Cần nâng cao hơn nữa nhận thức về công tác phòng, chống bệnh dại

Thứ ba, 06/08/2019 14:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, tính đến nay cả nước có 46 người chết, chủ yếu do không tiêm vắc xin phòng dại. Theo đó, công tác phòng chống bệnh dại cần được quan tâm hơn bao giờ hết và cần nâng cao ý thức người dân khi họ còn chủ quan với căn bệnh này.

Nguy hiểm nhưng vẫn thờ ơ

Tranh truyền thông về bệnh dại tại Hội nghị (Ảnh: Lương Minh)

Tranh truyền thông về bệnh dại tại Hội nghị (Ảnh: Lương Minh)

Đây là nội dung chính trong "Hội nghị tăng cường các biện pháp liên ngành phòng chống bệnh dại các tỉnh trọng điểm miền Bắc Việt Nam" diễn ra hôm nay (ngày 6/8).

Đứng trước thực tế nhiều ca tử vong do bệnh dại do thái độ thờ ơ, chủ quan của người dân khi bị chó, mèo cắn không đến cơ sở y tế thăm khám hoặc có đến khi người bệnh đã rơi vào tình trạng nguy kịch, không thể cứu chữa; Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đã kết hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức Hội nghị tăng cường biện pháp liên pháp phòng chống bệnh dại đến từng người dân.  

Tham gia hội nghị các đại diện UBND các tỉnh, ngành y tế, ngành nông nghiệp và ngành giáo dục đến từ 18 tỉnh thành phố có số ca tử vong cao từ bệnh dại trên người (2018-2019) như  Hòa Bình, Lào Cai, Thanh Hóa, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Nghệ An, Sơn La, Điện Biên, Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội...

Các tỉnh thành đã báo cáo tình hình, thực trạng bệnh dại tại các địa phương theo đó có trường hợp nạn nhân bị chó, mèo cắn rất thương tâm, nạn nhân nhiều khi là những trẻ còn rất nhỏ tuổi. Hay trường hợp nạn nhân vô tình bị chó, mèo cắn do sự "vô tư" thả rông, không kiểm soát của chủ nuôi...

Từ việc thiếu ý thức của người chăn nuôi chó, mèo, động vật ở các địa phương phần nào phản ánh pháp chế trong các trường hợp này. Sau khi xảy ra vụ việc, hoàn toàn không có sự tham gia giải quyết của chính quyền đã khiến cho người dân vô cùng hoang mang.

Để hạn chế bệnh dại và nâng cao ý thức cho người dân, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các cơ quan đã thảo luận các nội dung: Vai trò của các bên liên quan trong công tác phòng chống dại từ Trung ương đến địa phương; Kinh nghiệm về phòng chống bệnh dại tại địa phương; Các khó khăn, thách thức trong công tác phòng chống bệnh dại hiện nay; Các hoạt động ưu tiên cần triển khai trong thời gian tới.

Xung quanh các nội dung đặt ra, Cục Y tế dự phòng nhận định: Hiện nay, ở Việt Nam bệnh dại còn xuất hiện trên nhiều tỉnh, thành phố trong toàn quốc. Chúng ta cần nỗ lực và đầu tư nhiều hơn nữa nhằm cải thiện nhận thức cho cộng đồng, thực hiện các biện pháp phòng chống nhằm giảm thiểu nguy cơ bệnh dại ở người. Tăng số điểm tiêm vắc xin và tăng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ chăm sóc y tế, nâng cao tỷ lệ tiêm vắc xin dại cho đàn chó.

Theo đó, phòng bệnh bằng vắc xin dại cho người và động vật hiện tại vẫn là biện pháp quan trọng để ngăn ngừa tử vong do bệnh dại ở người. Tuy nhiên, đến nay nhận thức của người dân về vấn đề này vẫn chưa được coi trọng.

Ở một số địa phương, nhiều trường hợp bị động vật cắn nhưng hoàn toàn không có nhu cầu tìm hiểu về động vật đó. Ví dụ là việc xem con vật đó trước đó có biểu hiện bất thường, có được tiêm chủng đều đặn hay không...

Ngược lại, người dân chỉ xem qua loa vết thương, nếu không chảy máu nhiều hoặc chỉ là vết xước ngoài da thì họ sẽ vệ sinh ở nhà mà không cần đến các cơ sở y tế sát trùng hoặc thăm khám xem mức độ vết thương như thế nào. Đây là vấn đề để đưa rất nhiều địa phương có tỷ lệ tử vong do bệnh dại gây ra cho biết.

Đâu là biện pháp tối ưu?

Đứng trước tình hình gia tăng về bệnh dại trong thời gian qua, lãnh đạo các bộ ngành, các sở y tế đều đưa ra phương án truyền thông để nâng cao ý thức người dân trong công tác phòng chống bệnh dại.

Trước hết, để có thể ngăn chặn, phòng chống bệnh dại trên người thì yêu cầu ý thức của người chăn nuôi phải được quan tâm đầu tiên. Người chăn nuôi phải nắm rõ được các lịch tiêm chủng, có ý thức cho động vật nuôi đi tiêm chủng đều đặn, nuôi, thả, rọ mõm khi ra đường để đảm bảo an toàn cho cộng đồng xung quanh.

