(NB&CL) Trong bối cảnh hiện nay, việc làm thêm giờ của công nhân là một nhu cầu thực tế cần chấp nhận. Song cần cân đối hài hòa để NLĐ có thể đảm bảo cuộc sống bằng thu nhập của chính mình, vừa có thời gian cho những nhu cầu cũng như những nhiệm vụ khác để họ có cuộc sống thực sự để “sống”.
Sáng 14/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe báo cáo và cho ý kiến về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi). Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Về các vấn đề xã hội nhận định, việc kéo dài thời giờ làm thêm là đi ngược lại với xu hướng tiến bộ; việc tăng thời giờ làm thêm trong điều kiện công tác thanh tra, kiểm tra, chế tài xử lý vi phạm còn hạn chế sẽ có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp lợi dụng thời giờ làm thêm khai thác sức lao động, người lao động sẽ cạn kiệt sức lao động sớm hơn so với tuổi lao động. Trước đó, Bộ luật Lao động (sửa đổi) có một số quy định liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động (NLĐ). Trong đó, đề xuất giảm giờ làm từ 48 giờ/tuần xuống 44 giờ/tuần đã nhận được nhiều phản hồi từ doanh nghiệp.
Chưa phải thời điểm!
Theo ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đề xuất này nhằm cải thiện điều kiện cho NLĐ, tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề được kiến nghị vì cho rằng đề xuất gây cản trở, khó khăn cho DN. Điều chỉnh giờ làm ngày thường từ 48 giờ/tuần xuống 44 giờ/tuần, thì một năm sẽ giảm tới 220 giờ, điều này không hợp lý với DN.
Tăng giờ làm thêm nhưng cần phải đảm bảo quyền lợi của người lao động.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, xã hội càng hiện đại, nước càng giàu thì thời giờ làm việc càng ngắn, nước càng nghèo thì thời giờ làm việc càng dài; nước có năng suất lao động càng cao thì số giờ làm việc của NLĐ càng thấp, năng suất càng thấp thì số giờ làm việc của NLĐ càng cao; số giờ làm việc của NLĐ cao hay thấp phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố kinh tế, xã hội, bên cạnh các yếu tố khác như sức khỏe, điều kiện lao động, môi trường...
Nếu sửa đổi giờ làm việc xuống còn 44 giờ/tuần thì giờ làm thêm sẽ tăng lên và tính lương theo lũy tiến thì sẽ là gánh nặng thêm cho DN. Muốn sử dụng lao động làm việc bình thường như cũ thì DN sẽ phải trả mỗi tuần 4 giờ làm thêm, đây là gánh nặng chi phí rất lớn cho DN nội, khi có tới 98% là DN vừa và nhỏ hoặc siêu nhỏ có năng lực hạn chế, rất khó cạnh tranh với các DN nước ngoài có tiềm lực kinh tế mạnh.
Việc giảm giờ làm cũng sẽ thách thức khả năng tích lũy và tồn tại cũng như phát triển tương lai của DN nội, chưa kể đến khả năng bị cạnh tranh các đơn hàng xuất khẩu với các nước khác đang có lợi thế hơn về giá nhân công lao động.
Việt Nam với thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình thấp (2.340 USD vào năm 2017 theo số liệu của World Bank), năng suất lao động còn ở mức thấp, tỷ trọng các ngành thâm dụng lao động có giá trị gia tăng thấp vẫn còn lớn (các ngành sản xuất gia công, lắp ráp linh kiện điện tử, dệt may, thủy sản, da giày, chế biến gỗ…) thì nhu cầu mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ là có thực để góp phần tăng thu nhập, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Theo các chuyên gia, đây là giải pháp nhằm rút ngắn khoảng cách về thời gian làm việc đang có sự bất bình đẳng giữa NLĐ ở khu vực công và khu vực DN. Tuy nhiên, giải pháp nào thì cũng cần sự cân bằng lợi ích từ cả hai phía DN và NLĐ.
Đừng để người lao động thiệt thòi
Phải thừa nhận rằng hiện nay năng suất lao động của người Việt Nam rất thấp so với khu vực và thế giới. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Năng suất châu Á, năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn hai lần so với năng suất bình quân khu vực Cộng đồng kinh tế ASEAN. Còn theo nghiên cứu của ILO, năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất châu Á - Thái Bình Dương, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và Hàn Quốc 10 lần.
Tuy nhiên, điều này không phải hoàn toàn do lỗi của người lao động mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường làm việc, trang thiết bị máy móc của doanh nghiệp. Tăng năng suất lao động không phải bằng cách kéo dài thời gian làm việc mà phải thông qua việc cải tiến công nghệ, quy trình sản xuất và đưa thiết bị hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực. Nếu chỉ đáp ứng nguyện vọng một phía cho doanh nghiệp thì sẽ thiệt thòi cho người lao động.
Trên thực tế, xu hướng giảm giờ làm là xu hướng tiến bộ của loài người trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất, đảm bảo tăng năng suất lao động, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp nhưng duy trì được sức khỏe, khả năng tái tạo sức lao động cũng như có thời gian chăm sóc sức khỏe gia đình của người lao động. Tình trạng làm việc theo tính chất dây chuyền hiện nay khiến nhiều lao động không chịu đựng nổi, dẫn đến suy kiệt sức khỏe, chưa kể khả năng dinh dưỡng cho người lao động còn đang bị hạn chế. Thời giờ làm thêm phải tính toán sao để đảm bảo sức khỏe cho người lao động trong hoàn cảnh tố chất thể lực của người Việt không cao, môi trường làm việc lại chưa phải là tốt.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng xảy ra tai nạn lao động trong thời gian làm thêm giờ cao hơn rất nhiều so với thời gian làm việc chính thức. Vì thế phải cân nhắc, cân đối để vừa giải quyết được những khó khăn của doanh nghiệp, nhưng vừa đảm bảo được quyền lợi cũng như sức khỏe của người lao động.
Những giờ làm việc kéo dài sẽ giảm chất lượng cuộc sống của bản thân người lao động, do mâu thuẫn giữa thời gian dành cho gia đình, thời gian dành cho nhiệm vụ và các nhu cầu khác ngoài công việc, thật khó để có thể sắp xếp một cuộc sống trọn vẹn trong khi quỹ thời gian dành cho công việc quá nhiều.
Trong bối cảnh hiện nay, việc làm thêm giờ của công nhân là một nhu cầu thực tế cần chấp nhận. Song cần cân đối hài hòa để người lao động có thể đảm bảo cuộc sống bằng thu nhập của chính mình, vừa có thời gian cho những nhu cầu cũng như những nhiệm vụ khác, làm sao để họ có cuộc sống thực sự để “sống”.
Báo cáo thẩm tra của Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, liên quan đến việc mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa lên 400 giờ/năm (tăng 100 giờ so với quy định hiện hành) Ủy ban cho rằng, trên thực tế, nhu cầu làm thêm giờ là có thật; từ phía người lao động bản chất là do tiền lương và thu nhập chưa bảo đảm trang trải cuộc sống; từ phía người sử dụng lao động là do nhu cầu sản xuất, kinh doanh và tùy theo từng thời điểm. Tuy nhiên, việc kéo dài thời giờ làm thêm là đi ngược lại với xu hướng tiến bộ; việc tăng thời giờ làm thêm trong điều kiện công tác thanh tra, kiểm tra, chế tài xử lý vi phạm còn hạn chế sẽ có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp lợi dụng thời giờ làm thêm khai thác sức lao động, dẫn đến hậu quả người lao động sẽ cạn kiệt sức lao động sớm hơn so với tuổi lao động.
Ủy ban đề nghị, vấn đề này cần được Cơ quan soạn thảo tiếp tục làm rõ thêm và việc quy định thời gian làm thêm giờ phải theo hướng đảm bảo chặt chẽ, giới hạn trong một số trường hợp đối với một số ngành, nghề, công việc nhất định và phải bảo đảm các nguyên tắc như: phải có sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động; áp dụng tiền lương lũy tiến cho thời gian làm thêm giờ; bổ sung quy định khống chế giờ làm thêm tối đa theo tháng và có cơ chế kiểm tra, thanh tra, giám sát.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại Trung tâm Phát triển và quảng bá sách văn học Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, đã diễn ra buổi lễ ra mắt trang trọng hai tác phẩm mới mới, đánh dấu những đóng góp đầy tâm huyết cho văn đàn Việt Nam của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn.
(CLO) Ngày cuối tuần, rất đông người dân được các cán bộ, chiến sĩ Công an TP HCM hỗ trợ làm căn cước, tài khoản định danh điện tử tại nhà ga Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Mọi công tác diễn ra nhanh chóng, chỉ mất khoảng 5-7 phút.
(CLO) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 6 tỷ đồng, giảm tới 51% so với báo cáo tự lập. Dù không còn lỗ như năm 2023, doanh nghiệp vẫn đối mặt với khoản lỗ lũy kế khổng lồ hơn 3.240 tỷ đồng.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đề cập đến thâm hụt thương mại hàng hóa, nhưng lại bỏ qua thặng dư khổng lồ từ ngành dịch vụ - gồm doanh thu từ phim ảnh, Google, Amazon hay Facebook - nơi Mỹ đang thắng đậm trên toàn cầu.
(CLO) Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận việc sa thải Tướng Không quân bốn sao Timothy Haugh, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và Chỉ huy Bộ Tư lệnh Không gian mạng Hoa Kỳ.
(CLO) Cổ phiếu công nghệ lao dốc mạnh vào thứ Năm, trong đó Apple dẫn đầu khi chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng sau thông báo thuế quan đối ứng từ Tổng thống Donald Trump một ngày trước đó.
(CLO) Sở Xây dựng Hà Nội sẽ tổ chức lại giao thông để phục vụ phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập và đảm bảo trật tự, chống ùn tắc tại khu vực quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục trong thời gian từ ngày 7 - 30/4.
(CLO) Gây ra hai vụ tai nạn ở huyện Nghi Lộc và Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) ôtô 7 chỗ bị nổ lốp nhưng tài xế vẫn cố tình bỏ chạy khoảng 35 km thì bị bắt giữ.
(CLO) Thi đấu kiên cường trong hơn 90 phút trên sân cỏ, đội tuyển U17 Indonesia đã tạo địa chấn khi đánh bại ứng viên vô địch U17 Hàn Quốc tỷ số 1-0 ở trận ra quân bảng C VCK U17 châu Á 2025.
(CLO) Meta, công ty mẹ của Facebook đang đối mặt với vụ kiện liên quan đến cáo buộc kích động bạo lực ở Ethiopia. Các nguyên đơn đang yêu cầu Meta thành lập một quỹ trị giá 2,4 tỷ USD để bồi thường cho các nạn nhân trên nền tảng này.
(CLO) Tổng thống Donald Trump một lần nữa gia hạn thời hạn cho chủ sở hữu Trung Quốc ByteDance của TikTok phải bán ứng dụng video ngắn này nếu không sẽ bị cấm tại Mỹ.
(CLO) Với thành tích tốt tại vòng loại futsal nữ châu Á 2025, đội tuyển futsal nữ Việt Nam được cộng thêm 15.32 điểm, tiếp tục duy trì thứ hạng 11 thế giới, hạng 4 châu Á.
(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.