Cần thiết xem lại đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường

Thứ tư, 12/08/2020 12:09 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Tài nguyên và Môi trường nhất trí với ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, việc xem lại đối tượng phải lập ĐTM là cần thiết.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VGP

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VGP

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 47, sáng 12/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).

Làm rõ việc tích hợp các giấy phép về môi trường

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng,  một trong những vấn đề lớn tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) là về đánh giá tác động môi trường.

Theo đó, một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị xem lại đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM); cân nhắc quy định về chứng chỉ hành nghề đối với tổ chức tư vấn làm báo cáo ĐTM; quy định rõ hơn trách nhiệm của hội đồng thẩm định; bổ sung quy định về tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định.

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Tài nguyên và Môi trường nhất trí với ý kiến đại biểu Quốc hội và nhận thấy, việc xem lại đối tượng phải lập ĐTM là cần thiết.

Bên cạnh đó, việc quy định cụ thể hơn về cơ sở vật chất, trình độ, năng lực của tổ chức tư vấn, cũng như điều kiện về trình độ chuyên môn đối với thành viên hội đồng thẩm định ĐTM trong Luật là hết sức cần thiết, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật và chất lượng lập, thẩm định báo cáo ĐTM.

Về giấy phép môi trường, một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị giải trình, làm rõ việc tích hợp các giấy phép về môi trường, trong đó bao gồm cả giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi.

Về vấn đề này, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội 2 phương án. Phương án 1 (Phương án Chính phủ trình): Chỉ dùng một loại giấy phép môi trường, trong đó bao gồm cả nội dung cấp phép xả nước thải vào công trình thủy lợi, thay thế 7 loại giấy tờ thủ tục hành chính về môi trường.

Phương án 2: Vẫn có giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi đã được quy định trong Luật Thủy lợi mới được thông qua năm 2017 và đang được triển khai thực hiện một cách thuận lợi.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng cho hay, quy định về vấn đề này cần phải điều chỉnh cách thể hiện để không ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước mà Chính phủ đã giao cho và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bảo đảm công bằng trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng cho biết, có nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị cần quy định chặt chẽ việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; rà soát các quy định về kinh phí chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải và quy định cụ thể lộ trình bắt buộc thực hiện tính chi phí phải trả dựa trên khối lượng, chủng loại phát sinh để bảo đảm tính khả thi.

Theo ông Phan Xuân Dũng, vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân từ lúc phát sinh đến việc thu gom, vận chuyển và xử lý là vấn đề bức xúc, cấp thiết đặt ra đối với hầu hết các khu vực đô thị và nông thôn hiện nay.

Đây là những nội dung quy định mới, tiến bộ về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong Dự thảo Luật được nhiều đại biểu Quốc hội ủng hộ, dư luận quan tâm.

Các quy định về phân loại, tính chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng, chủng loại là nhằm khuyến khích phân loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân, bảo đảm công bằng trong việc chi trả phí thu gom, vận chuyển, xử lý theo hướng phát sinh nhiều thì trả tiền nhiều, không cào bằng, bình quân theo đầu người như hiện nay.

Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy sẽ cần một thời gian nhất định để các quy định này được áp dụng và vận hành ổn định. Vì vậy cần phải có lộ trình thực hiện phù hợp với điều kiện KT-XH của từng địa phương, khu vực.

Thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM

Thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM

Tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã chỉnh lý quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt thành 3 loại cơ bản và căn cứ điều kiện KT-XH của từng địa phương, UBND cấp tỉnh quyết định việc phân loại cụ thể chất thải rắn sinh hoạt khác như tại Điều 76, đồng thời giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng, chủng loại phát sinh.

Về lộ trình thực hiện, giao UBND cấp tỉnh ban hành quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân thuộc địa bàn quản lý; quy định giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; quy định cụ thể hình thức và mức kinh phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên lượng, chủng loại chất thải phát sinh trước ngày 1/1/2025 như tại khoản 6 Điều 80 của dự thảo Luật.

“Đây là nội dung bắt buộc phải làm của một quốc gia tiên tiến, văn minh, để thực hiện quy định này phải thay đổi thói quen, tập quán lạc hậu, cần sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị nên cần có quyết tâm chính trị cao. Do đó Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường xin Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chỉ đạo”, ông Phan Xuân Dũng phát biểu.

T.Toàn

Tin khác

Hà Nội: Thông qua điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024

Hà Nội: Thông qua điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024

(CLO) Ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ mười lăm HĐND thành phố Hà Nội với đa số đại biểu nhất trí tán thành đã thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023 - 2024.

Tin tức
Hà Nội thông qua quy hoạch 5 không gian, 5 vùng đô thị

Hà Nội thông qua quy hoạch 5 không gian, 5 vùng đô thị

(CLO) Sáng 29/3, tại Kỳ họp thứ mười lăm HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, với 92,55% đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.   

Tin tức
Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

(CLO) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Tin tức
Cần 'vừa làm, vừa hoàn thiện' các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp

Cần "vừa làm, vừa hoàn thiện" các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp

(CLO) Tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp năng lượng quốc tế, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, cùng với quá trình triển khai dự án, các bên liên quan cần "vừa làm, vừa hoàn thiện" các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp, xác định giá điện, giải pháp xây dựng lưới điện truyền tải...

Tin tức
Đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam vào những dự án trọng điểm quốc gia

Đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam vào những dự án trọng điểm quốc gia

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam, tập trung vào những dự án trọng điểm quốc gia, quy mô lớn như các dự án về: Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển giao thông chiến lược, đường sắt đô thị, năng lượng tái tạo, truyền tải điện, nông nghiệp thông minh...

Tin tức