Cần phải sửa luật Nhà ở và một số luật liên quan để đẩy mạnh xây nhà ở cho công nhân

Thứ năm, 21/10/2021 06:12 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Bộ Xây dựng về lâu dài cần phải nghiên cứu, sửa đổi Luật Nhà ở 2014 và các luật khác có liên quan, trong đó có cơ chế, chính sách riêng về khuyến khích đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp.

Mới đây Bộ Xây dựng đã thông tin báo cáo chi tiết về nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Theo Bộ Xây dựng, hiện bộ này đang tập trung nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Nhà ở 2014, trong đó chính sách nhà công nhân được nghiên cứu, quy định cụ thể hơn để khuyến khích đầu tư phát triển, đặc biệt là nhà cho công nhân thuê.

can phai sua luat nha o va mot so luat lien quan de day manh xay nha o cho cong nhan hinh 1

Cần phải sửa luật Nhà ở và một số luật liên quan để đẩy mạnh xây nhà ở cho công nhân. Ảnh: IT

Bài liên quan

Bộ Xây dựng cho rằng hiện nay chưa có chính sách riêng cho nhà ở công nhân, theo pháp luật nhà ở hiện hành thì chính sách nhà ở cho công nhân làm việc trong KCN đang được lồng ghép vào chính sách nhà ở xã hội, áp dụng chung cho 10 loại đối tượng theo quy định tại Điều 49 Luật Nhà ở năm 2014.

Còn có sự chưa thống nhất giữa các pháp luật về quy hoạch bố trí quỹ đất dự án xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp: Luật Nhà ở, Luật Đất, Luật Đầu tư và Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ về quy định quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.

Nguồn vốn tín dụng dành để cấp bù lãi suất cho các chủ đầu tư dự án và các đối tượng được ưu đãi vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội (trong đó có công nhân khu công nghiệp) vẫn còn thiếu.

Một số địa phương chưa quan tâm chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, đặc biệt là kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; chưa quan tâm cho đầu tư phát triển nhà ở dành cho công nhân khi lập quy hoạch đầu tư xây dựng khu công nghiệp.

Nói về giải pháp tổng thể để phát triển nhà ở cho công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất, Bộ Xây dựng cho biết, về chính sách dài hạn, mặc dù một số tồn tại, vướng mắc trong phát triển nhà ở công nhân KCN đã được giải quyết tại Nghị định số 49/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 100/2015/NĐ-CP, tuy nhiên vẫn còn một số nội dung vướng mắc tại Luật Nhà ở và một số pháp luật khác có liên quan.

Do vậy, về lâu dài cần phải nghiên cứu, sửa đổi Luật Nhà ở 2014 và các luật khác có liên quan, trong đó có cơ chế, chính sách riêng về khuyến khích đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp.

Cụ thể, về quy hoạch quỹ đất, trong quy hoạch khu công nghiệp phải bố trí quỹ đất làm nhà lưu trú cho công nhân thuê. Về lựa chọn chủ đầu tư, giao chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp hoặc các DN khác hoặc phối hợp với Tổng Liên đoàn đầu tư dự án nhà lưu trú công nhân.

Về đối tượng, điều kiện được thuê nhà công nhân là công nhân hoặc doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Về tiêu chuẩn thiết kế diện tích sử dụng tối thiểu khoảng 10 m2/người

Về các cơ chế ưu đãi cần miễn tiền sử dụng đất; miễn, giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng; chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu nhà ở công nhân được hạch toán vào chi phí giá thành hạ tầng chung của cả khu công nghiệp.

Bộ Xây dựng cũng cho biết, về chính sách ngắn hạn, đối với quy hoạch quỹ đất làm nhà công nhân đề nghị UBND cấp tỉnh rà soát, yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, nghiêp cứu dành một phần quỹ đất dịch vụ trong khu công nghiệp làm nhà lưu trú công nhân.

Rà soát đối với các khu công nghiệp, nếu chưa sử dụng hết diện tích đất công nghiệp thì đề nghị cho điều chỉnh quy hoạch để dành phần diện tích đất đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân, thiết chế của công đoàn cho công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp và giao doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp trực tiếp đầu tư hoặc phối hợp với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam để triển khai thực hiện.

