Nga có kế hoạch duy trì vị trí thứ hai về sản lượng vàng toàn cầu trong những năm tới
(CLO) Nga đặt mục tiêu giữ vững vị trí thứ hai thế giới về khai thác vàng, với sản lượng từng đạt 332 tấn năm 2021.
Theo dõi báo trên:
Nỗi hoang mang mang tên sách bổ trợ
Chương trình giáo dục phổ thông trước đây học sinh chỉ cần mua sách giáo khoa. Ngoài ra những em nào muốn học nâng cao thì mua thêm sách tham khảo. Giá bộ sách giáo khoa lớp 1 chỉ 47 nghìn đồng. Năm học 2019 -2020 là 54 nghìn đồng.
Nhưng năm học này (2020-2021), lớp 1 học theo chương trình phổ thông 2018. Ngoài sách giáo khoa và sách tham khảo lại xuất hiện một loại sách với tên gọi mới là sách bổ trợ.
Chấm dứt việc loạn sách bổ trợ hiện nay chỉ có cách là không cho đưa vào chương trình chính khóa trong nhà trường (ảnh Trinh Phúc).
Sách bổ trợ là sách kèm theo sách giáo khoa. Hiện một cuốn sách giáo khoa có đến 1 đến 2 cuốn sách bổ trợ đi kèm. Vì thế, sách bổ trợ còn nhiều hơn sách giáo khoa và đắt tương đương hoặc hơn sách giáo khoa.
Sách bổ trợ của lớp 1 bao gồm: Vở bài tập Tiếng Việt 1; Vở bài tập Tiếng Việt 2; Vở bài tập Toán 1; Vở bài tập Toán 2; Vở bài tập Đạo đức1; Vở bài tập Tự nhiên & Xã hội 1; Vở bài tập Âm nhạc; Vở bài tập Mỹ thuật; …Hầu như môn học nào cũng đều có sách bổ trợ của môn học đó.
Sự xuất hiện sách bổ trợ đang khiến gánh nặng chi tiêu của phụ huynh đầu năm học mới tăng lên cấp số nhân (ảnh nguồn internet).
Nhìn vào bản danh sách các sách bổ trợ đối với học sinh lớp 1, nhiều người giật mình. Chị Nguyễn Thi Thu ở Hà Đông, Hà Nội cho rằng, học sinh lớp 1 nhưng quá nhiều sách. Phải mang đến lớp gần 20 cuốn sách là điều phi lý. Đây là con số quá “kinh khủng” với một đứa trẻ 6 tuổi.
Đồng quan điểm, anh Trần Ngọc Quang ở Ba Đình cho rằng, nếu những sách không bắt buộc mua thì cũng không bắt học sinh mang theo lên lớp. Trẻ không thể mang vác nặng khi đến trường.
Lý do xuất hiện loại sách bổ trợ đối với học sinh lớp 1 năm học 2020 – 2021 được cho là xuất phát từ chủ trương không cho học sinh viết vào sách giáo khoa.
Việc không cho học sinh viết vào sách giáo khoa nên các nhà xuất bản đã in ra các loại sách bổ trợ nhằm giúp học sinh đỡ chép bài mà làm bài tập trực tiếp vào sách cho nhanh hơn.
Nói về sự xuất hiện của sách bổ trợ, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình phổ thông 2018 cho rằng: “Dư luận trước đây gây sức ép nên mới có quy định không để cho học sinh viết vào sách giáo khoa. Vì quy định đó nên mới sinh ra vở bài tập để học sinh viết vào.
Tôi cho rằng, chủ trương không cho học sinh viết vào sách giáo khoa là chủ trương sai. Vì học sinh bị cấm viết vào sách giáo khoa nên buộc phải mất thêm mấy chục nghìn mua sách bổ trợ.
Tự nhiên vừa làm phụ huynh tốn tiền vừa khiến học sinh phải đeo cặp nặng hơn.
Do đó, các cấp lãnh đạo từ Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu lại. Không nên chiều dư luận để ra một quy định thiếu thực tế như vậy”.
