Cần một bàn tay nắm...

Thứ ba, 21/09/2021 16:40 PM - 0 Trả lời

(CLO) "Năm ngoái ba mua lồng đèn cho con đi chơi-Năm nay bác thay cha tặng quà Trung thu cho con nhé!”. Hai câu thoại giữa một cậu bé vừa mồ côi cha và Bí thư Thành ủy TP.HCM khiến người nghe rưng rưng. Dịch COVID-19 đã cướp đi của trẻ thơ không chỉ một mùa trăng đúng nghĩa mà cả mái ấm gia đình.

1. “Cứ mỗi đêm, nỗi đau mất ba, mẹ luôn dằn vặt Mai Khanh. Có những hôm khi đang say giấc, bé nằm mơ thấy ba mẹ về. Khung cảnh căn nhà ấm cúng lúc trước, có ba, có mẹ chăm sóc hiện rõ trong giấc mơ của bé. Nhưng giật mình tỉnh giấc, Mai Khanh òa khóc vì nhận ra đó chỉ là mơ, nhận ra căn nhà này, chỉ còn một mình Khanh”.

“Quế Anh đêm nào cũng thầm khóc vì nhớ mẹ. Có nhiều đêm bé vui mừng khi thấy mẹ quay về trong giấc mơ, thấy mẹ nằm cạnh mỉm cười với mình, nhưng rồi Quế Anh chợt tỉnh giấc trong sự hụt hẫng”.

can mot ban tay nam hinh 1

Quế Anh- bé gái 12 tuổi mất mẹ và bà ngoại do COVID-19. Ảnh: Thúy Vy

Mai Khanh (14 tuổi), Quế Anh (12 tuổi) trong những dòng viết đầy khắc khoải day dứt ấy của phóng viên báo Nhà báo & Công luận là những cô bé đang phải hứng chịu nỗi đau khôn nguôn vì mất cha/mất mẹ, thậm chí mất cả cha lẫn mẹ, lẫn cả ông bà ngoại vì COVID-19 như Mai Khanh. Tuổi đều còn quá nhỏ, gia cảnh vốn dĩ đã vô cùng khó khăn, những người ruột thịt thân thích nhất đều đã không còn… Những bé gái mong manh, yếu đuối ấy giờ đây giờ đây chỉ biết tìm điểm tựa là tấm lòng hảo tâm của những người hàng xóm tốt bụng. Nhưng họ vốn cũng chẳng dư dả gì, COVID-19 càng khiến gia cảnh họ thêm bộn bề, khó khăn, điểm tựa ấy, dù ăm ắp tình người nhưng cũng chỉ mong manh trong khả năng hạn hẹp hết mức có thể.

Điều đau xót, nhức nhối là những trường hợp như Mai Khanh, như Quế Anh đã không còn là thiểu số trong làn sóng COVID-19 lần thứ 4 này. Chỉ riêng trên địa bàn TP.HCM, theo con số được đưa ra từ cuộc làm việc giữa Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh và Ban Văn hoá - Xã hội, HĐND Thành phố ngày 14/9, TP hiện có 1.517 học sinh mồ côi vì COVID-19.

Tới thời điểm này, khi dịch COVID-19 vẫn diễn biến hết sức phức tạp, con số 1.517 ấy chắc chắn chưa phải là con số cuối cùng và chắc chắn cảnh con trẻ mồ côi vì COVID-19 không chỉ diễn ra tại TP.HCM mà còn tại rất nhiều địa phương trong cả nước. Những nỗi đau vì thế sẽ còn dày thêm...

2. Tết Trung thu, theo âm lịch là ngày Rằm tháng Tám hằng năm, lâu nay vẫn được xem là ngày Tết của tình thân và sự đoàn viên, là dịp không chỉ con trẻ và cả người lớn, háo hức mong chờ, không chỉ để được trông trăng, phá cỗ, được ngắm, được rước đèn ông sao, chơi mặt nạ… mà còn để tụ tập, chuyện trò, tâm tình bên ấm trà, đĩa bánh…

Nhưng, đại dịch COVID-19 khắc nghiệt đã cướp đi tất cả, không chỉ lấy đi của các em một mùa trăng đúng nghĩa, khiến bày cỗ trông trăng, rước đèn ông sao, múa sư tử… chỉ còn hiện diện trên online, mà còn cướp đi cả những nói cười rổn rảng, ấm áp tình thân gia đình. Vì lẽ đó, mùa trăng Tân Sửu 2021 này, với những em nhỏ mồ côi vì COVID-19 không chỉ là mùa Trung thu đặc biệt, mà còn là mùa Trung thu cô độc, đau buồn…

can mot ban tay nam hinh 2

"Năm nay bác thay cha con tặng quà Trung thu cho con nhé!" - Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nói với cậu bé Hiếu Tài - học sinh lớp 3 đã mồ côi cha do COVID-19. Ảnh: Duyên Phan

"Năm ngoái ba con mua lồng đèn cho con đi chơi. Ba con còn dặn là đi ra chơi với các bạn nếu không nhớ đường về thì nhờ người ta chỉ cho", chia sẻ ấy của cậu bé Lê Huỳnh Hiếu Tài - cậu học trò lớp 3 vừa mồ côi cha vì COVID-19 với Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, chỉ là sự hồn nhiên con trẻ, nhưng có lẽ đủ làm nhức nhối tâm can người lớn.

Các chuyên gia tâm lý, khi được hỏi về những tác động tiêu cực trong đời sống tinh thần của các em khi phải gánh chịu cảnh mồ côi ở tuổi còn quá nhỏ, đều đồng nhất rằng việc mất đi cha mẹ là một sang chấn tâm lý rất lớn, tác động trong thời gian dài, không gì có thể bù đắp được, thậm chí là cả đời. Bên cạnh đó, các em còn phải đối mặt lâu dài với những vấn đề mới phát sinh trong cuộc sống hiện tại và tương lai khi không còn nơi nương tựa cả về tinh thần lẫn vật chất.

Thậm chí, Tiến sĩ tâm lý Lê Minh Thuận - giảng viên Đại học Y dược TP.HCM, trong cuộc trò chuyện mới đây với Báo Tuổi Trẻ đã khẳng định: Nếu không được quan tâm đúng mức, trẻ có thể gây ra những hành vi tiêu cực cho chính bản thân trẻ và cả xã hội. 

3. Thời gian qua, nhiều tổ chức thiện nguyện, nhiều nhà hảo tâm, cơ quan đoàn thể, nhiều cơ quan báo chí đã, đang liên tục vào cuộc giúp đỡ các em ổn định cuộc sống. Nhất là trong dịp Trung thu này, rất nhiều món quà ý nghĩa đã, đang gửi đến các em… Đặc biệt, ngày 11/9, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM thông báo chương trình trợ cấp hằng tháng cho trẻ mồ côi vì COVID-19.

UBND TP. Hồ Chí Minh cũng đã có văn bản chỉ đạo UBND quận, huyện và TP. Thủ Đức lập danh sách trẻ em mồ côi vì COVID-19, tổ chức thăm hỏi, động viên và nắm bắt nguyện vọng của người thân đang nuôi dưỡng các em để tham mưu xây dựng chính sách trước mắt và lâu dài cho từng nhóm, trình UBND thành phố trước ngày 25/9….

Trước đó, Bộ LĐ-TB&XH cũng đã có quyết định hỗ trợ 2 triệu đồng dành cho các em có cha, mẹ mắc COVID-19 đã qua đời; các em hoàn cảnh khó khăn, mồ côi do đại dịch…. Nghị quyết 20 của Chính phủ cũng đã quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, có hiệu lực từ 1/7/2021, nếu trẻ em mồ côi không có nguồn nuôi dưỡng, được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng là 900.000 đồng với trẻ dưới 4 tuổi và 540.000 đồng/tháng đối với trẻ từ đủ 4 tuổi trở lên….

