Cần tận dụng cơ hội để ngành xây dựng “lột xác”

Thứ tư, 18/09/2019 15:26 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việc Việt Nam lọt vào top 10 quốc gia đáng sống nhất thế giới năm 2019, cùng với việc các nhà đầu tư nước ngoài đang tham gia vào cuộc đua M&A bất động sản… được xem là những cơ hội để ngành xây dựng “lột xác” trong thời gian tới.

“Tụt dốc” theo… bất động sản

Theo thông tin mà Hiệp hội bất động sản TPHCM (HoREA) đưa ra thì thị trường bất động sản thành phố 7 tháng đầu năm 2019 đã bị sụt giảm mạnh cả về qui mô lẫn nguồn cung dự án và nguồn cung sản phẩm nhà ở, nhất là loại căn hộ nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền, căn hộ nhà ở xã hội.

Điển hình, trong 6 tháng đầu năm 2019, chỉ có 3 dự án nhà ở thương mại (mới) được Sở Xây dựng đề xuất UBND TPHCM công nhận chủ đầu tư với quy mô diện tích là 2,233 ha và 924 căn hộ, giảm 16 dự án (giảm 84,2%) so với cùng kỳ năm 2018. Sở Xây dựng cũng chỉ đề xuất chấp thuận đầu tư 10 dự án nhà ở thương mại (mới), giảm 46  dự án (giảm 82,2%) so với cùng kỳ năm 2018.

Chưa kể, số lượng dự án bị sụt giảm cũng là nguyên nhân dẫn đến số lượng căn hộ bình dân trên thị trường bị sụt giảm tới 41% và tỉ lệ căn hộ cao cấp cung ứng ra thị trường cũng giảm khoảng 34%.

Theo các chuyên gia, trong nửa đầu năm 2019, lĩnh vực xây dựng ở TPHCM cũng chững lại theo thị trường bất động sản.

Theo các chuyên gia, trong nửa đầu năm 2019, lĩnh vực xây dựng ở TPHCM cũng chững lại theo thị trường bất động sản.

Không chỉ vậy, việc thị trường bất động sản “lao dốc” cũng khiến cho lĩnh vực xây dựng trên địa bàn TPHCM chững lại trong nửa đầu năm 2019. Nếu như trong giai đoạn từ nửa cuối năm 2016 đến khoảng giữa năm 2018, lĩnh vực xây dựng sôi động theo cơn sốt cao trào của bất động sản, thì trong 6 tháng đầu năm 2019, ngành xây dựng đã có sự “tụt dốc” đáng kể. 

Minh chứng điển hình là ngoài việc sụt giảm dự án nhà ở thương mại thì số lượng hợp đồng xây dựng công trình nhà phố được ký kết tại các công ty xây dựng ở TP. HCM cũng giảm đi nhiều so với những năm trước.

Là một chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, ông Nguyễn Ba – Giám đốc Công ty MTV DV Thiết kế – Xây dựng Nam Gia Thành (272/9 đường 26/3, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân) cho rằng, ngành xây dựng vốn có quan hệ mật thiết với lĩnh vực bất động sản. Cho nên, khi thị trường bất động sản gặp khó khăn thì các công ty xây dựng cũng vấp phải không ít chông chênh.

“Trong 6 tháng đầu năm 2019, khi thị trường bất động sản gặp khó, số lượng dự án sụt giảm thì lĩnh vực xây dựng cũng theo đó mà chậm lại, thậm chí các công trình được xây dựng giảm sút đi nhiều so với vài năm trở lại đây”, ông Ba nói.

Cần nhanh chóng tạo dựng thương hiệu

Tuy nhiên, chuyên gia xây dựng Nguyễn Ba cho rằng, thời gian tới, cơ hội phát triển sẽ rộng mở với ngành xây dựng. Bởi lẽ, theo như “tiên lượng” của một số chuyên gia tại Diễn đàn Mua bán - Sáp nhập (M&A) doanh nghiệp Việt Nam thường niên lần thứ 11 - năm 2019 vừa được tổ chức tại TP. HCM thì M&A bất động sản tại thị trường Việt Nam đang được đánh giá cao về tiềm năng thu hút cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Thực tế cũng cho thấy, nhiều nhà đầu tư nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… đã góp mặt trong cuộc đua tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt nhất với kỳ vọng về dòng tiền sinh lời ổn định và lãi suất cao. Khi các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực bất động sản thì ngành xây dựng cũng phát triển theo. Do đó, bên cạnh việc số lượng công trình gia tăng thì một điều tất yếu là ngành xây dựng cũng phải được đầu tư để bắt kịp xu hướng của thời đại.

Ông Nguyễn Ba cho rằng, thời gian tới, cơ hội phát triển sẽ rộng mở với ngành xây dựng.

Ông Nguyễn Ba cho rằng, thời gian tới, cơ hội phát triển sẽ rộng mở với ngành xây dựng.

Hơn nữa, người nước ngoài thường có yêu cầu cao về kỹ thuật xây dựng, cũng như chất lượng công trình. Cho nên các công ty xây dựng bắt buộc phải tự nâng cấp mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và không bị đào thải khỏi cuộc chiến giành thị phần trên thị trường.

Ở một diễn biến khác, vừa qua, Việt Nam đã lọt vào top 10 quốc gia đáng sống nhất thế giới năm 2019. Cho nên, ngành xây dựng nói chung và các công ty xây dựng nói riêng cần thiết phải nhanh chóng tạo dựng thương hiệu vững mạnh cho mình. Tuy nhiên, việc tạo dựng thương hiệu để được các nhà đầu tư chọn làm điểm đến tin cậy không hề là điều đơn giản.  

Bởi lẽ, ngành xây dựng ở nước ta có thể nói là chậm phát triển hơn nhiều nước trên thế giới. Trong khi ở nước ngoài đã áp dụng công nghệ cao, máy móc hiện đại trong xây dựng thì ở nước ta sử dụng lao động phổ thông là chủ yếu. Đó là chưa kể, lao động trong lĩnh vực xây dựng ngoài “non” tay nghề thì còn làm việc có tính thời vụ, không lâu dài… khiến các công ty nhiều lúc lao đao vì “thừa thầy thiếu thợ”. 

“Tôi nghĩ, để tạo dựng được thương hiệu nhằm “chung tay” vào sự phát triển của ngành xây dựng thì các công ty xây dựng dù lớn hay nhỏ cũng nên tính tới việc nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ thi công. Đồng thời, các công ty cũng nên tích cực đưa công nghệ xanh vào xây dựng. Một điều quan trọng nữa nằm ở góc độ giáo dục, đó là cần đào tạo được đội ngũ kỹ thuật, thợ – thầy có tay nghề cao để đáp ứng được yêu cầu xây dựng ngày một nâng cao và sự “khó tính” tăng dần của thị trường”, ông Ba nói. 

Chuẩn bị gì để tạo thương hiệu?

Đồng tình với các quan điểm nêu trên, ông Trần Xuân Hiếu, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại Trần Gia (17 Đường số 1, Cư xá Chu Văn An, phường 26, quận Bình Thạnh) cho rằng, thương hiệu rất quan trọng. Bởi lẽ, nó giúp truyền tải thông điệp và điều mà các tổ chức, cá nhân sở hữu thương hiệu muốn gửi gắm đến người tiêu dùng, đến xã hội…

Mặt khác, việc nhận diện thương hiệu còn thể hiện được sự cam kết về giá trị mà đơn vị sở hữu thương hiệu sẽ cung cấp cho khách hàng. Chưa kể, thương hiệu còn giúp thể hiện tính chuyên biệt, lớn mạnh của cá nhân, tổ chức… sở hữu nó.

Theo ông Hiếu, liên quan tới công tác chuẩn bị nhằm giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng nhận biết thương hiệu của các công ty xây dựng khi đầu tư tại Việt Nam nói chung và TP. HCM nói riêng, thì điều tiên quyết mà các doanh nghiệp cần phải tính đến là làm tốt khâu thiết logo.

Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là các doanh nghiệp nhỏ không có quá nhiều kinh phí khi xây dựng thương hiệu. Do đó, khi thiết kế một logo thì những vấn đề về màu sắc, kích thước, cách thể hiện… đặc biệt là thông điệp cần truyền tải của logo chính là yếu tố quyết định đến sự thành công của việc thiết kế logo. 

Theo ông Trần Xuân Hiếu việc tạo dựng thương hiệu là rất quan trọng.

Theo ông Trần Xuân Hiếu việc tạo dựng thương hiệu là rất quan trọng.

Ngoài việc thiết kế logo, các công ty còn cần chuẩn bị tốt về nhân lực, vật lực, cũng như nguồn vốn để sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Trong đó, về mặt nhân lực thì vốn dĩ người Việt Nam rất cần cù, chịu khó học hỏi và có tinh thần cầu tiến cao. Cho nên, doanh nghiệp cần thiết phải tạo điều kiện để cho đội ngũ nhân viên, người lao động của họ sớm tiếp tận, học hỏi công nghệ tiên tiến của các nước phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản… Điều này có thể sẽ giúp cho các công ty đỡ phải bỡ ngỡ nếu hợp tác với các công ty nước ngoài khi họ đầu tư vào Việt Nam. 

Thêm nữa, đối với máy móc, thiết bị dùng cho ngành xây dựng thì các công ty cũng cần xem xét hạn chế những thiết bị đã lạc hậu so với sự phát triển chung của toàn cầu. Đồng thời, doanh nghiệp Việt cũng cần tìm hiểu về công nghệ, máy móc hiện đại ở các nước phát triển. Những máy móc, thiết bị nào phù hợp với ngành xây dựng ở Việt Nam thì cần có phương án nhập khẩu về để làm, không phù hợp thì cho qua. Bởi lẽ, dù ở ngoài đã có nhiều sản phẩm dành riêng cho ngành xây dựng rất hiện đại, tuy nhiên không phải sản phẩm nào cùng phù hợp và dùng được ở Việt Nam.

Riêng về nguồn vốn thì bất kỳ công ty nào cũng đã có nền tảng vốn riêng cho mình. Vì vậy, tùy vào từng dự án mà các công ty có phương thức huy động vốn khác nhau. Mặc dù vậy, để hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài một cách có hiệu quả, lâu dài thì việc các công ty xây dựng Việt được hỗ trợ một phần nào đó nguồn vốn là một lợi thế cần phải xúc tiến. 

“Nếu được các nhà đầu tư hỗ trợ một phần nào đó thì hiển nhiên các công ty xây dựng sẽ làm tốt hơn trong các công việc thi công và hoàn thiện công trình như ý cho phía đối tác. Thế nhưng, việc tiếp cận được các nhà đầu tư để kêu gọi hỗ trợ nguồn vốn chẳng hề dễ dàng. Cho nên, những công ty xây dựng như chúng tôi rất mong Nhà nước tạo điều kiện để chúng tôi có cơ hội được tiếp xúc với những nhà đầu tư nước ngoài. Về phần mình, chúng tôi sẽ có những giải pháp riêng để thể hiện năng lực, uy tín trước nhà đầu tư nước ngoài, nhằm thúc đẩy việc ký kết hợp tác và hợp tác có hiệu quả”, ông Hiếu nói.

 Nguyễn Thanh Vĩnh

Tin khác

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

(CLO) Theo báo cáo do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, xuất khẩu lúa mì của Liên minh châu Âu (EU) sang Bắc Phi đã giảm 25% trong 7 tháng đầu của mùa trồng trọt 2023-2024, với nguồn cung từ Nga chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tăng đáng kể dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế Nga vào năm 2024. Trong năm nay, GDP của Nga được dự báo sẽ tăng 3,2%, tăng mạnh so với dự báo 2,6% trong tháng 1.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

(CLO) Việc tăng nguồn cung vàng ở thời điểm này chỉ mang tính ngắn hạn. Về lâu dài, việc đấu thầu vàng sẽ tạo ra nhiều bất ổn cho kinh tế trong nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

(CLO) Các công ty Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia vào các dự án năng lượng của Nga trên đảo Sakhalin do tầm quan trọng của chúng đối với an ninh năng lượng của Tokyo, Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp