(CLO) Trong khuôn khổ kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII, ngày 14/12/2019, Hội đồng nhân dân tỉnh đã tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp tại Hội trường về các nhóm vấn đề được cử tri quan tâm.
Năm 2019, được sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương, sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của Tỉnh ủy, sự đổi mới trong hoạt động của HĐND, điều hành chủ động, linh hoạt của UBND, vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp nên kinh tế - xã hội đạt được những kết quả tích cực, có 12/15 chỉ tiêu đạt kế hoạch, nhiều chỉ tiêu đạt cao hơn cùng kỳ.
Theo đó, về kinh tế chuyển sang giai đoạn tăng trưởng ổn định bền vững hơn, quy mô nền kinh tế được nâng lên đáng kể. Dự kiến sẽ đạt và vượt 12/15 chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 2019. Tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 10,99%; GRDP bình quân đầu người đạt 62,1 triệu đồng. Sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá. Sản lượng các sản phẩm chủ lực như: Điện, thép, bia tăng khá so với cùng kỳ. Thị trường hàng hóa phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, hoạt động bán lẻ tăng trưởng tích cực, giá cả thị trường không có nhiều biến động; hạ tầng thương mại phát triển tích cực
Xây dựng NTM tiếp tục được tập trung cao trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, người dân vào cuộc với tinh thần tự giác, ý thức cao hơn. 11 tháng năm 2019 có thêm 15 xã đạt chuẩn NTM đợt 1/2019; huyện Can Lộc đạt chuẩn NTM trước thời hạn, thành phố Hà Tĩnh được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư được tập trung chỉ đạo. Phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư cho thấy dấu hiệu tích cực, số doanh nghiệp thành lập mới đạt khá.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng và đạt nhiều kết quả; đời sống nhân dân ổn định, tiếp tục cải thiện. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Hà Tĩnh hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 – 2021.
Việc giải quyết những tồn đọng, bất cập trên lĩnh vực TN&MT chuyển biến chậm
Đăng đàn đầu tiên trả lời chất vấn tại phiên họp sáng 14/12, Giám đốc Sở TN&MT Hồ Huy Thành cho biết, về việc công nhận đất ở cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 18/12/1980, theo thống kê sơ bộ thì trên địa bàn tỉnh có khoảng 174.383 thửa đất ở có nguồn gốc sử dụng trước ngày 18/12/1980. Việc công nhận lại đất ở trước năm 1980 chủ yếu dựa vào tài liệu đo đạc bản đồ, hồ sơ đăng ký đất đai theo Chỉ thị 299/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên, theo tài liệu lưu trữ tại Sở và báo cáo của các địa phương thì toàn tỉnh hiện chỉ còn hồ sơ bản đồ 299 của 240 xã. Đối với các trường hợp không còn hồ sơ đăng ký thì không đủ điều kiện để được công nhận lại. Đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện công nhận lại được 38.392 thửa đất, chiếm 80% số thửa đất có nguồn gốc sử dụng trước ngày 18/12/1980. Như vậy, sau hơn 1 năm thực hiện việc công nhận lại diện tích đất ở có nguồn gốc trước ngày 18/12/1980 tiến độ đạt được rất chậm, đặc biệt tại các địa phương như: Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê...
Nguyên nhân là do thiếu sự tập trung chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cấp huyện, cấp xã trong việc tổ chức triển khai thực hiện; việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương đến tận người dân còn hạn chế; quá trình thực hiện tại các địa phương còn cứng nhắc trong việc áp dụng các quy định theo Luật Đất đai, Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Quyết định 2443/QĐ-UBND của UBND tỉnh; một số địa phương áp dụng chưa đúng đối tượng theo quy định của Quyết định 2443/QĐ-UBND và còn lúng túng khi xác định lại đất ở cho người dân.
Thời gian tới, ngành sẽ xây dựng kế hoạch làm việc với 13 huyện, thành phố, thị xã nhằm giải quyết vướng mắc liên quan đến việc công nhận lại đất ở trước năm 1980. Sau khi làm việc sẽ tham mưu UBND tỉnh giải quyết các vướng mắc và yêu cầu UBND cấp huyện tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện công nhận lại đất ở trước năm 1980 cho người dân theo Luật Đất đai và Quyết định 2443 của UBND tỉnh.
Về việc giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân bị chồng lấn khá nhiều ở các địa phương, kéo dài nhiều năm gây ra việc tranh chấp đất đai, Giám đốc Hồ Huy Thành cho biết: Nguyên nhân là do quá trình giao đất cho các tổ chức quản lý bảo vệ rừng không bóc tách hết phần diện tích đất; sau khi được giao đất, thuê đất, các tổ chức không thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đối với toàn bộ diện tích được giao... Ngoài ra, một số đơn vị được giao, cho thuê đất nhưng chưa sử dụng hoặc sử dụng quản lý không tốt để người dân lấn, chiếm đất.
Thời gian tới, ngành sẽ thực hiện dự án đo vẽ bản đồ địa chính, cắm mốc ranh giới sử dụng đất của các Công ty nông, lâm nghiệp thuộc diện sắp xếp theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014. Đối với các Ban quản lý rừng và các tổ chức khác, ngành Tài nguyên và Môi trường sẽ thực hiện rà soát, cắm mốc ranh giới sử dụng đất, đo vẽ bản đồ của các tổ chức; kết hợp rà soát, xem xét tiếp tục thu hồi một phần diện tích sử dụng không có hiệu quả về cho các địa phương để giao đất cho nhân dân, đồng thời xử lý dứt điểm diện tích chồng lấn.
Đối với việc thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất còn nhiều khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư một số dự án trên địa bàn, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường cho biết: Việc chậm thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất là do vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; chính sách, pháp luật còn nhiều bất cập, chồng chéo; việc quy định về đấu giá đất khi giao, cho thuê đất và chấp thuận chủ trương đầu tư dự án chưa rõ ràng; thủ tục thực hiện dự án nhà ở đang chồng chéo giữa Luật nhà ở, Luật Đầu tư và Luật Đất đai… Thời gian tới, ngành tiếp tục kiến nghị với Chính phủ, các bộ ngành liên quan nghiên cứu bổ sung, sửa đổi các quy định của pháp luật về đất đai, đầu tư, đấu thầu, nhà ở, xây dựng… để đảm bảo đồng bộ, minh bạch, dễ áp dụng tại cơ sở; nâng cao vai trò, trách nhiệm tổ chức thực hiện của chính quyền địa phương (cấp huyện, xã) trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; tiếp tục rà soát để sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nhóm dự án có sử dụng đất.
Điều hành phiên chất vấn, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Đình Sơn đánh giá việc giải quyết những tồn đọng, bất cập trên lĩnh vực tài nguyên - môi trường vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Theo ông Sơn, mặc dù đây là những vấn đề khó và phức tạp, tuy nhiên, yêu cầu Sở TN&MT cần nghiêm túc, tập trung phối hợp với các sở ban ngành để từng bước tháo gỡ. Đồng thời sự chậm trễ này đòi hỏi UBND tỉnh Hà Tĩnh cần thực sự tìm nguyên nhân, giải pháp, tập trung xử lý trong thời gian tới.
Cần quyết tâm để tìm giải pháp gỡ những nút thắt
Chiều cùng ngày, phần chất vấn của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Tú Anh tiếp tục được dư luận và cử tri quan tâm về các vấn đề: tổng nguồn lực đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh năm 2019 thấp hơn năm 2018 và không đạt kế hoạch đề ra, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và động lực phát triển của tỉnh; trong khi đó, nhiều dự án đã được thống nhất về chủ trương nhưng đến nay chưa được triển khai. Việc đầu tư các nhà máy xử lý rác, dự án cấp nước sạch chậm tiến độ, ảnh hưởng đến môi trường, đời sống của nhân dân; thời gian chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng lò xử lý rác thải chỉ tối đa 15 năm, dẫn đến khó khăn trong thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp. Tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới chậm; kết quả xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản phân theo cấp ngân sách trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay.
Giải trình về chỉ tiêu tổng nguồn lực đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh năm 2019 thấp hơn năm 2018 và không đạt kế hoạch đề ra, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, nguyên nhân của thực trạng này là do áp lực tăng trưởng rất lớn, công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng còn bất cập; việc chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện xử lý công việc còn lúng túng; việc nắm bắt tình hình triển khai các dự án đầu tư chưa được thực hiện một cách chủ động.
Giám đốc Sở KH&ĐT Trần Tú Anh đã chỉ ra những giải pháp cụ thể như: Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch, quy hoạch; tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện; thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, tăng cương thu hút đầu tư, huy động tối đa nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Về thời gian chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng một số lò xử lý rác thải tối đa chỉ 15 năm nên khó khăn trong thu hút đầu tư, Giám đốc Sở KH&ĐT cho rằng: Việc xác định thời hạn hoạt động của các dự án được căn cứ theo hồ sơ đề xuất của nhà đầu tư và không trái với quy định tại Khoản 2 Điều 43 Luật Đầu tư; Khoản 3 Điều 126 Luật Đất đai. Ngoài ra, thời hạn 15 năm là phù hợp với quy mô dự án (có quy mô nhỏ, tổng mức đầu tư khoảng 9-10 tỷ đồng) và tuổi thọ của lò đốt rác (thường từ 10-15 năm). Việc chấp thuận đầu tư các dự án lò đốt rác với thời hạn nêu trên chủ yếu nhằm giải quyết nhu cầu cấp thiết trước mắt về xử lý rác thải trên địa bàn. Về lâu dài, có thể công nghệ lò đốt nói trên không còn phù hợp, hiện nay trên thế giới và một số tỉnh đã áp dụng công nghệ xử lý đốt rác phát điện. Do đó, việc áp dụng thời hạn 15 năm cho các dự án xử lý bằng công nghệ lò đốt là phù hợp với quy định của pháp luật và xu thế phát triển của công nghệ đốt rác trong tương lai.
Kết luận phần trả lời chất vấn của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Đình Sơn nhấn mạnh: Lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ bản là nội dung quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của tỉnh. Lĩnh vực này có nhiều đại biểu tham gia chất vấn và phần trả lời khá cụ thể. Phân tích sâu về những hạn chế trong xử lý nợ đọng, tiến độ xây dựng nhà máy rác, giải ngân vốn chương trình xây dựng NTM, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh cho rằng, các cấp, ngành chưa kiên trì, quyết tâm để tìm giải pháp gỡ những nút thắt.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
CLO) Chiều 22/11, Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký quyết định số 1458 giao ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, giữ chức vụ Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, nhiệm kỳ 2021-2026.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
(CLO) Chiều 22/11, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Lễ trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đinh Thế Huynh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư khóa XII.
(CLO) Quyết định nêu rõ hai phi công được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì "đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc."
(CLO) Đánh giá cao vai trò và tầm ảnh hưởng chính trị ngày càng quan trọng của Đảng Cách mạng hiện đại cầm quyền (PRM) tại Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam mong muốn thúc đẩy, tiến tới thiết lập quan hệ chính thức giữa hai Đảng trong thời gian tới.
(CLO) Từ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Dominica đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.