Những động thái ấy là đáng quý, đáng trân trọng và cần thiết, nhưng rõ ràng là chưa đủ. Theo nhìn nhận của phần đa các chuyên gia, các nhà báo, trẻ em mồ côi do dịch COVID-19 sẽ là vấn đề tiếp tục kéo dài, các em không chỉ cần được quan tâm vật chất mà còn cả về về dinh dưỡng, giáo dục, y tế, sức khỏe tinh thần, thể chất…

Vì thế, ngoài sự vào cuộc của các cơ quan chức năng với việc cần thêm các chủ trương, chính sách phù hợp hơn nữa, mà còn cả sự quan tâm, san sẻ của nhà trường, giáo viên, các tổ chức giúp các em sớm tìm lại sự cân bằng… Hơn thế nữa, sự quan tâm không chỉ dồn dập trong nay mai mà còn cần về lâu dài, như một sự đồng hành để các em lớn lên, tạo cho các em một điểm tựa, đơn giản là chìa ra cho các em một bàn tay đủ ấm, đủ tin cậy, để các em nắm lấy, nương tựa, trở thành một người con, người công dân tốt - điều mà có lẽ cha mẹ, ông bà các em lúc còn sống - mong mỏi hơn hết thảy.

Hà Trang 

Tin mới

Vì sao Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch?

Vì sao Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch?

(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.

Đời sống văn hóa
Bảo hộ bằng thuế quan và những bài học của một số quốc gia

Bảo hộ bằng thuế quan và những bài học của một số quốc gia

(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?

Tiêu điểm Quốc tế
CPI quý I/2025 tăng 3,22%, giá thịt lợn tăng mạnh

CPI quý I/2025 tăng 3,22%, giá thịt lợn tăng mạnh

(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.

Kinh tế vĩ mô
Phụ nữ Hà Tĩnh gói bánh chưng dâng Quốc Tổ Hùng Vương, lan tỏa giá trị truyền thống

Phụ nữ Hà Tĩnh gói bánh chưng dâng Quốc Tổ Hùng Vương, lan tỏa giá trị truyền thống

(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.

Đời sống văn hóa
Lục địa nào của Trái đất di chuyển nhanh nhất? Và nó di chuyển về đâu?

Lục địa nào của Trái đất di chuyển nhanh nhất? Và nó di chuyển về đâu?

(CLO) Tất cả các mảng kiến tạo trên Trái đất đều không ngừng chuyển động, tuy nhiên, một số mảng di chuyển nhanh hơn những mảng khác.

Thế giới 24h
Khánh Hòa: Khởi tố đối tượng trong clip tông CSGT rồi bỏ chạy

Khánh Hòa: Khởi tố đối tượng trong clip tông CSGT rồi bỏ chạy

(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lâm Đặng Thanh Quân - người tông CSGT rồi bỏ chạy, về tội "Chống người thi hành công vụ".

Công luận 24H
Meta công bố mô hình AI tiên tiến nhất mang tên Llama 4

Meta công bố mô hình AI tiên tiến nhất mang tên Llama 4

(CLO) Meta vừa công bố phiên bản mới nhất của mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) mang tên Llama 4, bao gồm hai biến thể: Llama 4 Scout và Llama 4 Maverick.

Báo chí - Công nghệ
Mưa làm phức tạp công tác cứu trợ ở Myanmar, số người chết lên tới 3.471

Mưa làm phức tạp công tác cứu trợ ở Myanmar, số người chết lên tới 3.471

(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Thế giới 24h
Có nên đổ dầu vào động cơ nóng không?

Có nên đổ dầu vào động cơ nóng không?

