Cân nhắc đầu tư đúng mức dự án Nhà máy chip 6.600 tỉ

Thứ sáu, 03/04/2015 11:06 AM - 0 Trả lời

Cân nhắc đầu tư đúng mức dự án Nhà máy chip 6.600 tỉ

(Congluan.vn) - Thời gian vừa qua, dự án “Nhà máy sản xuất chip điện tử” của Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn (CNS) đề xuất, sau đó có điều chỉnh về vốn... đã được rất nhiều nhà khoa học, chuyên gia kinh tế mang ra “bàn tròn” thảo luận, tranh cãi kịch liệt. “Lợi” cũng nhiều, “hại” cũng không ít, nhưng cơ bản, dự án 6.600 tỉ đồng này đã thổi một luồng gió mới tới ngành KHCN Việt vốn quá bình lặng, thậm chí là èo uột.

 Báo Công luậnChip 8 bit SG-8V1 của ICDREC đang thử nghiệm thành công 
 
Khát vọng thay đổi

Thực tế, từ tháng 11/2010, UBND TP.HCM đã chấp thuận về chủ trương cho CNS lập dự án đầu tư nhà máy sản xuất chip tại Việt Nam, là dự án “lõi” của chương trình vi mạch của TP.HCM. Mục tiêu của TP.HCM là dự án sẽ: Nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm điện tử – viễn thông sản xuất tại Việt Nam lên 15 – 30% khi sử dụng các sản phẩm vi mạch được thiết kế và sản xuất tại Việt Nam, hướng tới doanh thu của ngành thiết kế vi mạch đạt doanh số 120 triệu USD vào năm 2020…

Cụ thể, tổng vốn đầu tư nhà máy khoảng 6.600 tỉ đồng, sử dụng công nghệ sản xuất chip kích thước 180/130nm với công suất 72.000 wafer/năm (tương đương với 1,8 tỉ con chip)… Theo như trình bày của đề án mới được đệ trình, các sản phẩm chíp điện tử của nhà máy sẽ được tiêu thụ chủ yếu tại thị trường trong nước, phục vụ các ngành dịch vụ, du lịch, giải trí, an ninh và quốc phòng, sau đó mới tính tiếp...

Phải nói thêm, ban đầu, dự án có số vốn đầu tư khoảng 4.000 tỉ đồng (tương đương 200 triệu USD), theo công bố của tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn. Nhưng nay, dự án đã được nâng lên 6.600 tỉ đồng, tương đương với 330 triệu USD (CNS hiện có khoảng 1.000 tỉ đồng, còn lại vay). Theo các nguồn tin của chúng tôi, khi kế hoạch được manh nha trước năm 2010, số vốn dự kiến đầu tư vào nhà máy lên tới 400 triệu USD. Như vậy, việc xác định vốn đầu tư đã được nâng lên hạ xuống khá nhiều lần. Là bởi số vốn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tham vọng, quy mô nhà máy, độ “hiện đại” của dây chuyền thiết bị, công nghệ... và phân khúc sản phẩm.

Theo nhiều nhà khoa học, sự cẩn trọng này ít nhiều thể hiện những khó khăn của nhà đầu tư, sự “bối rối”, thiếu nhất quán, nhưng là không thừa!

Cần nâng lên, đặt xuống kỹ lưỡng!

Đề án xây dựng nhà máy được đánh giá là một cuộc cách mạng lớn, khi Việt Nam bắt đầu chuyển từ làm phần cứng sang làm bộ não của các sản phẩm điện, điện tử, phát triển công nghiệp vi mạch. Theo Ths. Ngô Đức Hoàng- GĐ Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch – ICDREC, công nghiệp vi mạch, hiểu một cách đơn giản là gồm “Thiết kế” và “Sản xuất”. Về thiết kế, Việt Nam những năm qua đã có những bước phát triển vượt bậc, với hàng chục con chip và lõi IP có giá trị, có khả năng thương mại hóa. Còn sản xuất, là việc biến những thiết kế từ trên máy tính thành sản phẩm cụ thể, tức là ở các nhà máy. “Hiện ICDREC đang phải đưa các thiết kế qua Đài Loan, Singapore để sản xuất, nhưng sau này, có thể sản xuất ra thành phẩm ngay tại Việt Nam” – ông Ngô Đức Hoàng nói.

Báo Công luận Nhà máy chip ở Việt Nam sắp thành hiện thực (?) 
 
Nói đến nhân lực, ông Hoàng không quên nhắc: “Ở Dubai, khi người ta mua lại một nhà máy sản xuất chip của Singapore, họ sẽ giữ lại toàn bộ đội ngũ lãnh đạo, chuyên gia, kỹ thuật viên... để ổn định hoạt động, chuyển giao dần dần. Mà bạn biết đấy, lương của CEO các nhà máy lên tới trên nửa triệu USD/năm, chi phí đào tạo nhân viên đứng máy cũng ngót nghét 25.000 USD... nên cần nhớ tới chi phí khổng lồ này!”
 