Nguy cơ bị phân biệt đối xử trong trường học
Hiện chưa có thống kê chỉ ra bao nhiêu % phụ huynh đã mua sách bổ trợ. Nhưng câu hỏi đặt ra lúc này là nếu như 100% phụ huynh không mua sách bổ trợ, giáo viên và nhà trường không sử dụng sách bổ trợ thì chất lượng giáo dục có đảm bảo?
Trên các diễn đàn mạng xã hội, một số thầy cô cho rằng rất khó để dạy học nếu không có sách bổ trợ. Học sinh lớp 1 đọc chưa thông, viết chưa thạo nên chưa thể chép được bài tập vì thế cần thiết phải có sách in bài tập sẵn để học sinh làm bài.
Nếu có sách in sẵn bài tập, học sinh chỉ việc điền vào đáp án thì trong một thời gian học sinh sẽ làm được nhiều bài tập.
Trao đổi với phóng viên, chị Nguyễn Thị Thu lo lắng: “Nếu cả lớp có sách bài tập chỉ một vài cháu không có thì cô giáo sẽ hướng dẫn các cháu không có sách bổ trợ học như thế nào? Tôi lo những cháu đó bị phân biệt đối xử!
Sách bổ trợ là tài liệu không bắt buộc vậy nên cấm đưa vào giảng dạy trong chính khóa. Để tránh tình trạng phân biệt đối xử trong lớp học”.
Lo lắng của chị Thu là không thừa vì trên thực tế nhiều học sinh đã bị phân biệt đối xử khi không tham gia học thêm, học liên kết ngoại ngữ trong các nhà trường.
Xung quanh việc này trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, sách giáo khoa là sách kiến thức cơ bản cần cho học sinh. Chính cái đó là cái nhà trường cần dạy.
Sách bổ trợ là những kiến thức viết thêm không bắt buộc học và dạy trong nhà trường. Nếu cô thầy bắt buộc dạy học theo sách bổ trợ là không đúng.
Ông Trần Xuân Nhĩ nhấn mạnh: “Thời gian qua, báo chí đưa tin mỗi em học sinh có đến mấy chục cuốn sách giáo khoa cái đó ngành giáo dục phải quản lý, chỉ đạo không để lãng phí, đừng để mua sách rồi thành giấy lộn, tốn tiền.
Sách giáo khoa đã 200 nghìn đồng, các sách bổ trợ và tài liệu kèm theo lên đến 600 đến 700 nghìn đồng nữa thì quá vô lý. Ngành giáo dục phải chỉ đạo dừng không thể thả nổi việc này.
Sách in quá nhiều, học sinh 6 tuổi mamg một cái ba lô không khéo nặng bằng cơ thể của các em.
Do đó, Bộ phải chỉ đạo tất cả nội dung trong sách giáo khoa là đủ để trang bị kiến thức cho học sinh. Nhà trường dạy đúng tinh thần sách giáo khoa cho nên không được đưa sách bổ trợ vào dạy trong nhà trường”.
Trinh Phúc
(CLO) Nga đặt mục tiêu giữ vững vị trí thứ hai thế giới về khai thác vàng, với sản lượng từng đạt 332 tấn năm 2021.
(CLO) Năm 2025, Bộ Xây dựng đã bố trí 69,187 tỉ đồng trong kế hoạch bảo trì hệ thống Quốc lộ năm 2025 cho tuyến Quốc lộ 3C để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến.
(CLO) Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế nhập khẩu trên diện rộng, thị trường chứng khoán toàn cầu đã lao dốc trong hai ngày liên tiếp.
(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao Châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.
(CLO) Với quỹ đất phụ cận 18.450 ha dọc tuyến Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Hà Nội tìm hướng khai thác hiệu quả 8.725,5 ha tiềm năng. Các chuyên gia nhấn mạnh, việc này cần đảm bảo lợi ích kinh tế tối ưu, tuân thủ pháp lý, không tổn hại môi trường và đời sống dân cư, đồng thời đòi hỏi quản lý nguồn thu minh bạch, giám sát chặt chẽ để tránh thất thoát.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại Trung tâm Phát triển và quảng bá sách văn học Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, đã diễn ra buổi lễ ra mắt trang trọng các tác phẩm mới, đánh dấu những đóng góp đầy tâm huyết cho văn đàn Việt Nam của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn.
(CLO) Ngày cuối tuần, rất đông người dân được các cán bộ, chiến sĩ Công an TP HCM hỗ trợ làm căn cước, tài khoản định danh điện tử tại nhà ga Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Mọi công tác diễn ra nhanh chóng, chỉ mất khoảng 5-7 phút.
(CLO) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 6 tỷ đồng, giảm tới 51% so với báo cáo tự lập. Dù không còn lỗ như năm 2023, doanh nghiệp vẫn đối mặt với khoản lỗ lũy kế khổng lồ hơn 3.240 tỷ đồng.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đề cập đến thâm hụt thương mại hàng hóa, nhưng lại bỏ qua thặng dư khổng lồ từ ngành dịch vụ - gồm doanh thu từ phim ảnh, Google, Amazon hay Facebook - nơi Mỹ đang thắng đậm trên toàn cầu.
(CLO) Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận việc sa thải Tướng Không quân bốn sao Timothy Haugh, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và Chỉ huy Bộ Tư lệnh Không gian mạng Hoa Kỳ.
(CLO) GM từng bán dữ liệu lái xe cho hãng bảo hiểm, hé lộ nguy cơ quyền riêng tư bị xâm phạm ngay từ vô lăng.
(CLO) Cổ phiếu công nghệ lao dốc mạnh vào thứ Năm, trong đó Apple dẫn đầu khi chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng sau thông báo thuế quan đối ứng từ Tổng thống Donald Trump một ngày trước đó.
(CLO) Sở Xây dựng Hà Nội sẽ tổ chức lại giao thông để phục vụ phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập và đảm bảo trật tự, chống ùn tắc tại khu vực quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục trong thời gian từ ngày 7 - 30/4.
(CLO) Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục được biết đến là hai TikToker nổi tiếng sở hữu nhiều tài sản lớn, cùng đứng tên trên nhiều doanh nghiệp.
(CLO) Gây ra hai vụ tai nạn ở huyện Nghi Lộc và Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) ôtô 7 chỗ bị nổ lốp nhưng tài xế vẫn cố tình bỏ chạy khoảng 35 km thì bị bắt giữ.
(CLO) Thi đấu kiên cường trong hơn 90 phút trên sân cỏ, đội tuyển U17 Indonesia đã tạo địa chấn khi đánh bại ứng viên vô địch U17 Hàn Quốc tỷ số 1-0 ở trận ra quân bảng C VCK U17 châu Á 2025.
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) đã đón tiếp trọng thị đoàn đại diện Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM, Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ (IIE) và các lãnh đạo cấp cao của 20 trường đại học Hoa Kỳ, trong khuôn khổ chương trình “Hợp tác Học thuật Quốc tế Việt Nam” (IAPP Vietnam), nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ.
(NB&CL) Dạy thêm học thêm có nguyên nhân từ việc giáo dục chạy theo điểm số, kiến thức mà không coi trọng đến hình thành năng lực, phẩm chất người học.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản về việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong tổ chức, hoạt động dạy thêm, học thêm (DTHT).
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đã kết thúc và những thành viên xuất sắc nhất đã được lựa chọn đại diện cho Việt Nam.
(CLO) Một trong những thay đổi trong tuyển sinh đại học của năm 2024 so với các năm trước đây chính là sự tăng lên gần 20 nghìn thí sinh theo học các ngành STEM so với năm 2023 và được đánh giá là xu thế rất tích cực.
Hơn 5 nghìn cơ hội việc làm được gần 70 doanh nghiệp trong và ngoài nước mang tới Ngày hội việc làm Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) năm 2025, phản ánh niềm tin của các doanh nghiệp vào năng lực của sinh viên HaUI, cũng như nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.
Chiều 29/3, tại Trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) phối hợp cùng Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4) - Đài Truyền hình Việt Nam chính thức ra mắt chương trình truyền hình “Tiếng Việt diệu kì”, hướng tới cộng đồng trẻ em người Việt sinh sống tại nước ngoài.
(CLO) Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: “Chấm dứt dạy thêm học thêm, bây giờ không còn là dự lệnh nữa, mà phải trở thành mệnh lệnh của toàn ngành chúng ta”.