(CLO) Sắt là một khoáng chất cần thiết đối với các cơ quan trong cơ thể, tủy xương cần sắt để tạo ra tế bào hồng cầu. Sắt đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc của các phân tử hemoglobin. Sắt cũng giúp cơ bắp dự trữ và sử dụng ôxy.
Thiếu máu găp ở các lứa tuổi, giới tính khác nhau, nhưng mỗi lứa tuổi có đặc điểm và nguyên nhân riêng. Ảnh TL.
Cần làm gì khi bị thiếu máu, thiếu sắt?
Thiếu sắt có thể gây mệt mỏi và làm giảm khả năng làm việc thể chất ở người lớn, cũng như có thể ảnh hưởng đến trí nhớ hoặc các chức năng tâm thần khác ở tuổi thiếu niên. Các biểu hiện mất ngủ, mệt mỏi, kém chú ý, kém tập trung, dễ bị kích thích hay gặp ở những người thiếu máu.
Thiếu máu cũng khiến kết quả học tập của các em học sinh thấp hơn hẳn so với trẻ không bị thiếu máu và có thể khắc phục được sau khi bổ sung thêm sắt. Khi bị thiếu máu nặng và kéo dài, hiện tượng thiếu ôxy trong máu có thể làm tổn thương tim, não và các cơ quan khác của cơ thể. Thiếu máu ảnh hưởng tới các hoạt động cần tiêu hao năng lượng.
Sắt là nhân tố tham gia vào quá trình tạo máu, là thành phần của huyết sắc tố có trong hồng cầu. Nếu nồng độ sắt của một người giảm quá thấp có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, công suất lao động của những người thiếu máu thấp hơn hẳn người bình thường, thậm chí cả khi bị thiếu sắt mà chưa bộc lộ thiếu máu. Thiếu máu ở mức độ rất nặng có thể gây tử vong. Thiếu máu thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến nhất. Tuy nhiên, nó cũng là loại dễ điều trị nhất nếu sớm phát hiện nguyên nhân.
Thiếu máu làm cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến hô hấp và hoạt động của nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Cơ thể thiếu máu khi số lượng hồng cầu trong máu thấp hoặc số lượng huyết sắc tố trong tế bào máu thấp hơn mức bình thường.
Theo các bác sĩ, người bình thường ở độ tuổi ngoài 50, thiếu máu là một tình trạng phổ biến mà người bệnh phải đối mặt. Bệnh phát triển âm thầm nhưng có thể trở nặng bất cứ khi nào khiến người lớn tuổi có thể bị choáng váng, ngất xỉu, hạ huyết áp, chấn thương do ngã.
Đồng thời, bệnh nhân ở tuổi này có nhiều biến đổi về sức khỏe khi phải đối mặt với quá trình lão hóa. Sức khỏe giảm sút, hệ miễn dịch suy yếu, dễ nhiễm bệnh và đặc biệt việc hấp thu dinh dưỡng kém hơn khiến cơ thể dễ bị suy nhược.
Tuy nhiên, nếu có đầy đủ kiến thức phòng ngừa thì người bệnh có thể hạn chế được nhiều tình huống nguy hiểm. Trong đó, việc đảm bảo dinh dưỡng cân bằng trong bữa ăn hàng ngày và duy trì một lối sống tích cực là một trong những giải pháp đơn giản mà hiệu quả.
Theo PGS.TS.BS. Nguyễn Hà Thanh – Phó Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương; Trưởng Bộ môn Huyết học, Trường Đại học Y Hà Nội. Thiếu máu là bệnh mà người bệnh bị thiếu sắc tố trong máu,gây ra các hậu quả cho các cơ quan trong cơ thể, vì sắc tố là chất mang oxi đến các cơ quan chủ yếu trong cơ thể, nên hậu quả của thiếu máu rất nhiều và đa dạng.
Các nguyên nhân thiếu máu nhìn chung là lành tính và đều có thể chữa khỏi, nếu chúng ta xác định và chẩn đoán đúng điều trị đúng. Bệnh thiếu máu được chia thành 3 nhóm lớn. Thứ nhất là nhóm bệnh gây mất máu mạn tính ví dụ như dạ dày, tá tràng, trĩ, nhiễm giun. Thứ hai là thiếu máu do tăng nhu cầu sử dụng đó là khi chúng ta không đủ lực lượng vật chất để tổng hợp lên huyết sắc tố khi đấy thiếu máu xảy ra hay gặp phải phụ nữ có thai, cho con bú, dậy thì. Cuối cùng là bệnh nhân bị thiếu máu huyết tán.
