(CLO) Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, thảo luận ở tổ (chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV) về Luật Nhà giáo, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh Luật Nhà giáo có vai trò hết sức quan trọng, ngoài nội dung Bộ GD&ĐT theo chỉ đạo của Chính phủ chuẩn bị rất công phu, cơ bản đáp ứng yêu cầu thì cần phải nâng tầm Luật Nhà giáo này.
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 diễn ra chiều 9/11, phóng viên báo chí đã gửi câu hỏi đến đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo về quan điểm và định hướng trong xây dựng Luật Nhà giáo. Cùng với đó là giải pháp nâng cao thu nhập của nhân viên y tế, và kế toán trường học.
Quán triệt vai trò mang tính chiến lược của các nhà giáo
Trả lời câu hỏi, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, về cách tiếp cận, quan điểm và định hướng phát triển xây dựng Luật Nhà giáo này, trước hết Bộ GD&ĐT tuân thủ và bám sát chủ trương, định hướng, quan điểm xây dựng luật, quan điểm mới nhất là Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ chỉ đạo, nhấn mạnh. Đó là xây dựng luật không chỉ để quản lý mà còn để phát triển, kiến tạo.
Cùng với đó, Bộ GD&ĐT tiếp cận bằng cách đổi mới quan điểm trong phát triển nhà giáo. Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, đây là lực lượng nòng cốt của ngành giáo dục, muốn đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo thì phải đổi mới cách quản lý và phát triển nhà giáo, quyết định tới chất lượng giáo dục và đào tạo. Quan điểm là chuyển từ quản lý bằng công cụ hành chính sang quản lý bằng chuyên môn và bằng những công cụ về chất lượng; chuyển từ quản lý nhân sự sang quản lý nguồn nhân lực.
"Chúng ta không chỉ coi nhà giáo là những viên chức mà đây thực sự là những người thầy, với kiến thức, kỹ năng để truyền đạt, phát triển và truyền bá tri thức, phát triển con người và phát triển nguồn nhân lực cho đất nước", ông Sơn nói.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cũng cho biết, để đóng góp vào việc phát triển toàn diện lực lượng nhà giáo phù hợp với bối cảnh mới và phù hợp với đổi mới sâu sắc và toàn diện ngành giáo dục, đóng góp vào sự phát triển của đất nước trong kỷ ngyên mới, và đổi mới trong cả hệ thống quản lý giáo dục tới quản trị nhà trường và tới từng nhà giáo, sáng nay khi thảo luận ở tổ, ngành giáo dục và đào tạo rất vui mừng được trực tiếp Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại tổ của Đoàn ĐBQH Hà Nội.
Tổng Bí thư nhấn mạnh Luật Nhà giáo có vai trò hết sức quan trọng, ngoài nội dung Bộ GD&ĐT theo chỉ đạo của Chính phủ chuẩn bị rất công phu, cơ bản đáp ứng yêu cầu thì cần phải nâng tầm Luật Nhà giáo này. Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh 5 nội dung và đề nghị Bộ GD&ĐT báo cáo Chính phủ nâng tầm và làm sâu sắc các nội dung này.
Thứ nhất là quán triệt vai trò mang tính chiến lược của các nhà giáo.
Thứ hai là làm rõ quan hệ giữa người học và người thầy, cụ thể là đã có học trò, có người học thì phải có đủ thầy, đủ trường lớp.
Thứ ba là làm rõ và làm sâu sắc hơn quan điểm người thầy, các nhà giáo cũng là các nhà khoa học. Ngoài việc truyền bá tri thức, họ cũng phải tự học, tự nghiên cứu để phát triển tri thức, thích ứng với những yêu cầu mới.
Thứ tư là yêu cầu về hội nhập quốc tế. Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, trong Kết luận 91 của Bộ Chính trị sơ kết Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đã có nội dung rất quan trọng là từng bước đưa Tiếng Anh thành ngoại ngữ thứ hai trong nhà trường. Người thầy cũng phải có cách tiếp cận để hội nhập quốc tế, trước hết là phải được trang bị năng lực ngoại ngữ, Tiếng Anh, năng lực khác để hội nhập quốc tế, năng lực số để sử dụng công cụ tiên tiến trong giáo dục.
Cuối cùng, Tổng Bí thư nhấn mạnh chính sách đối với nhà giáo, đặc biệt là chính sách để nhà giáo phục vụ học tập suốt đời. "Chúng ta nói về học tập suốt đời và mọi người trong mọi độ tuổi đều có thể học. Vì vậy, một người thầy giỏi, có năng lực và trình độ cao thì cũng nên có chế độ chính sách để họ có thể cống hiến không kể tuổi tác. Và đặc biệt là quan tâm tới chế độ, chính sách đối với các nhà giáo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Chính những điều đó sẽ đóng góp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở vùng sâu vùng xa, góp phần phát triển KTXH địa phương" Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nêu rõ.
Ông Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh: "Với tinh thần đó, Bộ GĐ&ĐT tiếp thu nghiêm túc, cầu thị và đầy đủ ý kiến của Tổng Bí thư cũng như của các đại biểu Quốc hội, của xã hội để tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng, nâng tầm Luật Nhà giáo để trong thời gian tới báo cáo Chính phủ và có thể trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 5 sắp tới".
Đề xuất cho đội ngũ nhân viên trường học được hưởng chế độ phụ cấp nghề phù hợp
Về giải pháp nâng cao thu nhập của nhân viên y tế, và kế toán trường học, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, đối với các nhân viên y tế, kế toán tại các trường học, họ cũng là viên chức. Bản thân các nhân viên y tế, kế toán trường học này không phải là nhà giáo nên không được hưởng chính sách ưu đãi hiện nay của nhà giáo.
Theo ông Sơn, Bộ GD&ĐT trong thời gian qua đã rà soát và phối hợp với các bộ, ngành tham mưu đề xuất Chính phủ sửa đổi một số chính sách, đặc biệt là chế độ tiền lương đối với đội ngũ viên chức ngành giáo dục nói chung và đội ngũ giáo viên nói riêng.
Cụ thể: Một là sẽ nghiên cứu, đề xuất cho đội ngũ nhân viên trường học được hưởng chế độ phụ cấp nghề phù hợp với vị trí, việc làm, tương xứng với tính chất, mức độ đào tạo.
Thứ hai là tiếp tục rà soát để đánh giá mức độ phức tạp của vị trí việc làm của nhân viên trường học để làm cơ sở điều chỉnh theo quy định hiện hành, góp phần cải thiện thu nhập.
Thứ ba, để giải quyết khó khăn cho đội ngũ nhân viên y tế trường học, kế toán, Bộ đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo các cơ quan tham mưu tổ chức và tổ chức theo thẩm quyền việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho đội ngũ viên chức, nhân viên trường học theo quy định nhằm đảm bảo quyền lợi, góp phần cải thiện thu nhập cho đội ngũ này, đồng thời có chính sách đặc thù của từng địa phương hỗ trợ, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống để họ an tâm công tác.
(CLO) Ngày 12/11, thừa ủy quyền của Trung ương Đoàn, Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Quảng Bình Đinh Trung Hiếu trao Huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” cho 5 học sinh vì hành động dũng cảm, quên mình cứu bạn bị đuối nước.
(CLO) Sau khi nhận được đơn của ông Trương Cả ở Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm/tái thẩm đối với Bản án/Quyết định số 104/2023/DSPT ngày 13/7/2023 của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có hiệu lực pháp luật, Tòa án Nhân dân tối cao cho biết, đã thụ lý và sẽ tiến hành xem xét đơn đề nghị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 13/11, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm và sáng trời lạnh, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng. Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Công an tỉnh Gia Lai vừa khởi tố, bắt tạm giam 4 đối tượng trú tại nhiều tỉnh thành trên cả nước để điều tra về tội “Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới”.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, vừa qua có nhiều dự án tồn đọng kéo dài nhưng với sự nỗ lực của Bộ Chính trị, của Quốc hội và của Chính phủ cho đến nay, 12 đại dự án tồn đọng, kéo dài cơ bản xin chủ trương xong của Bộ Chính trị. Việc xử lý các dự án tồn đọng, vướng mắc kéo dài phải 'tôn trọng' hiện trạng, chịu sự mất mát.
(CLO) Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: “Giáo dục Thủ đô cần hướng tới mục tiêu cao hơn yêu cầu chung cả nước, hướng tới giáo dưỡng, tạo nên những công dân Thủ đô thanh lịch, có tầm văn hóa, trách nhiệm xã hội và biết sống hạnh phúc cho mình và cho cộng đồng”.