Một nhà khoa học (xin không nêu tên) có thêm băn khoăn: “Ban đầu, chủ đầu tư định đầu tư 400 triệu USD, rồi giảm xuống 200 triệu USD, rồi tăng lên 330 triệu USD, sự chênh lệch rất lớn! Nếu đã đầu tư, chúng ta phải đầu tư dây chuyên công nghệ hiện đại nhất (trên 400 triệu USD mới khả thi), còn giảm vốn mà giữ nguyên quy mô, thì sợ rằng sẽ lạc hậu (?)” Nhà khoa học này cũng đề nghị, nếu khó khăn về vốn, hãy đầu tư nhà máy quy mô nhỏ hơn (khoảng 50-70 triệu USD), phục vụ việc nghiên cứu, đào tạo nhân lực và sản xuất sản phẩm số lượng vừa phải phục vụ quốc phòng, an ninh và các DN trong nước.

Nhà khoa học này còn cho biết: có không ít ý kiến đề nghị giảm quy mô, giảm công suất xuống khoảng 500 triệu chip/năm, thay vì 1,8 tỉ chip/năm như đề án hiện tại, hoặc là mở cửa kêu gọi nhà đầu tư để làm cho “đẳng cấp”, với số vốn lên tới 400-500 triệu USD. “Chúng ta đang làm cuộc đại cách mạng, thì phải táo bạo, quyết đoán, nhưng cũng phải thận trọng. Nếu cách mạng thất bại, có thể giết chết cả ngành CN vi mạch Việt non trẻ!” – ông nhấn mạnh.

Đây là một dự án quy mô rất lớn, nhà đầu tư cần phải cân nhắc, đánh giá kỹ lưỡng nhu cầu trong nước và khả năng xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, cạnh tranh với các nước mạnh trong khu vực. Tecapro hiện vẫn phải nhập khẩu chip trắng từ nước ngoài, tổng giá trị khoảng vài chục ngàn USD phục vụ chế tạo thiết bị quân sự, tổng đài, các thiết bị giám sát hành trình phục vụ dân sự... Chúng tôi sẵn sàng mua trong nước, nếu đáp ứng đủ điều kiện của Tecapro!

Đại tá Nguyễn Mạnh Quân- P. TGĐ Tecapro (Bộ Quốc phòng)

KIÊN GIANG

Tin khác

Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

(CLO) Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa ký kết hợp tác về việc khai thác buồng lái mô phỏng (SIM) với nhà cung ứng dịch vụ và thiết bị huấn luyện bay toàn cầu CAE Inc. (CAE).

Thị trường - Doanh nghiệp
Khi văn hóa doanh nghiệp gắn liền với trải nghiệm kết nối

Khi văn hóa doanh nghiệp gắn liền với trải nghiệm kết nối

(CLO) Tạo ra những trải nghiệm giàu cảm xúc cho CBNV để văn hóa doanh nghiệp thẩm thấu vào đời sống tự nhiên như hơi thở là cách thức nhiều doanh nghiệp Việt áp dụng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thị trường bất động sản cho thuê tại Việt Nam vẫn duy trì sự ổn định

Thị trường bất động sản cho thuê tại Việt Nam vẫn duy trì sự ổn định

(CLO) Mới đây, Savills Châu Á – Thái Bình Dương đã công bố Báo cáo khảo sát Prime Benchmark - Xác định quy chuẩn giá thuê do đơn vị này thực hiện. Báo cáo này đã cung cấp những thông tin về hoạt động của thị trường cho thuê tại nhiều thành phố khác nhau trong khu vực Châu Á.

Bất động sản
Gia Lai: Chàng kỹ sư trẻ ươm mầm giống nho trên đất cằn

Gia Lai: Chàng kỹ sư trẻ ươm mầm giống nho trên đất cằn

(CLO) Là một kỹ sư xây dựng song anh Đặng Đại Dương (35 tuổi, trú tại TP Pleiku, Gia Lai) lại có niềm đam mê đặc biệt với nông nghiệp. Ngoài vườn dâu ngọt hơn 1 ha, chàng kỹ sư trẻ còn sở hữu vườn nho lớn nhất Gia Lai, thu hút du khách tham quan, trải nghiệm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá vàng thế giới tăng mạnh gấp đôi vàng SJC

Giá vàng thế giới tăng mạnh gấp đôi vàng SJC

(CLO) Giá vàng thế giới tăng mạnh gấp đôi giá vàng SJC khiến khoảng cách giữa hai thị trường lại được đưa xuống mức thấp kỷ lục trong năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm