(NB&CL) Trong quý I/2023, cả nước có hơn 60.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, riêng TP.HCM đã chiếm hơn 1/3, tức là hơn 22.000 doanh nghiệp. Điều này cho thấy, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, các chỉ tiêu kinh tế đều có dấu hiệu giảm.
Số doanh nghiệp TP.HCM “phá sản” chiếm 1/3 của cả nước
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (GSO), trong quý I/2023, cả nước có khoảng 60.241 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2022. Mỗi tháng có khoảng hơn 20.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Ở chiều ngược lại, trong quý, cả nước có 57.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm trước. Điều đáng nói, quý I/2023 là lần đầu tiên, số doanh nghiệp đóng cửa, rút lui khỏi thị trường cao hơn số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường.
Xu hướng này tiếp tục tiếp diễn trong tháng 4/2023, thậm chí có phần phức tạp hơn. Báo cáo mới nhất của GSO cho thấy, trong 4 tháng đầu năm 2023, cả nước có khoảng 77.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Mỗi tháng có khoảng 19.200 doanh nghiệp nộp đơn “phá sản”.
Ngược lại, số lượng doanh nghiệp thành lập mới và hoạt động trở lại ít hơn so với doanh nghiệp phá sản, ước tính khoảng 78.900 doanh nghiệp.
Các ý kiến chuyên gia cho rằng, việc số doanh nghiệp phá sản nhiều hơn thành lập mới đang rất bất thường, điều này cho thấy rủi ro và thách thức đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp rất lớn.
Là “đầu tàu” kinh tế của cả nước, đóng góp tới hơn 15% vào GDP của cả nước, thế nhưng, kinh tế TP.HCM đang bị rung lắc dữ dội. Hầu hết, các chỉ số kinh tế của TP.HCM đều đang đi xuống.
Chuyên gia kinh tế Tiến sĩ Võ Trí Thành - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương đánh giá: Kinh tế TP.HCM đang có xu thế đi xuống, có thể hiểu theo nhiều nghĩa. “Tôi lấy ví dụ trong 3 đề án năng suất hiện nay đặt lên bàn Thủ tướng do Bộ Kế hoạch - Đầu tư trình về chương trình đề án năng suất tổng thể quốc gia, một tin rất đáng buồn là tốc độ tăng năng suất có xu hướng giảm. Hai năm bị dịch thì ngay tại TP.HCM, năm 2019 và năm 2022 đều thấp hơn trung bình cả nước. Năng suất là một chỉ số rất quan trọng, đằng sau đổi mới sáng tạo, tăng trưởng”, ông Thành nói.
Theo báo cáo của Cục Thuế TP.HCM, trong quý I/2023, thành phố có khoảng 22.612 doanh nghiệp “biến mất” khỏi thị trường, tương ứng hơn 7.530 doanh nghiệp phá sản mỗi tháng. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp thành lập mới chỉ bằng một nửa, ước tính khoảng 12.486 doanh nghiệp được thành lập.
Cũng theo báo cáo của Cục Thuế TP.HCM, trong số 22.612 doanh nghiệp “biến mất” khỏi thị trường, có 249 doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể, 3.720 doanh nghiệp ngừng hoạt động. Còn lại 13.628 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tăng 16,88% so với cùng kỳ 2022. 5.264 doanh nghiệp khác đã bỏ địa chỉ kinh doanh.
Như vậy, có thể thấy rằng, trong quý I/2023, 1/3 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường đều đăng ký kinh doanh tại TP.HCM. Điều này cho thấy, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, các chỉ tiêu kinh tế đều có dấu hiệu giảm. Thị trường bất động sản, thị trường tài chính gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, việc khan hiếm về đơn hàng, nguồn vốn, cộng với sức mua của người tiêu dùng giảm mạnh là nguyên nhân khiến số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường nhiều hơn số doanh nghiệp thành lập mới.
Trước đó, dữ liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy GRDP của TP.HCM trong quý I ước đạt khoảng 360.000 tỷ đồng, chỉ tăng trưởng 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đưa TP.HCM về danh sách 10 địa phương có tốc độ tăng trưởng thấp nhất cả nước. Đối với một nền kinh tế đầu tàu của cả nước, mức tăng trưởng này rất đáng lo ngại.
Cần phải giải quyết những khó khăn đặc thù của TP.HCM
Trong cuộc họp Chính phủ thường kỳ được tổ chức vào chiều 5/5, ông Đỗ Thành Trung - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Quý I/2023 là một trong những quý tăng trưởng rất thấp.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân tích: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm của nền kinh tế, kể cả khách quan lẫn chủ quan. Nhìn tổng thể toàn bộ nền kinh tế, các lĩnh vực có thế mạnh của Việt Nam như các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đang suy giảm, điều này đã kéo theo đà giảm tốc của các địa phương có thế mạnh, trong đó có TP.HCM.
Riêng TP.HCM, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cho rằng, thành phố này có nhiều yếu tố suy giảm mang tính đặc thù. Ví dụ, trước đây thành phố mỗi năm có 70 dự án được phê duyệt, nhưng 2 năm gần đây số lượng dự án dự án phê duyệt mới rất thấp.
Do đó, để kinh tế TP.HCM vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra một số giải pháp trọng tâm, trong đó nhấn mạnh việc tìm kiếm thị trường, giữ vững sự phát triển khối doanh nghiệp, ổn định lao động, tránh mất việc làm...
“Ngoài ra, các địa phương, nhất là TP.HCM phối hợp với các bộ ngành, tham mưu Chính phủ ban hành một số chỉ đạo nhằm tháo gỡ khó khăn một số lĩnh vực lớn như tín dụng, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, tìm kiếm thị trường mới”, ông Trung nói.
