Cân nhắc trước những cú nhấp chuột

Thứ năm, 24/06/2021 08:34 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sau những ồn ào “hỉ,nộ, ái, ố” trên mạng xã hội thời gian vừa qua, cuối cùng một Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội đã được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, áp dụng cho mọi đối tượng, ngành nghề soi chiếu và áp dụng, với kỳ vọng sẽ 'lập lại trật tự' môi trường mạng xã hội.

1.Nghệ sĩ livestream nói cạnh khóe nhau, văng tục như chốn không người; doanh nhân livestream thóa mạ những kẻ “văng bậy” tên mình ở đâu đó, miệt thị, “bốc phốt” các sao trong giới showbit Việt; Những clip phản cảm, ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ em…Đó là những ồn ào trên mạng xã hội thời gian vừa qua đã khiến dư luận đặc biệt quan tâm với những thái độ trái chiều.

Đã có lượng người xem “khủng” trên mạng xã hội, những câu chuyện được thêu dệt thêm, những lượng “like, comment” a dua theo khiến cho mạng ảo tạo ra những giá trị thật với tác động tiêu cực khó kiểm soát.

Cũng từ thực trạng livestream bát nháo thời gian qua cho thấy vẫn còn những lỗ hổng mà cơ quan quản lý chưa theo kịp. Như dẫn chứng của Luật sư Vũ Quang Đức (Đoàn luật sư TP.HCM) mới đây cho rằng, việc tổ chức họp báo phải tuân theo một loạt thủ tục theo quy định pháp luật, nhưng livestream trên mạng xã hội gần đây có hình thức và nội dung gần như một cuộc họp báo thì lại chưa có quy định nào để quản lý.

Cũng đã có những xử phạt bằng một số chế tài. Tuy nhiên, những gì vẫn tiếp tục xảy ra trong thời gian qua cho thấy không gian mạng vẫn còn những lỗ hổng cần được kiểm soát chặt chẽ hơn.

Trở lại 3 năm về trước, khi mạng xã hội làm dậy sóng cộng đồng gây nhiều phiền lụy trong xã hội, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo đã nhấn mạnh: “Thời gian qua Bộ TT-TT có nhiều giải pháp loại bỏ thông tin xấu, độc trên mạng xã hội nhưng không thể loại trừ mặt trái, chỉ có thể hạn chế mặt trái của mạng xã hội. Vì vậy cần bộ quy tắc “mềm” để ứng xử. Mục tiêu của bộ quy tắc ứng xử là thúc đẩy tác động tích cực của mạng xã hội, hạn chế tối đa tác động tiêu cực, ngăn ngừa có hiệu quả mặt trái, lan truyền thông tin xấu độc trên mạng”.

Và vừa qua, ngày 17/6/2021, Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội đã chính thức được Bộ TT-TT ban hành, áp dụng cho 3 nhóm đối tượng: Cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước sử dụng mạng xã hội; Tổ chức, cá nhân khác sử dụng mạng xã hội; Nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội tại Việt Nam.

Bộ Quy tắc này được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện phát triển lành mạnh mạng xã hội tại Việt Nam, đảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền tự do kinh doanh, không phân biệt đối xử nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Và đặc biệt, xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội, giáo dục ý thức, tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của người dùng trên mạng xã hội, góp phần xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh tại Việt Nam.

Người tham gia sẽ phải cân nhắc và chịu trách nhiệm trước những cú nhấp chuột. Ảnh minh họa

Người tham gia sẽ phải cân nhắc và chịu trách nhiệm trước những cú nhấp chuột. Ảnh minh họa

2. Tại cuộc họp giao ban báo chí mới đây, ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử cho biết, bên cạnh những quy định “cứng” của pháp luật vẫn cần phải có những quy tắc “mềm” để điều chỉnh. Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội vừa được Bộ TT&TT ban hành là “bảng tham chiếu”, khuyến nghị các cơ quan, tổ chức căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và Bộ quy tắc này để triển khai thực hiện và phổ biến nội dung của Bộ quy tắc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đặc thù của cơ quan, tổ chức của mình.

Bộ Quy tắc này khuyến khích, khuyến nghị những việc cần làm và hạn chế tối đa những việc không nên là, góp phần tạo ra một môi trường mạng lành mạnh, văn hoá, nhân văn và đạo đức, lấy tích cực để đẩy lùi tiêu cực.

Nội dung của Bộ quy tắc được chi tiết rõ cho 3 nhóm đối tượng. Trong đó, nhóm đối tượng cho tổ chức, cá nhân được khuyến nghị, “Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép... gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội”.

“Khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất nước - con người, văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực, những tấm gương người tốt - việc tốt”.

Đối với nhóm cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước, ngoài thực hiện nội dung nêu trên, cần thực hiện các nội quy của cơ quan, tổ chức về việc cung cấp thông tin lên mạng xã hội.

Đồng thời, thông báo tới cơ quan chủ quản để kịp thời có hướng xử lý, trả lời, giải quyết khi có những ý kiến, thông tin trái chiều, thông tin vi phạm pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực quản lý của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Với các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội, Bộ quy tắc này khuyến nghị 5 nội dung rất chi tiết, trong đó có nội dung, như: “Khi nhận được thông báo yêu cầu loại bỏ các thông tin vi phạm bản quyền, vi phạm pháp luật từ cơ quan chức năng có thẩm quyền, nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội phối hợp với tổ chức, cá nhân sử dụng mạng xã hội để xử lý theo các quy định của pháp luật Việt Nam”.

“Hướng dẫn người sử dụng mạng xã hội, hỗ trợ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của “người yếu thế” trong xã hội (người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em, trẻ vị thành niên, người khuyết tật…) sử dụng mạng xã hội an toàn, lành mạnh nhằm tránh bị khai thác, lạm dụng, bạo lực về tinh thần trên mạng xã hội; có biện pháp để bảo đảm sự an toàn và phát triển lành mạnh của trẻ em, trẻ vị thành niên trên mạng xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam”.

“Tôn trọng quyền được bảo vệ thông tin của người sử dụng, không thu thập thông tin cá nhân và cung cấp thông tin của người sử dụng dịch vụ cho bên thứ ba khi chưa được sự cho phép của chủ thể thông tin”.

3. Khi không gian mạng đang gây ảnh hưởng lớn trong đời sống xã hội, thì Bộ quy tắc ứng xử mạng xã hội được mong chờ nhiều năm qua được ban hành thực sự là kịp lúc để từ đó các tổ chức, cá nhân, nhà cung cấp dịch vụ có một bộ quy tắc chung để tham chiếu và “hành xử”; biết được những ngưỡng vi phạm pháp luật để tự điều chỉnh.

Việc nên làm ngay lúc này là rất cần mỗi bộ, ngành, địa phương, các tổ chức căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, đặc thù của cơ quan, tổ chức của mình để đưa những quy tắc cụ thể phù hợp với đơn vị, làm cơ sở để thực hiện.

Cộng đồng người sử dụng mạng xã hội Việt Nam cũng kỳ vọng, những quy tắc ứng xử sẽ tạo ra một môi trường văn hóa mạng lành mạnh. Tạo ra những “ngưỡng” cần có, để mỗi khi bước vào không gian mạng, người tham gia sẽ phải cân nhắc và chịu trách nhiệm trước những cú nhấp chuột.

Tiến Vinh

Tin khác

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn
Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Đã đến lúc phải luật hóa!

Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Đã đến lúc phải luật hóa!

(NB&CL) Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân để trình Quốc hội là một trong những ưu tiên hàng đầu trong năm 2024.

Góc nhìn
“Lót ổ đón đại bàng”- Thiếu quyết liệt sẽ đánh mất cơ hội!

“Lót ổ đón đại bàng”- Thiếu quyết liệt sẽ đánh mất cơ hội!

(NB&CL) Cách đây chừng 3,4 năm, khi bàn về câu chuyện làm thế nào để thu hút và giữ chân các tập đoàn, công ty lớn, uy tín trên thế giới đến đầu tư tại Việt Nam - mà theo nhiều chuyên gia ví von đó là công cuộc “lót ổ đón đại bàng”.

Góc nhìn
Gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động xây dựng với  triển khai, thi hành pháp luật

Gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động xây dựng với triển khai, thi hành pháp luật

(NB&CL) Ngày 7/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, Nghị quyết của Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, để kịp thời triển khai, bảo đảm hiệu lực thi hành các luật, Nghị quyết được Quốc hội thông qua.

Góc nhìn
Từ vấn nạn “biến tướng lễ hội”: Đừng để niềm tin tâm linh bị trục lợi!

Từ vấn nạn “biến tướng lễ hội”: Đừng để niềm tin tâm linh bị trục lợi!

(NB&CL) Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, đi lễ chùa để cầu mong một năm mới bình an, thuận lợi đã là một nét đẹp truyền thống văn hóa. Tuy nhiên, nét đẹp văn hóa lâu đời này dần bị biến tướng, câu chuyện lễ hội biến tướng, trục lợi tâm linh dường như vẫn là câu chuyện dài chưa có hồi kết.

Góc nhìn