Đối với các dự án nhà ở xã hội gần khu công nghiệp, đề nghị có các cơ chế, giải pháp, tạo môi trường thuận lợi về đất đai, thủ tục hành chính, hỗ trợ, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp tích cực tham gia để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, ưu tiên hỗ trợ bán, cho thuê, cho thuê mua đối với công nhân khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Căn cứ điều kiện thực tiễn, đặc thù riêng của các địa phương, triển khai ban hành các thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đối với nhà lưu trú công nhân; áp dụng các công nghệ mới trong việc đầu tư xây dựng nhà công nhân đáp ứng mục tiêu tiết kiệm chi phí, thời gian thi công, thích ứng môi trường, khí hậu…

Ngoài ra cũng theo Bộ Xây dựng, về nguồn vốn phát triển nhà công nhân, đề nghị Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa danh mục phát triển nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở công nhân khu công nghiệp vào danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025.

Đồng thời, xem xét, bổ sung kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để thực hiện chính sách nhà ở xã hội cho Ngân hàng chính sách xã hội cũng như các tổ chức ngân hàng được chỉ định để cho vay phát triển nhà ở xã hội trong giao đoạn 2021-2025, trong đó sớm bố trí nguồn vốn 3.000 tỷ đồng cho phát triển nhà ở xã hội (trong đó có nhà công nhân) theo Nghị quyết 41/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ.

Căn cứ Nghị quyết số 75/NQ-CP ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2021 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương trong đó giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai xây dựng Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023, Bộ Xây dựng kiến nghị bổ sung gói tín dụng khoảng 30.000 tỷ đồng theo hình thức tái cấp vốn cho chủ đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất vay để đầu tư phát triển nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở công nhân, góp phần đảm bảo “mục tiêu kép”: bảo đảm an sinh xã hội – nhà ở cho các đối tượng yếu thế (người thu nhập thấp, công nhân); thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế bền vững, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp gắn với hỗ trợ phát triển thị trường nhà ở và bất động sản.

Các dự án bị chậm tiến độ

Bộ Xây dựng cho biết đến nay trên địa bàn cả nước đã hoàn thành 266 dự án nhà ở xã hội, quy mô xây dựng khoảng hơn 142.000 căn, với tổng diện tích hơn 7.100.000 m2; đang tiếp tục triển khai 278 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 276.000 căn, với tổng diện tích khoảng 13.800.000 m2.

Trong đó, đối với nhà ở xã hội ở dành cho công nhân khu công nghiệp, đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 121 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 54.000 căn hộ, với tổng diện tích 2.700.000 m2; đang tiếp tục triển khai 100 dự án với quy mô xây dựng khoảng 134.000 căn hộ, tổng diện tích 6.700.000 m2.

Trong giai đoạn từ đầu năm 2021 đến nay chưa có dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân được hoàn thành bàn giao do ảnh hưởng chung của dịch Covid-19 nên hầu hết các dự án bị chậm tiến độ.

Minh Chí

Tin khác

Hà Nội phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4

Hà Nội phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4

(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1972/QĐ-UBND, phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4, tỷ lệ 1/2000 thuộc địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện"; cùng với đó, có các giải pháp từng khâu trong việc bảo đảm cung ứng điện, gồm: Nguồn điện, tải điện, phân phối điện, sử dụng điện và giá điện; yêu cầu dứt khoát hoàn thành đường dây 500 kV mạch 3 trước 30/6.

Tin tức
Bộ Công Thương đề xuất 2 phương thức nhà máy điện gió, điện mặt trời bán trực tiếp cho khách hàng

Bộ Công Thương đề xuất 2 phương thức nhà máy điện gió, điện mặt trời bán trực tiếp cho khách hàng

(CLO) Bộ Công Thương đề xuất đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời (Đơn vị phát điện) sẽ được bán điện trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện lớn (các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng dịch vụ) thông qua đường dây riêng hoặc qua lưới điện quốc gia.

Tin tức
Huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã đạt 27/31 tiêu chí thành lập quận

Huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã đạt 27/31 tiêu chí thành lập quận

(CLO) Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Trung Thuận cho biết, về kết quả thực hiện các tiêu chí thành lập quận, đến nay, huyện đã đạt 27/31 tiêu chí.

Tin tức
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang hội kiến Chủ tịch Quốc hội Venezuela

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang hội kiến Chủ tịch Quốc hội Venezuela

(CLO) Tiếp Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Chủ tịch Quốc hội Venezuela Jorge Rodriguez khẳng định Venezuela luôn coi Việt Nam là nước bạn bè thân thiết, mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác và phát triển, cũng như học tập kinh nghiệm Việt Nam mở cửa nền kinh tế, đa dạng hoá quan hệ với các đối tác quốc tế.

Tin tức