(CLO) UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dự tính khởi công loạt dự án vào những tháng cuối năm, trong đó có các dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
(CLO) Sáng nay (12/11), tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Chương trình Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động.
(CLO) Bộ ảnh "Thu Hà Nội" của chàng trai 9X Phạm Tú (sinh năm 1994, Thái Bình) ngay sau khi đăng tải nhận được cơn mưa lời khen từ cộng đồng mạng như: "Hà Nội đẹp và tình quá", "Nhớ Hà Nội thật", "Hà Nội luôn trong tim tôi" …
(CLO) Để phòng chống hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, theo các chuyên gia, cần đẩy mạnh chuyển đổi số kết hợp với công nghệ, giải pháp chống hàng giả, truy xuất nguồn gốc hiện đại trong công tác giám sát và phát hiện vi phạm…
(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3689 gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận Long Biên về việc kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường tại quận Long Biên.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Xây dựng văn bản phù hợp để quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng; Thông tin xấu độc, sai sự thật: Trách nhiệm lớn thuộc về mạng xã hội; Cảnh báo gió giật cấp 9, sóng lớn ở vùng biển Thừa Thiên Huế-Phú Yên; Hội An miễn phí vé tham quan phố cổ ngày 4/12 …
(CLO) Suốt nhiều tháng qua, giá vàng càng lên cao thì người dân càng đổ xô mua vàng tích trữ. Ngân hàng Nhà nước cần làm gì để thị trường vàng bớt tình trạng khan hiếm?
(CLO) Ban tổ chức cho biết, ước tính có khoảng 30 nghìn người dân và du khách tham dự Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 tại các địa điểm sau hai ngày đầu tiên. Tuy nhiên, số lượng này chỉ mới ước tính tại các điểm có cổng ra vào, còn các không gian mở khác hiện chưa thống kê được.
(CLO) Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, cần đổi mới và tăng cường cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí. Điển hình như thuế thu nhập doanh nghiệp, Bộ Tài chính đang đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp của báo in, báo điện tử xuống 10% để tạo điều kiện cho cơ quan báo chí.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Đầu tư trong đó có đầu tư cho các công trình lớn của quốc gia và phải tạo ra sự đột phá về hạ tầng chiến lược. Những công trình phải mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái chứ không phải bình bình như hiện nay.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, vừa qua có nhiều dự án tồn đọng kéo dài nhưng với sự nỗ lực của Bộ Chính trị, của Quốc hội và của Chính phủ cho đến nay, 12 đại dự án tồn đọng, kéo dài cơ bản xin chủ trương xong của Bộ Chính trị. Việc xử lý các dự án tồn đọng, vướng mắc kéo dài phải 'tôn trọng' hiện trạng, chịu sự mất mát.
(CLO) Chiều 12/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thay mặt Chính phủ làm rõ các vấn đề có liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Trong đó, đáng chú ý, Thủ tướng đã có trả lời chất vấn về phân cấp, phân quyền và 'không hình sự hóa quan hệ kinh tế'.
(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3689 gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận Long Biên về việc kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường tại quận Long Biên.
(CLO) Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, cần đổi mới và tăng cường cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí. Điển hình như thuế thu nhập doanh nghiệp, Bộ Tài chính đang đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp của báo in, báo điện tử xuống 10% để tạo điều kiện cho cơ quan báo chí.
(CLO) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, thời gian qua, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thông tin, truyền thông đã đạt được những kết quả tích cực. Báo chí Việt Nam đã có những bước phát triển, đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng của công chúng, thông tin tuyên truyền hiệu quả các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, khi đánh giá mức độ trưởng thành về chuyển đổi số thì thấy các đài phát thanh và các đài truyền hình chuyển đổi số tốt hơn rất nhiều so với cơ quan báo chí. Cho nên sắp tới, sẽ phải đẩy mạnh công cuộc số hóa, chuyển đổi số các cơ quan báo chí.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, với tinh thần “năm quyết tâm, năm đảm bảo”, phấn đấu năm 2024 giải ngân vốn đầu tư công trên 95%.
(CLO) Sự phát triển của Tổng cục Chính trị và hoạt động công tác đảng, công tác chính trị luôn gắn liền với quá trình xây dựng, chiến đấu, chiến thắng, phát triển, trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam.