Cần tăng cường hỗ trợ thêm tiền mặt cho người dân bị ảnh hưởng COVID-19

Thứ sáu, 05/11/2021 11:16 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đó là một trong những ý kiến đóng góp liên quan đến chính sách an sinh xã hội năm 2022  tại tọa đàm “Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2022 - Khả năng đáp ứng  mục tiêu về An sinh xã hội” tổ chức sáng nay (5/11) tại Hà Nội.

Sáng nay (5/11), tại tọa đàm “Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2022 - Khả năng đáp ứng  mục tiêu về An sinh xã hội” do Liên minh Minh bạch Ngân sách (BTAP), Trung  tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) và Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam  (VESS) phối hợp tổ chức, các chuyên gia kinh tế, tài chính đã có nhiều ý kiến phân tích, đánh giá về  dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022  Chính phủ trình Quốc hội vừa được Bộ Tài chính công bố.

Theo đại diện ban tổ chức tọa đàm, báo cáo này đặt ra một số mục tiêu, trong đó có “huy động, phân bổ và sử dụng  hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước để phòng, chống, kiểm soát dịch COVID-19, tận dụng  tốt các cơ hội thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục giữ vững ổn định kinh  tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội”. 

can tang cuong ho tro them tien mat cho nguoi dan bi anh huong covid 19 hinh 1

Hiện nay mức hỗ trợ đối với các đối tượng yếu thế đang thấp hơn mức sống tối thiểu (ảnh minh họa - Quang Hùng).

Theo TS. Nguyễn Đức Thành,  thành viên của Liên minh BTAP nhận định: “Nhìn chung bản dự thảo NSNN 2022 đã phản  ánh được tinh thần chia sẻ hành động và huy động nguồn lực đương đầu với khó khăn  trong đại dịch hiện nay".

"Tuy nhiên, ngân sách cần được cụ thể hóa hơn, minh bạch hơn  trong việc nêu bật nguồn ngân sách sẽ được sử dụng như thế nào, chấp hành ra sao, nhằm  hướng tới những đối tượng khó khăn nhất, cụ thể ở đây tôi muốn nhấn mạnh tới là người  lao động di cư tại các đô thị chịu ảnh hưởng dịch nặng nề khiến họ phải mất việc hoặc  ngừng việc và trở về quê quán.

Có một nghịch lý cần lưu ý là, những tỉnh nghèo nhất thường  đồng thời có nhiều người di cư nhất, thì lại là những tỉnh cần chi tiêu nhiều nhất trong  việc hỗ trợ người lao động di cư trở về.

Chính vì thế, cần có sự phân bổ ngân sách cho các  tỉnh khó khăn nhất theo một cơ chế đặc biệt, và giám sát chặt chẽ sự chấp hành", ông Thành nêu ý kiến.

Ông Nguyễn Quang Thương, Quyền Giám đốc điều hành Trung tâm Phát triển và Hội nhập  cho rằng: Chính phủ đã thực hiện  nhiều giải pháp để hỗ trợ cho người lao động chịu ảnh hưởng của COVID-19 qua các chính  sách như Nghị quyết 68/NQ-CP, Nghị quyết 116/NQ-CP…

"Tuy nhiên, mức hỗ trợ cao nhất  theo như NQ 68/NQ-CP và NQ 116/NQ-CP vẫn thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, chưa  kể hỗ trợ của Chính phủ là 1 lần trong khi mỗi đợt dịch COVID-19 bùng phát kéo dài ít nhất là  2 tháng", ông Thương nói.

Do đó, ông Thương cho rằng, Chính phủ cần tăng mức hỗ trợ cho bằng tiền mặt cho người  dân, qua đó kích cầu, góp phần hoàn thành mục tiêu NSNN năm 2022.

Cũng liên quan đến vấn đề này, bà Nguyễn Thu Hương, Quản lý cao cấp chương trình Quản trị tốt, tổ chức Oxfam tại Việt Nam cho rằng: “Việt Nam đang hướng tới mục tiêu “An sinh xã hội toàn dân” và để đạt  được mục tiêu này, Việt Nam nên quy định mức phân bổ ngân sách tối thiểu cho An sinh  Xã Hội (có thể từ 6-10% GDP), và tăng chi từ ngân sách nhà nước cho chính sách Bảo  hiểm xã hội tự nguyện, để người lao động tự do có đầy đủ các quyền lợi tương tự như bảo  hiểm xã hội bắt buộc.” 

Phân tích sâu hơn về các gói hỗ trợ vừa qua của Chính phủ, thạc sĩ Phạm Minh Thu, Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho rằng, việc hỗ trợ hiện nay đối với người dân và người lao động thấp không đáp ứng mức sống tối thiểu và dự báo chưa đầy đủ mức độ tác động của đại dịch COVID-19 đến đời sống người lao động.

Mức hỗ trợ một lần cho lao động tự do không đáp ứng mức sống tối thiểu còn mức hỗ trợ lao động có hợp đồng lao động trong một số trường hợp không bằng tiền lương tối thiểu quy định của Nhà nước.

