Cần thay đổi cách nghĩ, cách làm để trẻ em được bảo vệ một cách đúng đắn

Thứ ba, 05/06/2018 20:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị chúng ta cần thay đổi cách nghĩ, cách làm, những trường hợp trẻ em bị xâm hại cần lên tiếng, để trẻ em được bảo vệ một cách đúng đắn.

Chiều 5/6, làm rõ thêm phần trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề xâm hại trẻ em của Bộ trưởng Bộ Lao động TBXH Đào Ngọc Dung, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, vấn đề bảo vệ trẻ em nói chung và bạo hành trẻ em được cả thế giới quan tâm.

Báo Công luận
 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giải trình thêm về các giải pháp phòng, chống xâm hại trẻ em. Ảnh: TTXVN

Theo Phó Thủ tướng, mỗi năm trên thế giới có khoảng 150 triệu trẻ em gái, 73 triệu trẻ em trai bị xâm hại dưới nhiều hình thức khác nhau, từ lời nói, thái độ đến các hành vi bạo lực, đánh đập, xâm hại về tình dục, sức khỏe.

Điều tra của các tổ chức quốc tế cho thấy 83% bé gái và 79% bé trai ở Mỹ bị xâm hại; ở Hàn Quốc tỷ lệ này là 67%; ở Việt Nam là 62%; còn tại Nhật Bản, số liệu điều tra năm 2016 tại tất cả các trường tiểu học, trung học cơ sở có trên 224.000 vụ trẻ em bị xâm hại. Vì vậy, Phó Thủ tướng nhấn mạnh “con số 2.000 vụ việc xâm hại trẻ em, 1.300- 1.500 trẻ em bị xâm hại tình dục hàng năm ở Việt Nam chỉ là “phần nổi rất nhỏ của tảng băng chìm”.

Phó Thủ tướng cho biết, năm 1990, công ước về quyền trẻ em ra đời thì Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và là nước thứ 2 trên thế giới tham gia công ước này.Bên cạnh đó, Việt Nam có Luật Trẻ em quy định về vấn đề này hết sức cụ thể và có 17 cơ quan liên quan được nêu tên cụ thể về trách nhiệm bảo vệ trẻ em.

Trước khi Luật Trẻ em có hiệu lực (1/6/2017), Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80 về xây dựng môi trường trường học thân thiện, an toàn, phòng chống bạo lực; Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 18 về tăng cường giải pháp phòng chống bạo lực xâm hại trẻ em với rất nhiều các giải pháp, đề án.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng cho rằng, qua hơn 1 năm, nhưng còn nhiều điều quy định cụ thể trong luật chúng ta vẫn chưa triển khai được.“Ví dụ, Luật quy định người được phân công trách nhiệm bảo vệ trẻ em ở cấp xã. Tuy nhiên, cần chỉ rõ người này là ai? Chỉ định xong phải tập huấn vì người này phải có đủ 5 kỹ năng. Nhưng thực tế, việc triển khai tập huấn chưa được thực hiện, thực hiện rất ít”, Phó  Thủ tướng nói.

Vấn đề nữa là, để giải quyết các nguồn lực đảm bảo công tác bảo vệ trẻ em, ngoài kinh phí từ ngành y tế, giáo dục, còn nguồn kinh phí từ ngành Lao động TBXH nhưng chưa đến một nửa địa phương thực hiện.

Ngoài ra, Luật không chỉ quy định ngành Công an, kiểm sát tòa án phải có trách nhiệm bảo vệ trẻ em mà còn quy định trách nhiệm của Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội bảo vệ quyền trẻ em.“Tuy nhiên, đến giờ, chúng ta chưa có một buổi tập huấn cụ thể nào cho tất cả các cơ quan đoàn thể xuống cán bộ phụ trách công tác này ở cơ sở”.

Theo Phó Thủ tướng, tới đây khi tiến hành tổng kết Chỉ thị 18, chúng ta cần đề ra những giải pháp để triển khai mạnh mẽ các quy định đã được nêu trong Luật Trẻ em năm 2016 “trên tinh thần kiểm điểm việc gì làm được thì nói được, việc gì chưa làm được thì thẳng thắn nhìn nhận, đánh giá đúng”.

Điều quan trọng nhất là phải có giải pháp đồng bộ để không chỉ là 2.000 vụ mà những vụ xâm hại trẻ em thì đều được phát hiện, thông báo và được xử lý. Phải có một quy trình điều tra xét xử thân thiện để người ta mạnh dạn dám trình bày, dám tố cáo, phải có các quy định để các chuyên gia tâm lý tham gia từ đầu ngay khi sự việc xảy ra.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị chúng ta cần thay đổi cách nghĩ, cách làm, những trường hợp trẻ em bị xâm hại cần lên tiếng, để trẻ em được bảo vệ một cách đúng đắn.“Thực hiện Luật trẻ em 2016, Chính phủ chỉ đạo thành lập Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em. Các nhà mạng dành cho tổng đài con số 111 dễ nhớ, ngay khi tổng đài hoạt động, số lượng cuộc gọi đến hỏi, được tư vấn, báo tin về trẻ em tăng lên rất nhiều”, Phó Thủ tướng cho biết.

Thế Vũ

Tin khác

Không để lạm dụng chính để trục lợi trong xử lý khó khăn, vướng mắc dự án BOT

Không để lạm dụng chính để trục lợi trong xử lý khó khăn, vướng mắc dự án BOT

(CLO) Về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các giải pháp đề xuất phải theo hướng có lợi cho người dân, doanh nghiệp, bảo đảm chặt chẽ và minh bạch, không để xảy ra tình trạng lạm dụng chính để trục lợi.

Tin tức
Hà Nội lập tổ công tác xác định năng lực kinh nghiệm nhà đầu tư

Hà Nội lập tổ công tác xác định năng lực kinh nghiệm nhà đầu tư

(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định thành lập Tổ công tác xác định yêu cầu cũng như đánh giá sơ bộ về năng lực kinh nghiệm của nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn thành phố.

Tin tức
Hà Nội tăng cường quản lý, giám sát kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng và casino

Hà Nội tăng cường quản lý, giám sát kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng và casino

(CLO) Công an Thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường kiểm tra đột xuất khi phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm quy định về đối tượng được phép chơi, về đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Tin tức
Kiến nghị cần có cơ chế đặc thù hỗ trợ người dân có đất thu hồi phục vụ đường Vành đai 4

Kiến nghị cần có cơ chế đặc thù hỗ trợ người dân có đất thu hồi phục vụ đường Vành đai 4

(CLO) Ngày 24/4, đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội ứng cử tại Đơn vị bầu cử số 10 đã tiếp xúc cử tri huyện Mê Linh trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV. 

Tin tức
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả biên chế được giao

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả biên chế được giao

(CLO) Ngày 24/4, tại trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế, đã chủ trì Hội nghị Ban Chỉ đạo (Phiên họp thứ 3).

Tin tức