(NB&CL) Tình trạng hàng trăm chiếc xe chở nông sản kéo dài gần 5 km nối đuôi nhau chờ thông quan tại cửa khẩu Tân Thanh trong những ngày qua buộc Bộ Công Thương phải vào cuộc tìm cách tháo gỡ, khiến nhiều người lắc đầu “ngao ngán” cho tình cảnh của nông sản Việt.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, đây chỉ là giải pháp tạm thời. Vậy bao giờ mới hết cảnh phải “giải cứu” nông sản để ngành nông nghiệp thực sự phát triển ổn định, bền vững?
“Nước mắt” trái thanh long…
“Mùa tắc đường” là câu nói vui của nhiều người dân sinh sống dọc theo con đường dài gần 5 km dẫn tới cửa khẩu Tân Thanh. Trên con đường khu phi thuế quan thuộc xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, Lạng Sơn, hàng đoàn container xếp hàng dài, những gương mặt lái xe mệt mỏi, đi lại nghe ngóng tình hình và chờ đợi. Bên trong bãi, hàng trăm xe vẫn đang xếp hàng chờ đến lượt “đánh” sang bên kia biên giới.
Nhích từng mét đường tiến về phía cửa khẩu, tài xế Nguyễn Văn Hùng (ngụ tỉnh Bình Thuận) cho biết, đã chờ 5 ngày nhưng 20 tấn thanh long của anh vẫn chưa thể xuất qua cửa khẩu. Như anh Hùng, nhiều tài xế xe tải tỏ ra “ngao ngán” do không biết đến khi nào mới xuất được hàng, trong khi nông sản đang giảm chất lượng từng ngày. Anh Nguyễn Văn Thanh, lái xe thuê cho một chủ hàng ở tỉnh Ninh Thuận cho biết, anh đã ăn chực nằm chờ ở khu vực cửa khẩu Tân Thanh 3 ngày nhưng chưa thể xuất được hàng.
Còn theo báo cáo UBND của tỉnh Lạng Sơn, đến sáng ngày 22/10/2019, vẫn có khoảng gần 500 container xếp hàng chờ qua cửa khẩu Tân Thanh. Nếu như trước đây, trung bình số lượng xe chở hàng xuất khẩu thông quan khoảng từ 80 - 150 xe/ngày, thì nay tăng đột biến khoảng trên 250 xe/ngày, chủ yếu là thanh long và một số mặt hàng nông sản khác từ Bình Thuận, Long An, Tây Ninh, Ninh Thuận, Gia Lai, Tiền Giang…
Hiện tượng các xe hàng nông sản ùn ứ khi làm thủ tục thông quan bắt nguồn từ việc ngày 12/10 Hải quan Trung Quốc đưa vào áp dụng hệ thống kiểm tra, giám sát toàn bộ quy trình hàng hóa nhập khẩu. Cụ thể, lực lượng chức năng phía Trung Quốc tăng cường kiểm tra, giám sát tại cổng kiểm soát số 1 đối với phương tiện ô tô, kể cả xe không hàng và có hàng của Việt Nam qua cửa khẩu Tân Thanh vào Trung Quốc.
Thị trường Trung Quốc - “cánh cửa” đang hẹp dần
Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân khiến hàng nông sản Việt sang Trung Quốc sụt giảm, ùn ứ và “tắc” ở cửa khẩu là do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Ngoài ra, nước này cũng thay đổi chính sách thương mại và đưa ra loạt hàng rào kỹ thuật về kiểm soát chất lượng, kiểm dịch an toàn thực phẩm... với nông sản nhập khẩu. Trong khi đó, từ nhiều năm qua, hàng nông sản của ta đang quá lệ thuộc chủ yếu vào thị trường Trung Quốc.
Các chuyên gia trong ngành nhận định, thị trường Trung Quốc đã có sự thay đổi, không còn “dễ tính” như trước, các tiêu chuẩn hàng hóa nhập khẩu ngày càng được nâng cao. Nếu nông dân không thực hiện ngay việc chuẩn hóa về chất lượng cũng như truy xuất nguồn gốc cho trái cây thì ngay cả thị trường được cho là “dễ dãi” như Trung Quốc nhưng trái cây Việt Nam cũng sẽ không đủ điều kiện xuất khẩu vào như trước nữa. Hiện mới có 9 loại trái cây tươi của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc là thanh long, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, chuối, dưa hấu...
Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cho biết, vẫn còn nhiều loại trái cây vốn có lượng xuất khẩu lớn sang Trung Quốc nhưng lại chưa được cấp phép xuất khẩu chính ngạch…
“Phớt lờ” sự khuyến cáo
Nguyên nhân của “điệp khúc buồn” mà thanh long Việt Nam phải đối mặt đã được nhiều người phân tích, song đã mấy ai quan tâm đến những cảnh báo của các cơ quan chức năng, nhà khoa học đưa ra?
Người nông dân mặc sức trồng, mặc sức nuôi theo phong trào nhưng không quan tâm sau này bán cho ai. Nhiều nông sản quy hoạch cho từng ngành nhưng vẫn xảy ra tình trạng sản xuất tự phát, không theo quy hoạch, không theo tín hiệu của thị trường và đôi khi “phớt lờ” sự khuyến cáo của các cơ quan chức năng.
Theo ông Nguyễn Hữu Đạt - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam: “Chỉ tính riêng nhóm 10 loại trái cây xuất khẩu chính của Việt Nam như: thanh long, chuối, xoài... thì diện tích dự kiến đạt trên 800 ngàn hécta vào năm 2020 và sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030. Với tốc độ tăng nhanh về diện tích này, nếu Việt Nam không đẩy mạnh và mở rộng thị trường xuất khẩu trái cây thì sẽ phải đối mặt với khủng hoảng thừa”.
Lối đi nào cho nông sản Việt?
Để giảm thiểu tình trạng ùn ứ thanh long, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương đã tăng cường bố trí cơ sở vật chất và nhân lực trong việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E nhằm tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nói chung và thanh long nói riêng. Bên cạnh đó, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố vùng trồng thanh long trọng điểm, Hiệp hội Rau quả Việt Nam, Hiệp hội Thanh long tỉnh Bình Thuận. Cục Xuất nhập khẩu cũng khuyến cáo và đề nghị các doanh nghiệp phối hợp triển khai thực hiện một số nội dung sau để giảm thiểu tình trạng ùn ứ nêu trên, đặc biệt trong giai đoạn chính vụ thu hoạch để tiêu thụ và xuất khẩu, đồng thời đảm bảo chất lượng hàng hóa, đáp ứng các yêu cầu của nước nhập khẩu, phát huy tối đa lợi ích tiềm tàng từ Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc, tránh gây thiệt hại cho người nông dân và doanh nghiệp.
Ngoài ra, một số giải pháp tạm thời cũng được đưa ra như tạo thuận lợi về thủ tục hải quan, phân luồng phương tiện hợp lý, đảm bảo an toàn giao thông, an toàn tài sản và phương tiện chở hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để hỗ trợ hoạt động thương mại của doanh nghiệp, đặc biệt là thúc đẩy xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên, đó mới chỉ là các giải pháp mang tính tình thế, chưa mang tính căn bản lâu dài. Điều quan trọng là cần thay đổi tư duy về nông nghiệp.
Thời gian qua, công tác quản lý quy hoạch nông nghiệp hiện còn nhiều hạn chế, người dân phát triển cây ăn quả một cách tự phát. Việc sản xuất đa phần đang ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún; chất lượng chưa đồng đều; chưa có nhiều sản phẩm thương hiệu, chứng nhận nguồn gốc, quy trình đạt chuẩn quy định.
Ông Trần Văn Khởi - Quyền Giám đốc Trung tâm khuyến nông Quốc gia cho rằng, thời gian tới phải quy hoạch lại nông nghiệp hướng đến sản xuất lớn, có chứng nhận nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng sản phẩm được đảm bảo. Đồng thời, tổ chức liên kết sản xuất giữa người nông dân, doanh nghiệp xuất khẩu và các cơ quan nghiên cứu khoa học chặt chẽ, hiệu quả và bền vững.
Theo ông Nguyễn Quốc Toản - Quyền Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN & PTNT), quan điểm của Trung Quốc và Việt Nam là nông sản Việt Nam cần hướng tới xuất khẩu chính ngạch. Việc này giúp nâng cao năng lực tiếp cận thị trường, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp và năng lực thích ứng thị trường của nông dân được nâng cao. Ngoài ra, thương mại điện tử ở Trung Quốc cũng đang phát triển mạnh đến từng ngóc ngách các hộ gia đình. Vì vậy, ông Toản khuyến nghị doanh nghiệp cần tận dụng các kênh bán hàng này, đồng thời hướng tới làm ăn bài bản tại thị trường Trung Quốc.
Theo các chuyên gia, một trong những điểm yếu hiện nay của nền nông nghiệp Việt Nam vẫn là thiếu thông tin về thị trường. Do đó, để giải quyết đầu ra ổn định cho nông sản rất cần sự vào cuộc của cơ quản quản lý Nhà nước. Cụ thể ở đây là Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương phải cùng nhau ngồi lại để thông tin cho người dân, địa phương thấy nhu cầu thị trường cần bao nhiêu, thị trường nào cần sản phẩm gì… Từ đó, các địa phương mới đăng ký sản xuất cung cấp cho thị trường đó. Để làm tốt việc đó, Tham tán thương mại Việt Nam tại các nước sẽ phải làm nhiệm vụ cung cấp thông tin về nhu cầu thị trường của nước sở tại cho 2 bộ này để tổng hợp. Từ đó mới có thể cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân, địa phương và doanh nghiệp, kịp thời ứng phó khi thị trường xuất khẩu có thay đổi.
Bên cạnh đó, dù tiêu thụ ở bất kỳ thị trường nào thì người sản xuất cũng cần ý thức đến vấn đề sản xuất sạch, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, cao hơn là tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap, hữu cơ. Chỉ khi người nông dân quan tâm đến vấn đề chất lượng hơn số lượng thì uy tín nông sản xuất khẩu của Việt Nam mới được cải thiện, khi đó vấn đề tiêu thụ mới không bị các thị trường “làm khó”, ép giá, và người nông dân mới tự tin mở “cánh cửa” đến với nhiều thị trường lớn, giàu tiềm năng trên thế giới.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Giải thưởng quốc tế danh giá Kotler Awards 2024 tôn vinh các Nhà tiếp thị kinh doanh, Chuyên gia Marketing, Nhà quản trị chiến lược và Doanh nghiệp xuất sắc với những thành tựu vượt trội, đóng góp cho sự phát triển bền vững và nâng tầm thương hiệu quốc gia Việt Nam.
(CLO) Dịp cuối năm nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín dụng hấp dẫn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
(CLO) Trong những thời điểm tình hình địa chính trị thế giới có những diễn biến phức tạp, khó lường và kinh tế trong nước đối diện nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) càng khẳng định vai trò là công cụ hữu hiệu giữ ổn định kinh tế vĩ mô, điều tiết, dẫn dắt, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, khắc phục các khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường.
(CLO) Từ 01/01/2025, theo Thông tư 17/2024/TT-NHNN và Thông tư 18/2024/TT-NHNN, khách hàng chưa cài đặt sinh trắc học qua CCCD gắn chip sẽ không thực hiện được giao dịch trực tuyến trên tài khoản cũng như rút tiền, thanh toán online từ thẻ. Nhằm hỗ trợ khách hàng chủ động hoàn thành thủ tục này, Agribank mang đến chương trình ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng hoàn thành cài đặt sinh trắc học.
(CLO) Theo báo cáo từ Cơ quan Thuế Liên bang Nga (FTS), doanh thu thuế của ngân sách Nga trong 10 tháng đầu năm nay đã đạt gần 46 nghìn tỷ rúp (tương đương 457 tỷ USD), tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
(CLO) Một mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở miền nam Trung Quốc, hãng thông tấn Xinhua đưa tin, trích dẫn nguồn tin từ cục địa chất tỉnh Hồ Nam.
(CLO) Chính phủ Nga có kế hoạch dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu xăng trước thời hạn và các văn bản liên quan sẽ được chuẩn bị trong những ngày tới, Phó Thủ tướng Alexander Novak nói với các phóng viên.
(CLO) Ngày 22/11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có Quyết định xử phạt Công ty cổ phần chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm.
(CLO) Bất chấp những thách thức từ cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, kinh tế Ukraine đã tăng trưởng 4.2% trong 10 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái, theo thông báo của Bộ Kinh tế Ukraine vào ngày 18 tháng 11.