PGS. TS. Nguyễn Hà Thanh cho rằng, cơ thể con người mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, với bệnh nhân thiếu máu nặng có nguy cơ biến chứng về tim mạch, hô hấp.
"Ngay cả thiếu máu thông thường làm chất lượng cuộc sống giảm, ví dụ mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn tiêu hoá ... Hậu quả của thiếu máu trên lâm sàng mặc dù không quá nặng nề nhưng làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ở mức độ đáng kể". PGS. TS. Nguyễn Hà Thanh chia sẻ.
Theo BS. Nguyễn Hà Thanh, bệnh thiếu máu thiếu sắt đúng là bệnh khá phổ biến, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, bởi vì chúng ta chưa có khái niệm ăn dinh dưỡng đúng, đủ sắt. Thứ hai là cộng đồng các nước phát triển hay gặp bệnh thiếu máu mãn tính. Thiếu máu thiếu sắt là bệnh phổ biến trong cộng đồng cần phải được phòng ngừa chẩn đoán cũng như điều trị sớm.
PGS.TS.BS Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết; bệnh thiếu máu thiếu sắt có ý nghĩa cộng đồng cao, ví dụ với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, thiếu máu thiếu sắt trong cộng đồng khá phổ biến, cứ 4 chị em thì có 1 người thiếu máu. Với phụ nữ có thai cứ 3 người thì 1 người bị thiếu máu. Ở trẻ em tỷ lệ thiếu máu có thể lên đến 42%.
Theo bác sĩ Mai, thiếu máu không phải là dạng thiếu vi chất cao nhất, nhưng bệnh lại khó xử lý, điều trị và dự phòng, người rất dễ thiếu máu, thiếu sắt là bệnh của người nghèo. Cho nên nguồn cung thực phẩm với vi chất để dự phòng thiếu máu lại là dành cho người có điều kiện nên với người nghèo cũng khó khăn hơn. Trong cộng đồng có sử dụng uống viên sắt va acidfolic cho phụ nữ mang thai.
Bác sĩ Mai cho biết, ở khu vực đồng bằng Sông Hồng triển khai chương trình thiếu máu thiếu săt nhưng không thay đổi, nhưng các vùng khó khăn thì lại có sự thay đổi nhiều hơn. Điều đó nói lên rằng thiếu máu thiếu sắt mà để tự nhiên thì rất khó. Do đó, đòi hỏi cần phải có sự can thiệp ngay cả vùng chúng ta nghĩ rằng ít phải quan tâm.
Ngoài thiếu máu thiếu sắt chúng ta phải quan tâm đến thiếu kẽm, vitamin A, đặc biệt là thiếu iot. Ảnh TL.
PGS.TS.BS Lê Bạch Mai cho biết thêm, nếu cơ thể người thiếu máu thiếu sát kéo dài sẽ trở thành thiếu máu mãn tính và nó làm cho các cơ quan trong cơ thể chúng ta đều ở trong tình trạng thiếu oxi.
“Việc đầu tiên là sự chuyển hoá của các cơ quan trong cơ thể chúng ta đều xảy ra không bình thuờng, ngay cả chuyển hoá các chất dinh dưỡng axit amin, tinh bột chuyển thành gluco, được chuyển hoá trong môi trường không bình thường nó tạo ra sản phẩm trung gian và đó là gốc tự do, gốc tự do hình thành tạo ra rất nhiều bệnh tim mạch, ung thư, đái đường. Gốc tự do luôn có nhu cầu phải thu điện tích lượng để không gốc tự do, nó tấn công vào các tế bào khiến cơ quan bị tổn thương và chúng ta mắc bệnh”. Bác sĩ Mai nhấn mạnh.
Theo bác sĩ Mai, chế độ ăn quý vị cung cấp thực phẩm giàu sắt như thịt bò, lợn, những phần thịt thâm của gia cầm. Bên cạnh đó quan tâm đến sắt trong trứng, rau muống, rau ngót chứa nhiều sắt. Chúng ta không chỉ có nguồn vitamin động vật mà cả thực vật. Đồng thời, quan tâm đến việc ngăn cản việc hấp thu sắt như trà và cà phê.
Tuy nhiên, không phải cung cấp thực phẩm giàu sắt chúng ta đã đủ phòng chống thiếu sắt, nên phải cung cấp lượng protein đầy đủ, trong đó đặc biệt là từ động vật từ sữa, cá là nguồn cung cấp protein rất tốt, tạo ra hemoglobin hồng cầu, ngoài ra trong chế độ ăn chúng ta cần quan tâm các vitamin nhóm B, B9 acid folic có trong rau lá xanh, giúp tạo máu hoàn hảo nhất. Ché độ ăn duy trì thường xuyên và thay đổi theo độ tuổi, giới giúng chúng ta không chỉ phòng chống thiếu máu, thiếu sắt mà chúng ta còn có cơ thể có sức khoẻ tốt. Bác sĩ Mai chia sẻ.