Cũng theo bà Thu, quy định “một đối tượng chỉ hưởng một lần trong một chính sách hỗ trợ” trong khi phạm vi chính sách kéo dài hết năm 2021 cho thấy chưa dự báo hết tình hình tác động của dịch COVID-19 đến đời sống người dân, người lao động.

Do đó, bà Phạm Minh Thu cho rằng, cần tăng cường chương trình trợ cấp tiền mặt với ngân sách đủ lớn (kinh nghiệm quốc tế khoảng 4 – 5% GDP hàng quý), thực hiện càng sớm càng tốt (chuẩn bị ứng phó với những làn sóng COVID-19 trong năm 2022), tiếp cận theo cách phổ cập nhóm (hộ có trẻ em, hộ có người già, người khuyết tật). Mức hỗ trợ tiền mặt phải đạt “mức sống tối thiểu” và thời gian hỗ trợ tiền mặt tương ứng với thời gian cách ly, giãn cách cộng đồng.

Chi đảm bảo an sinh xã hội  cần được coi là khoản chi đầu tư phát triển, hoặc đưa vào chính sách thường xuyên hơn là sử dụng Quỹ Dự phòng.

Được biết, báo cáo Dự toán NSNN năm 2022 được công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính cho thấy về thu NSNN, dự toán thu NSNN năm 2022 đã thận trọng hơn khi dự báo tổng thu cân đối  NSNN 2022 chỉ tăng so với ước thực hiện 2021 có 3,4 %.

Các khoản thu chính được dự toán với sự thận trọng khi thu từ sử dụng đất giảm so 4 % so với cùng kỳ, thu từ hoạt động xuất  nhập khẩu chỉ tăng 5,1% so với số ước thực hiện 2021 và số thu từ dầu thô giảm đi.

Trong  trường hợp dự kiến thu NSNN không tăng thu như kế hoạch hoặc nhu cầu chi tăng mạng thì  cần có kịch bản và biện pháp để xử lý.

Về chi NSNN, dự toán chi NSNN năm 2022 đã cho thấy xu hướng thay đổi cơ cấu chi tiêu  theo hướng phù hợp với bối cảnh dịch bệnh dù còn chưa thực sự rõ nét.

Chi thường xuyên  tăng 5,1% so với dự toán năm 2021 với tăng chi cho một số chính sách an sinh xã hội quan  trọng, phát sinh mới là cần thiết và hợp lý.

Dự toán chi thiếu thông tin chi tiết về việc ban  hành và triển khai các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ người dân chịu ảnh hưởng bởi Covid.

Ngoài ra, việc điều chỉnh lại tỷ lệ phân chia NSNN của một số địa phương như thành phố Hồ  Chí Minh hay Hà Nội là cần thiết khi bối cảnh dịch bệnh đặt ra nhu cầu về chi NSNN rất lớn.

can tang cuong ho tro them tien mat cho nguoi dan bi anh huong covid 19 hinh 2

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Người trẻ chọn chữa lành qua trào lưu 'ngủ 5 ngày 5 đêm ' dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Người trẻ chọn chữa lành qua trào lưu 'ngủ 5 ngày 5 đêm ' dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

(CLO) Thay vì lên kế hoạch cho những chuyến đi dài đắt đỏ để tận hưởng kỳ nghỉ lễ 5 ngày, nhiều bạn trẻ chọn “ngủ 5 ngày 5 đêm” để vừa chữa lành, vừa tiết kiệm chi phí.

Đời sống
Xác lập kỷ lục Việt Nam về 120 món ăn được chế biến từ sâm dây tại Kon Tum

Xác lập kỷ lục Việt Nam về 120 món ăn được chế biến từ sâm dây tại Kon Tum

(CLO) Tại Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế với chủ đề “Ẩm thực dược liệu – tinh hoa núi rừng Ngọc Linh”, Tổ chức kỷ lục Việt Nam Vietkings đã công bố xác lập kỷ lục Việt Nam về 120 món ăn được chế biến từ sâm dây cho huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).

Đời sống
Gen Z làm gì để giải nhiệt cuộc sống dịp nghỉ lễ?

Gen Z làm gì để giải nhiệt cuộc sống dịp nghỉ lễ?

(CLO) Kỳ nghỉ lễ sắp tới là cơ hội vàng để gen Z nghỉ ngơi sau những áp lực công việc, học tập và giải nhiệt cuộc sống khỏi nắng nóng, oi bức. Mỗi người đều có dự định cho riêng mình để xua tan căng thẳng mệt mỏi, cân bằng cuộc sống.

Đời sống
5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Nắng nóng khắp 3 miền

5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Nắng nóng khắp 3 miền

(CLO) Cơ quan khí tượng ghi nhận kiểu thời tiết nắng nóng và nắng nóng gay gắt phủ rộng khắp cả nước trong kỳ nghỉ lễ dịp 30/4-1/5, đây là dạng thời tiết hiếm có trong 10 năm qua.

Đời sống
Triển lãm “Thanh Hóa - 70 năm với Chiến thắng Điện Biên Phủ”

Triển lãm “Thanh Hóa - 70 năm với Chiến thắng Điện Biên Phủ”

(CLO) Tối 25/4, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các đơn vị liên quan đã tổ chức triển lãm “Thanh Hóa - 70 năm với Chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống