Xây dựng thương hiệu TP. HCM giai đoạn “hậu Covid-19”:

Cần nhiều chiến dịch thu hút nhân tài hơn ở quy mô thành phố

Thứ bảy, 23/10/2021 06:07 AM - 0 Trả lời

(CLO) Việc xây dựng thương hiệu TP. HCM đang trở thành một nhu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết đối với trung tâm kinh tế hàng đầu cả nước. Đây không chỉ là quyền lợi của doanh nghiệp mà còn là trách nhiệm của cơ quan quản lý và kỳ vọng của chính quyền.

Tác động Covid-19 đến mục tiêu để phát triển

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. HCM lần thứ XI xác định “xây dựng thành phố thông minh, phát triển nhanh, bền vững, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước; vì cả nước, cùng cả nước, vì hạnh phúc của Nhân dân, thành phố là trung tâm về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ và văn hóa của khu vực Đông Nam Á”.

can nhieu chien dich thu hut nhan tai hon o quy mo thanh pho hinh 1

Trụ sở UBND TP. HCM. Ảnh: Thanh Đinh

Mục tiêu trong đó gồm 3 giai đoạn: đến năm 2025, là đô thị thông minh, thành phố dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế, động lực tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, đi đầu trong đổi mới sáng tạo, có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình. GRDP bình quân đầu người đạt 8.500 USD.

Đến năm 2030: Là thành phố dịch vụ, công nghiệp hiện đại, thành phố văn hóa, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, GRDP bình quân đầu người khoảng 13.000 USD, là trung tâm về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ và văn hóa của khu vực Đông Nam Á.

Tầm nhìn đến năm 2045: Trở thành trung tâm về kinh tế, tài chính của Châu Á, phát triển bền vững, có chất lượng cuộc sống cao, GRDP bình quân đầu người khoảng 37.000 USD, là điểm đến hấp dẫn toàn cầu.

Hiện nay, TP. HCM là địa phương đóng góp 27% GDP của quốc gia và chiếm 52% số lượng DN cả nước.

Tuy nhiên, theo số liệu thống kê gần đây cho thấy trong số thương hiệu doanh nghiệp có giá trị của Việt Nam thì doanh nghiệp của TP. HCM chiếm tỉ lệ khiêm tốn. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 đã tác động rất lớn đến thương hiệu TP. HCM.

Theo nhiều chuyên gia thì đây là một cuộc khủng hoảng chưa từng có, đã và đang tác động đến nhận thức về thành phố này. 

TS. Nguyễn Văn Hiến - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính – Marketing khẳng định, “Trong bối cảnh bùng phát dịch COVID-19 vừa qua, danh tiếng và thương hiệu TP. HCM đã bị tổn hại. Nhiều thông tin không đúng, thậm chí sai lệch đã có cơ hội tác động sâu sắc đến Thương hiệu TP. HCM về du lịch, đầu tư, thu hút nhân tài, xuất khẩu và danh tiếng…”.  

Vị tiến sĩ này cho hay, khi đại dich Covid-19 bùng phát và tàn phá nặng nề thì truyền thông trong và ngoài nước, kể cả truyền thông chính thống lẫn mạng xã hội đã đưa tin rất nhiều về dich bệnh và các vấn đề có liên quan như năng lực ứng phó, quản lý của chính quyền, môi trường sống, hạ tầng kinh tế xã hội…

Truyền thông chính thống nhiều lúc, nhiều nơi bị lép vế trước truyền thông mạng xã hội. Thông tin, hình ảnh không phản ánh đúng thực tế đã làm tổn hại đến hình ảnh thương hiệu TP. HCM.

"Sau đại dịch, TP. HCM cần phải tái định vị, xây dựng lại thương hiệu của mình. Việc phục hồi hình ảnh và xây dựng thương hiệu TP. HCM là việc làm cấp bách cần thực hiện", TS. Nguyễn Văn Hiến dứt khoát.

Cần sự khác biệt mang tính bền vững 

Đại dịch Covid-19 gây ra sự mất mát về người và của, nhiều hoạt động bị đóng băng, cuộc sống khó khăn, cảm xúc của công chúng bị xuống thấp.

Tuy nhiên, với việc thành phố dần kiểm soát được dịch bệnh, Chính phủ dần nới lỏng các hạn chế và người dân dang dần trở lại cuộc sống bình thường mới, tương lai đang dần mở ra thì việc phục hồi danh tiếng và xây dựng thương hiệu thành phố hấp dẫn cung cấp nền tảng cho sự phát triển thành công.

"Biện pháp cấp bách trước mắt cũng như trong dài hạn cần tập trung để truyền thông một cách đáng tin cậy về một TP. HCM “An toàn”, cởi mở và thân thiện; việc xây dựng thương hiệu TP. sẽ giúp đặt ra tầm nhìn và định hướng chiến lược trong việc tập hợp tất cả các bên liên quan tại TP. với nhau, đoàn kết họ xung quanh một tầm nhìn và mục đích chung, để làm cho TP. nên linh hoạt, bền vững và hấp dẫn hơn", TS Nguyễn Xuân Trường - Trưởng Khoa Marketing, Trường Đại học Tài chính – Marketing cùng chung nhận định. 

can nhieu chien dich thu hut nhan tai hon o quy mo thanh pho hinh 2

TP. HCM đã có những bước tiến dài, trở thành một trong những đô thị năng động bậc nhất khu vực Đông Nam Á.

Theo TS Nguyễn Xuân Trường, TP. HCM cần xây dựng cộng đồng vững mạnh, lấy người dân làm trung tâm, bảo vệ người dân bằng chính sách an sinh xã hội và môi trường sống tốt; xây dựng hình ảnh về một TP. HCM là nơi an toàn, thú vị và hấp dẫn để sinh sống, làm việc, học tập, tham quan du lịch, vui chơi giải trí và mua sắm.

Song song với đó, phải đưa TP. trở thành nơi hấp dẫn và đáng tin cậy để đầu tư; tạo ra ý thức cộng đồng và tích cực thu hút các nhà đầu tư, nhân tài, du khách theo tầm nhìn thương hiệu năng động, sáng tạo và nghĩa tình, nhân văn và bền vững. 

TP. HCM cần một chiến lược điều hành, chiến lược phát triển cùng một chiến lược truyền thông phù hợp. Tất cả thông điệp từ chính quyền phải nhất quán, thông tin trên các kênh truyền thông phải đồng bộ và được kiểm soát tốt, không để thông tin sai lệch, thông tin giả lan truyền gây hoang mang đến công chúng.

TS Trường cũng cho rằng, đây là thời điểm để xây dựng lại hình ảnh và thương hiệu TP. HCM sau Covid-19. Đã đến lúc hoạch định và triển khai chiến lược xây dựng thương hiệu một cách bài bản để có một thương hiệu mạnh có thể tồn tại lâu dài, bền vững. Sẽ cần nhiều chiến dịch thu hút nhân tài hơn ở quy mô thành phố. 

Đồng quan điểm với TS Trường, TS. Nguyễn Văn Hiến kiến nghị, sau đại dịch Covid-19, một chữ P nữa cần được thêm vào trong khái niệm marketing TP. HCM, đó là Protect (bảo vệ).

Các nhân tài, nhà đầu tư, du khách, công chúng đến với thành phố này sẽ được bảo vệ an toàn trước dịch bệnh cũng như các thể chính sách của thành phố và quốc gia. 

Để xây dựng thương hiệu, TP. HCM "hậu Covid-19", Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính – Marketing cho rằng TP. cần phải thực hiện chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu trên cơ sở kết hợp các khía cạnh độc đáo của văn hóa và năng lực đổi mới, sáng tạo, văn minh, hiện đại, nghĩa tình nghĩa để thu hút nhân tài và các nguồn lực đầu tư, tạo ra giá trị phù hợp với công chúng mục tiêu hướng đến.

TP. HCM cần hướng đến việc tìm ra các thuộc tính khác biệt làm cơ sở cho việc tạo khác biệt hóa trong xây dựng và phát triển thương hiệu, góp phần vào việc hình thành hình ảnh thương hiệu trong tâm trí của nhà đầu tư, du khách, dân cư và công chúng. 

Hoàng Tuấn

Bình Luận

Tin khác

Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình trong chuyến công tác xúc tiến đầu tư tại CHLB Đức, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận làm trưởng đoàn đã tới thành phố Frankfurt, CHLB Đức và có buổi làm việc với Tập đoàn Heraeus.

Kinh tế vĩ mô
Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

(CLO) Ngày 28/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Ninh Bình năm 2023 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Chương trình năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản) triển khai đầu tư vào Hà Nam

Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản) triển khai đầu tư vào Hà Nam

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Nhật Bản, ngày 28/3, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thuỷ và đoàn công tác tỉnh Hà Nam đã đến thăm và làm việc với Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Thái Bình tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Đức

Tỉnh Thái Bình tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Đức

(CLO) Từ ngày 25/3 - 28/3, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận làm trưởng đoàn đã có chuỗi hoạt động xúc tiến đầu tư tại thành phố Hannover, Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức.

Kinh tế vĩ mô
Tại Việt Nam, từ Trung ương tới địa phương đang “xây tổ đón đại bàng”

Tại Việt Nam, từ Trung ương tới địa phương đang “xây tổ đón đại bàng”

(CLO) Không chỉ Trung ương, nhiều địa phương thực hiện chiến lược “xây tổ đón đại bàng”, điều này đã và đang tạo ưu thế đưa Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới. 

Kinh tế vĩ mô