PGS.TS Lê Bạch Mai cho rằng, vai trò của dinh dưỡng không phải với thiếu máu mà là tất cả mọi hoạt động của cơ thể vì nguồn sống của chúng ta, mỗi cơ thể nói riêng đặc biệt mỗi cơ quan đều nuôi dưỡng bằng dinh dưỡng. Nên cần phải có chế độ ăn cân đối dinh dưỡng và đầy đủ. Đặc biệt là đối với người trên 50 tuổi và người thiếu máu.
Vì nguồn sắt để cung cấp tạo máu là hàm lượng đến từ chế độ ăn hàng ngày, trong chế độ ăn hàng ngày chúng ta cung cấp đầy đủ sắt, nguồn thực phẩm động vật giúp cơ thể sử dụng sắt hiệu quả hơn. Chế độ dinh dưỡng có quá trình tạo máu, ngoài ra còn vitamin B12.
Chế độ ăn đem đến yếu tố thuận lợi hấp thu sắt, chế độ ăn giàu vitamin C, ví dụ khẩu phần sắt bình thường khoảng 10% khi chế độ ăn đó có 30g, hoặc 25-75mlg vitamin C thì giúp hấp thu thêm khoảng 10% sát ăn vào. Nhưng nếu chế độ ăn đó có lượng thịt cá nhiều hơn 90g, giàu vitamin C hơn thì chúng ta có thể hấp thu sắt lên mức 15% so với lượng sắt vào, nó tạo điều kiện cung cấp đầy đủ lượng sắt cần thiết. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng này cần phải tăng cường đặc biệt hơn với phụ nữ có thai, hoặc phụ nữ tới chu kỳ kinh nguyệt.
(CLO) Tối 6/2, tại trụ sở báo Tuổi Trẻ, Hội Nhà báo TP. Hồ Chí Minh và Sở TT&TT TP.Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức lễ trao giải thưởng “Báo chí viết về Chuyển đổi số TP. Hồ Chí Minh” lần 1/2024.
(CLO) Ngày 6/2, tại huyện Thọ Xuân, Hội Nhà báo tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND huyện Thọ Xuân tổ chức khai mạc Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Báo chí Thanh Hoá hướng tới 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam”.
(CLO) Chiều 6/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức Hội nghị quán triệt triển khai thực hiện Kết luận số 91-KL/TW, Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.
(CLO) Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị chọn kịch bản CPI bình quân năm 2025 tăng khoảng 4,15% so với năm 2024 để quyết liệt triển khai các giải pháp thực hiện. Đồng thời, yêu cầu các bộ ngành trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao xây dựng kịch bản điều hành giá của mặt hàng quản lý theo từng quý, gửi cho Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê để tổng hợp, tham mưu cho Chính phủ các biện pháp điều hành khả thi nhất.
(CLO) Sau những ngày vàng tăng giá liên tục, đến chiều nay (6/2), giá vàng đã bắt đầu giảm. Với tâm lý lo ngại sau ngày vía Thần Tài vàng sẽ giảm tiếp, nhiều người dân đã xếp hàng chờ đợi tại tiệm vàng để bán.
(CLO) Ngày 6/2, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau cho biết, đã khởi tố, bắt tạm giam Phan Tấn Sơn (SN 1980, trú tại xã Hòa Thành, TP Cà Mau) để điều tra về hành vi "giết người".
(CLO) Ngày 6/2, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tiền Giang cho biết, vừa phối hợp Công an tỉnh Bến Tre bắt giữ Trần Nguyễn Hữu Thắng (SN 1999) và Nguyễn Chí Linh (SN 2002, cùng trú tại huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre) để điều tra về hành vi giết người.
(CLO) Nằm ẩn mình giữa những dãy núi trùng điệp, bao quanh là rừng thông xanh ngát, chùa Địa Tạng Phi Lai (Hà Nam) hiện lên như một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp, luôn thu hút đông đảo giới trẻ đến check-in vào mỗi dịp đầu xuân.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, ngày 7/2, không khí lạnh mạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, trời chuyển rét đậm. Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường nên khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ có mưa rải rác. Vùng núi cao có khả năng xảy ra mưa tuyết và băng giá, có nơi dưới 3 độ.
