, xung quanh là hàng rào sắt được dựng lên chắc chắn. Bên trong, đơn vị thực hiện việc trông giữ xe vẫn kê bàn kiểm soát vé, có nhân viên túc trực xe vé, thu tiền. Được biết đây là một trong những gầm cầu được Công ty TNHH MTV Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội khai thác gồm: gầm cầu Vĩnh Tuy, Chương Dương, Ngã tư Vọng, Mai Dịch.
Trao đổi với PV báo Nhà báo & Công luận, TS. Nguyễn Xuân Thủy - Nguyên Giám đốc Nhà xuất bản GTVT khẳng định, dứt khoát không cho để xe dưới gầm cầu vì nó làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông. Đặc biệt những bãi trông giữ xe này nằm tại nút giao, nơi các phương tiện qua lại đông đúc. Khi phương tiện ra vào bãi sẽ gây xung đột giao thông, thậm chí là ùn tắc cục bộ. Gầm cầu chỉ có thể trồng hoa, các công trình công cộng chứ nhất quyết không được dùng làm nơi để xe. Hà Nội dành những mảnh đất tốt nhất để xây nhà cao tầng rồi dùng gầm cầu để làm nơi để xe, điều này là không thể chấp nhận được.
Hoạt động kinh doanh buôn bán tấp nập dưới những gầm cầu.
Mặt khác, theo ý kiến nhiều chuyên gia, với “mác” giải quyết nhu cầu tạm thời về điểm đỗ, hiện nhiều gầm cầu trên địa bàn TP. Hà Nội đang được tận dụng tối đa, trở thành nơi trông giữ hàng trăm nghìn phương tiện mỗi ngày khiến nhiều người dân không khỏi lo lắng trước nguy cơ cháy nổ luôn hiện hữu. Không những vậy, việc UBND TP. Hà Nội, Sở GTVT TP. Hà Nội thiếu quyết liệt trong việc xử lý, giải tỏa những điểm trông giữ phương tiện dưới gầm cầu khiến dư luận không khỏi hoài nghi về câu chuyện “lợi ích” nhóm!? Chính vì vậy, các cơ quan liên quan một mặt cần quyết liệt giải tỏa các bãi xe, mặt khác cần có phương án xây dựng các bãi đỗ xe thay thế, đáp ứng nhu cầu của người dân.
(CLO) Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Thái Bình vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu thi công xây dựng công trình, thuộc Dự án "Đầu tư xây dựng tuyến đường từ TP Thái Bình đi cầu Nghìn theo hình thức đầu tư công".
(CLO) Trung tâm Tư vấn khoa học và công nghệ cầu đường cảng vừa đăng tải thông báo mời thầu cho 5 gói thầu cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt có trợ giá trên địa bàn TP HCM.
(CLO) Để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông, cơ quan chức năng đã triển khai nhiều biện pháp kỹ thuật tạm thời tại khu vực cầu Rác (xã Cẩm Trung, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh), trong đó đáng chú ý là việc giới hạn tốc độ tối đa xuống 40 km/h và gia cố mố cầu bằng ván gỗ.
(CLO) Với chuỗi hoạt động phong phú và hấp dẫn, Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025 hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm thú vị cho du khách.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết Hà Nội 3 ngày tới (7 - 9/4), do ảnh hưởng không khí lạnh yếu, lệch đông nên xuất hiện mưa rào, sau đó chuyển mưa phùn, sương mù, nồm ẩm.
(CLO) Thấy bạn rơi xuống hố nước, bé Nam Phong, gần 3 tuổi, “nói chưa sõi” nhưng đã nhanh trí chạy vào nhà kêu cứu. Sau đó người lớn chạy ra ngoài, phát hiện một bé trai rơi xuống hố nước và đã nhanh chóng đưa lên bờ.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ phân công Bộ trưởng Bộ Tài chính làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku.
(CLO) Sau khi Romania đặt mua 54 pháo tự hành K9 Thunder hồi tháng 1, Na Uy mới đây cho biết cũng mua thêm 24 khẩu pháo 155mm có biệt danh “Thần sấm” này. Những đơn hàng liên tiếp đưa K9 Thunder trở thành lựu pháo tự hành bán chạy nhất thế giới và giúp Hàn Quốc khẳng định vị thế trên thị trường vũ khí toàn cầu.
(CLO) Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa có những phiên giao dịch bán mạnh với mức giảm và thanh khoản đột biến nhất trong lịch sử. Điều này vẫn có thể tiếp tục dẫn đến áp lực bán giải chấp dư nợ ký quỹ trong những phiên tới.
(CLO) Nhật Bản đang tăng tốc trong hành trình trở thành điểm đến hàng đầu thế giới khi đặt mục tiêu đón 60 triệu lượt khách quốc tế và đạt mức chi tiêu du lịch 15 nghìn tỷ yên vào năm 2030.
(CLO) Tối 6/4, Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế (TP Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) rực sáng trong đêm khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025 – một trong những sự kiện văn hóa tiêu biểu mang đậm dấu ấn lịch sử và bản sắc vùng đất Cố đô.
(CLO) Gần 10 năm qua, với tấm lòng nhân ái và tinh thần sẵn sàng sẻ chia, anh Trần Đức Sơn (49 tuổi), một người thợ xây ở thôn Tân Tùng Sơn, xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, đã âm thầm đóng góp những giọt máu quý giá của mình để cứu giúp người bệnh. Đến nay, anh đã 10 lần tham gia hiến máu tình nguyện, trở thành một tấm gương sáng về lòng nhân đạo giữa cuộc sống đời thường.
(CLO) Để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông, cơ quan chức năng đã triển khai nhiều biện pháp kỹ thuật tạm thời tại khu vực cầu Rác (xã Cẩm Trung, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh), trong đó đáng chú ý là việc giới hạn tốc độ tối đa xuống 40 km/h và gia cố mố cầu bằng ván gỗ.
(CLO) Theo Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhiều hạng mục dự án đang bước vào giai đoạn nước rút với một số công trình cán đích trước ngày 30/4 và một số hạng mục khác dự kiến hoàn thành trong năm 2025.
(CLO) Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa 2 xe máy xảy ra vào đêm 5/4 trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình khiến 2 người thiệt mạng và 1 người khác bị thương nặng.
(CLO) Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi các đơn vị liên quan yêu cầu bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025.
Gần 2.000 công nhân cùng hàng trăm thiết bị máy móc đang ngày đêm thi công trên toàn tuyến cao tốc Hữu Nghị – Chi Lăng (Lạng Sơn), nỗ lực vì mục tiêu thông tuyến vào cuối năm 2025, hoàn thành toàn dự án trong năm 2026.
(CLO) Năm 2025, Bộ Xây dựng đã bố trí 69,187 tỉ đồng trong kế hoạch bảo trì hệ thống Quốc lộ năm 2025 cho tuyến Quốc lộ 3C để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến.
(CLO) Sở Xây dựng Hà Nội sẽ tổ chức lại giao thông để phục vụ phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập và đảm bảo trật tự, chống ùn tắc tại khu vực quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục trong thời gian từ ngày 7 - 30/4.
(CLO) Cao tốc Quy Nhơn – Pleiku dài 125 km, dự kiến được đầu tư hơn 43.500 tỷ đồng sẽ khởi công năm 2025 và đưa vào khai thác năm 2029. Dự án khi hoàn thành sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, phát triển du lịch kết nối tour lên rừng - xuống biển, đảm bảo an ninh quốc phòng.
(CLO) Các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe thực hiện công khai, minh bạch và đúng quy định về giá cước vận tải; phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5.
(CLO) Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có thông báo việc điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.