(CLO) Việc đổ thêm dầu khi động cơ đang nóng có thể an toàn, nhưng chỉ khi người dùng hiểu rõ nguyên tắc và rủi ro nhiệt hơn 93°C.

Xe
Chương trình nghệ thuật vì môi trường 'Hoa và rác' đến với khán giả Thủ đô

Chương trình nghệ thuật vì môi trường 'Hoa và rác' đến với khán giả Thủ đô

(CLO) Chương trình nghệ thuật “Hoa và rác” với thông điệp mạnh mẽ về bảo vệ môi trường sẽ lần đầu tiên đến với khán giả Thủ đô.

Đời sống văn hóa
Những quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới

Những quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới

(CLO) Một nghiên cứu đã xếp hạng các quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới, dựa trên nhiều yếu tố như tỷ lệ sở hữu tiền điện tử, việc sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, mức độ phổ biến của thanh toán di động và tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt trong tổng thanh toán.

Thế giới 24h
GDP quý I/2025 cao nhất trong 5 năm qua

GDP quý I/2025 cao nhất trong 5 năm qua

(CLO) GDP quý I/2025 của Việt Nam ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.

Kinh tế vĩ mô
Người Hà Nội vượt hàng chục km đi tảo mộ trong tiết thanh minh

Người Hà Nội vượt hàng chục km đi tảo mộ trong tiết thanh minh

(CLO) Rất đông người dân từ thành phố Hà Nội đã lặn lội hàng chục km, đi về tỉnh Hòa Bình tảo mộ trong những ngày diễn ra dịp tiết thanh minh.

Đời sống
Thị trường toàn cầu lao đao vì thuế quan của Tổng thống Donald Trump

Thị trường toàn cầu lao đao vì thuế quan của Tổng thống Donald Trump

(CLO) Cú sập 6.600 tỷ USD của phố Wall mở màn chuỗi phản ứng dây chuyền, đẩy kinh tế toàn cầu vào vòng xoáy bất định.

Kinh tế vĩ mô
Nhiều hạng mục cảng hàng không Long Thành bước vào giai đoạn nước rút

Nhiều hạng mục cảng hàng không Long Thành bước vào giai đoạn nước rút

(CLO) Theo Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhiều hạng mục dự án đang bước vào giai đoạn nước rút với một số công trình cán đích trước ngày 30/4 và một số hạng mục khác dự kiến hoàn thành trong năm 2025.

Giao thông
Hai xe máy va chạm trên Quốc lộ, 3 người thương vong ở Quảng Bình

Hai xe máy va chạm trên Quốc lộ, 3 người thương vong ở Quảng Bình

(CLO) Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa 2 xe máy xảy ra vào đêm 5/4 trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình khiến 2 người thiệt mạng và 1 người khác bị thương nặng.

Giao thông
Bình Luận

Tin khác

Mạng xã hội và cơn nghiện thị phi - Khi cảm xúc bị dẫn dắt bởi drama

Mạng xã hội và cơn nghiện thị phi - Khi cảm xúc bị dẫn dắt bởi drama

(CLO) Không còn đơn thuần là giải trí, những phiên livestream bóc phốt, các đoạn clip đấu tố trên mạng xã hội đang thu hút hàng trăm nghìn lượt theo dõi mỗi đêm. Nhiều người trẻ “mắc kẹt” trong những chuỗi drama (lùm xùm) liên miên mà không nhận ra sự lệch chuẩn trong cảm xúc và nhận thức đang âm thầm diễn ra. Khi mạng xã hội trở thành sân khấu thị phi, điều gì sẽ xảy ra với sức khỏe tinh thần và văn hóa tiêu dùng nội dung của cả một thế hệ?

Góc nhìn
Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ

Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ

(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.

Góc nhìn
Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.

Góc nhìn
Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận  số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.

Góc nhìn
Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.

Góc nhìn
Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.

Góc nhìn
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.

Góc nhìn
Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.

Góc nhìn
Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.

Góc nhìn
Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.

Góc nhìn