(CLO) Ngày 06/2/2025 (tức ngày 9/1 âm lịch) là ngày đầu tiên mở "cổng trời" Am Tiên, hàng nghìn du khách đã trở về cõi thiêng này để cầu mong sức khỏe, may mắn, bình an, một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
(CLO) Ngày 6/2, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã tổ chức Lễ hội Động Tiên - Chợ quê năm 2025. Đây không chỉ là một sự kiện văn hóa - tín ngưỡng mang đậm dấu ấn của đồng bào các dân tộc huyện Hàm Yên mà còn là dịp để khẳng định bản sắc văn hóa độc đáo của vùng đất nơi đây.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến dư luận dậy sóng khi tuyên bố Mỹ sẽ "tiếp quản" và "sở hữu" Dải Gaza, đồng thời muốn đẩy người dân Palestine đến các quốc gia lân cận.
(CLO) Đã thành thông lệ, vào mùng 9 Tết Âm lịch hàng năm, Lễ hội truyền thống làng Triều Khúc (Hà Nội) lại được tổ chức thu hút hàng nghìn người dân và khách thập phương tới tham dự. Điểm nhấn đặc sắc của Lễ hội chính là màn trai giả gái đeo trống nhảy điệu “con đĩ đánh bồng” đầy ấn tượng.
(CLO) Lần đầu tiên phim của Trấn Thành không còn độc chiếm rạp chiếu khi "Nụ hôn bạc tỷ" của Thu Trang tăng tốc với số suất chiếu và lượng vé bán ra trong ngày chính thức vượt qua đối thủ.
(CLO) Hiện nay, dịch cúm trên toàn cầu diễn biến phức tạp, tại Nhật Bản có 9,5 triệu người mắc. Tại Việt Nam một số người có bệnh nền mắc cúm A đang phải thở máy, chuyên gia khuyến cáo người bệnh nền cần cẩn trọng khi nhiễm cúm.
(CLO) Theo thông tin từ bác sĩ, các trường hợp mắc cúm A chuyển biến nặng đều là người mang bệnh nền, có tiền sử về bệnh lý phổi hoặc hút thuốc lá lâu năm.
(CLO) Dịp Tết Nguyên đán 2025, TP HCM ghi nhận 1.782 lượt người đến khám và cấp cứu do tai nạn giao thông, con số này giảm 32% so với cùng kỳ năm 2024.
(CLO) Hiện nay, theo quy định có 11 bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm vắc xin. Tới đây, Bộ Y tế bổ sung thêm vắc xin phòng bệnh do phế cầu gây ra vào chương trình tiêm chủng bắt buộc.
(CLO) Khả năng thiếu tạm thời thuốc Concerta tại thị trường Việt Nam được nhà sản xuất thông báo, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị chủ động ứng phó để không ảnh hưởng đến công tác điều trị.
(CLO) Dịp nghỉ Tết, bệnh nhân nhập viện cấp cứu, đột quỵ tại Bệnh viện Bạch Mai tăng đột biến, ước chừng tăng khoảng 30 - 40% so với ngày thường. Thậm chí, có ngày Trung tâm Cấp cứu A9 tiếp nhận hơn 300 người bệnh.
(CLO) Trong số 34 bệnh nhân ngộ độc do uống nhầm thuốc chuột, hiện còn 11 bệnh nhi đang tiếp tục được theo dõi và đánh giá lại, để xem xét sớm ra viện.
(CLO) Theo thống kê của Bộ Y tế, so cùng kỳ Tết Giáp Thìn 2024, trong dịp Tết Ất Tỵ 2025 số ca khám cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm 11%, số ca tử vong nghi do tai nạn giao thông giảm 28,9%; số ca khám, cấp cứu nghi do tai nạn pháo nổ, pháo hoa giảm 24,2%.
(CLO) Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Nam Định cho biết, trong 6 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, từ 7 giờ ngày 25/12/2024 (tức ngày 26 tháng Chạp Giáp Thìn) đến 7 giờ ngày 31/1/2025 (tức ngày mùng 3 Tết), các cơ sở y tế đã đón 6.052 lượt người khám bệnh, 1.452 bệnh nhân đang điều trị, 2.138 bệnh nhân xuất viện, 2 bệnh nhân tử vong.
(CLO) Bộ Y tế thông tin trong 6 ngày nghỉ Tết ghi nhận 418 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ, pháo hoa. Ngoài ra, có 36 trường hợp khám, cấp cứu tai nạn do vũ khí, vật liệu nổ tự chế, chưa ghi nhận ca tử vong.