Chính từ ý thức của người chăn nuôi, là những cá nhân, gia đình, hộ gia đình sẽ là nhân tố quyết định đến ý thức cộng đồng xung quanh họ. Khi một gia đình, một cá nhân có ý thức sẽ là một kênh truyền thông hiệu quả cho các gia đình, cá nhân xung quanh họ sống ý thức hơn trong việc nuôi thả động vật và phòng chống bệnh dại.

Theo tinh thần đó, Cục Thú y cho biết: Từ việc tuyên truyền cộng đồng về tác hại cũng như mức độ nguy hiểm và nguy cơ dẫn đến tử vong nhanh của bệnh dại để cộng đồng tham gia trực tiếp vào công tác phòng chống bệnh dại là chìa khóa then chốt cho sự thành công trong công tác này.

Ngoài ra, hiện nay, có rất nhiều tổ chức tham gia, hỗ trợ Việt Nam trong công tác phòng chống bệnh dại, theo đó, các ngành liên quan cần có sự phối hợp chặt chẽ để đẩy mạnh công tác này đến thực tiễn người dân ngày càng hiệu quả.

Điển hình là hai tổ chức FAO và WHO đang có nhiều nghiên cứu về bệnh dại và có cam kết đồng hành, hỗ trợ Việt Nam loại trừ bệnh dại ở tất cả các tuyến.

Ngoài ra, năm 2017, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chương trình Quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017-2021. Cũng vào năm 2017, Chính Phủ đã ra Chỉ thị số 31 ngày 6/7/2017 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại.

Cả hai nội dung này đều phản ánh cam kết mạnh mẽ của quốc gia trong công tác phòng chống, kiểm soát và tiến tới loại trừ bệnh dại. Theo chương trình khống chế và loại trừ bệnh dại trên người, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, tính đến nay cả nước ghi nhận 46 người bị chết vì bệnh dại tại 24 tỉnh thành phố, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018 (50 ca). Tuy nhiên, mức độ tổn thương tinh thần và nguy hiểm của các trường hợp bị động vật cắn đang ở mức độ báo động và khó lường. 

Để tránh tình trạng bệnh dại có thể đột ngột thay đổi đột biến như năm 2018 vừa qua, có số người tử vong là 103 người, tăng hơn so với năm 2017 là 29 người (tăng 39%), các bộ, ngành đã tập trung chú trọng quán triệt, đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh dại đến từng địa phương trong cả nước. Nâng cao vai trò của tuyên truyền, giáo dục đến từng gia đình, hộ dân thực hiện quy định chăn, thả động vật khoa học và an toàn.

Trong công tác tuyên truyền, Bộ Y tế đặc biệt nhấn mạnh: Bệnh dại ở người chỉ có thể được ngăn chặn thông qua các biện pháp như tiêm vắc xin dại cho người ngay sau khi bị chó nghi là dại cắn. Bên cạnh đó cần quản lý tốt đàn chó và tiêm vắc xin cho chúng. Có như vậy, công tác phòng chống bệnh dại mới thực sự hiệu quả.

Lương Minh

Tin khác

Bệnh viện Hồng Ngọc hợp tác với Giáo sư Nhật Bản phẫu thuật thay khớp gối không cắt gân cơ

Bệnh viện Hồng Ngọc hợp tác với Giáo sư Nhật Bản phẫu thuật thay khớp gối không cắt gân cơ

(CLO) Giáo sư Hiranaka Takafumi - “Cha đẻ” của phương pháp phẫu thuật thay khớp gối không cắt gân cơ sẽ có chuyến làm việc đặc biệt tại Việt Nam từ ngày 21/4 - 22/4 tới. Ông sẽ thăm khám và phối hợp cùng các bác sĩ Đơn nguyên Chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo cho bệnh nhân người Việt tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc (Hà Nội).

Sức khỏe
Dự thảo quy định mới của trung tâm y tế cấp huyện

Dự thảo quy định mới của trung tâm y tế cấp huyện

(CLO) Theo dự thảo, trung tâm y tế huyện chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, an toàn thực phẩm, dân số và các dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp luật.

Sức khỏe
Uống Detox Táo giảm cân, người phụ nữ bị mất thị lực

Uống Detox Táo giảm cân, người phụ nữ bị mất thị lực

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã phát thông tin kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa Sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.

Sức khỏe
Dự thảo luật bảo hiểm y tế: Tăng quyền lợi cho người mắc bệnh hiểm nghèo

Dự thảo luật bảo hiểm y tế: Tăng quyền lợi cho người mắc bệnh hiểm nghèo

(CLO) Tại dự thảo Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi, Bộ Y tế đề xuất quy định mức hưởng BHYT 100% cho các trường hợp không phải theo trình tự, thủ tục khám chữa bệnh BHYT, phân cấp chuyên môn, kỹ thuật...

Sức khỏe
Nhiều sai phạm trong công tác đấu thầu tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh Điện Biên

Nhiều sai phạm trong công tác đấu thầu tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh Điện Biên

Ngày 8/3/2024 Sở y tế tỉnh Điện Biên đã ra kết luận thanh tra về việc chấp hành pháp luật về đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên. Tại đây xảy ra nhiều vi phạm.

Sức khỏe