Cũng theo Thứ trưởng Đỗ Thành Trung, TP.HCM muốn thoát ra khỏi giai đoạn khó khăn này thì cần khắc phục những giải pháp của riêng mình. Đó là nâng cao năng lực và chất lượng chỉ đạo điều hành, xử lý công việc. Đồng thời đẩy mạnh kiểm tra giám sát, cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh.
“Tôi cho rằng một trong những vấn đề quan trọng là làm sao để cán bộ, công chức dám nghĩ dám làm. Đây là giải pháp quan trọng để vực dậy tăng trưởng cho các địa phương”, ông Trung nói.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, TP.HCM cần tận dụng những động lực tăng trưởng hiện có, đặc biệt là đẩy nhanh giải ngân đầu tư công. Ông cho biết thông thường đầu các năm, địa phương tập trung xử lý nốt khối lượng vốn từ năm trước đó để lại và thực hiện thực hiện thủ tục đầu tư mới.
“Điều này làm cho tăng trưởng quý đầu năm thấp. Nhưng tín hiệu vui khi quý I năm nay, số vốn giải ngân đang cao hơn khoảng 15.000 tỷ đồng so với năm ngoái”, ông Trung nói.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 25/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù; riêng phía Đông từ chiều tối có mưa rải rác. Khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa, mưa rào rải rác, cục bộ có nơi mưa to và dông; riêng khu vực Thanh Hóa - Nghệ An có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù. Các khu vực khác trên cả nước có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Trong nỗ lực gia tăng sức mạnh quân sự, Ukraine muốn gia nhập nhóm các quốc gia có khả năng sản xuất tên lửa đạn đạo. Nhưng quá nhiều yếu tố đang làm khó đối với chương trình tên lửa của Kiev.
(CLO) Volkswagen đang đối mặt với cuộc chiến giá xe điện tại Trung Quốc, khi doanh số bán hàng giảm 12% trong năm nay, giữa sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ nội địa như BYD.
(CLO) Trong những ngày gần đây, thị trường vàng trong nước chứng kiến những biến động mạnh mẽ. Giá vàng, sau một thời gian giảm sâu khiến nhiều người bán tháo để cắt lỗ lại bất ngờ quay đầu tăng dựng đứng, khiến không ít nhà đầu tư thiệt hại nặng nề.
(CLO) Nghè Nguyệt Viên là một di tích lịch sử – văn hóa – kiến trúc nghệ thuật độc đáo của làng cổ Nguyệt Viên, nay thuộc xã Hoằng Quang, thành phố Thanh Hóa. Trải qua hơn 400 năm lịch sử, Nghè Nguyệt Viên là nơi thờ cúng Thành hoàng làng – công chúa Mai Hoa cùng 18 vị tiến sĩ làng khoa bảng.
(CLO) Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về điều kiện thanh toán Bảo hiểm y tế, người bệnh trong cùng một ngày sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm các chuyên khoa thì từ lần khám thứ 2 chỉ tính 30% mức giá của 1 lần khám bệnh…
(CLO) Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP Hà Nội) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước. Đặc biệt, nghệ nhân nơi đây đã “hồi sinh” lụa Vân, một trong những báu vật của làng nghề.
(CLO) Ngày 24/11, Công an TP Hà Nội cho biết, vừa triệt phá đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
(CLO) Bầu trời Hà Nội mù mịt, chất lượng không khí ở mức xấu, nhiều nhà cao tầng mờ trong lớp bụi trắng. Đa số người dân ra đường hôm nay đều phải chủ động đeo thêm khẩu trang nhằm hạn chế ô nhiễm.
(CLO) Ngày nay, việc triển khai bệnh án điện tử, tích hợp các dữ liệu đã mang lại nhiều tiện lợi cho bệnh nhân, tiết kiệm chi phí và quản lý đối với cơ sở y tế
(CLO) Năm 2025, TP Hà Nội sẽ hỗ trợ các tỉnh thành trên cả nước tổ chức từ 10 đến 15 tuần lễ trái cây, hàng nông sản tại Hà Nội, đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa
(CLO) CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (Mã: CII) mới hoàn thành 56% mục tiêu doanh thu năm 2024. Công ty đang tăng cường huy động vốn từ kênh trái phiếu, tổng nợ vay đã tăng thêm 3.210 tỷ đồng.
(CLO) Với chiến lược gia tăng độc lập trong nguồn cung đậu nành, Trung Quốc đang đối mặt thách thức lớn khi thuế Mỹ đe dọa chuỗi cung ứng, chiếm 18% nhập khẩu đậu nành từ Mỹ.
(CLO) Vừa qua, tại Khu công nghiệp Sạch, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển khu công nghiệp VTK Hưng Yên đã tổ chức lễ công bố kết quả đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Sạch (KCN Sạch) và ký kết bản ghi nhớ về phát triển KCN Sạch II.
(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, việc thực hiện các giải pháp “chuyển đổi xanh” còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng không chỉ đối với các cơ quan nhà nước mà còn với các doanh nghiệp
(CLO) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa có quyết định xử phạt Công ty CP Dệt may Thắng Lợi 92,5 triệu đồng vì vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán.
(CLO) Tổng Giám đốc JPMorgan Chase, ông Jamie Dimon, cảnh báo chiến tranh thế giới thứ ba đã bắt đầu, với các cuộc chiến đang diễn ra và hợp tác giữa các cường quốc hạt nhân ngày càng chặt chẽ.
(CLO) Mỹ trừng phạt Gazprombank và nhiều ngân hàng Nga, nhưng vẫn cho phép công dân thực hiện giao dịch với phái bộ ngoại giao Nga, duy trì sự linh hoạt trong chính sách.
(CLO) Ngày 22/11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có Quyết định xử phạt Công ty cổ phần chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm.