Cần tỉnh táo, thể hiện đúng đắn lòng yêu nước

Thứ năm, 08/08/2019 08:42 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Những ngày qua, vấn đề Biển Đông giành được nhiều sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong nước và quốc tế.

Hầu hết người Việt Nam đều bất bình trước việc tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc được các tàu hải cảnh và dân binh hộ tống, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, tiến hành các hoạt động khảo sát trái phép từ đầu tháng 7/2019, vi phạm luật pháp quốc tế. Lợi dụng tình hình này, nhiều trang mạng của nước ngoài, của một số thế lực thù địch đã có những bài viết kích động người dân Việt  Nam xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc, thể hiện sự thiếu tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Nếu không thận trọng suy xét thấu đáo các khía cạnh của vấn đề, nóng nảy, bốc đồng thì có thể sẽ có những người mắc mưu của kẻ xấu, lòng yêu nước sẽ bị lợi dụng để dẫn tới các hành động sai trái, phá hoại chính đất nước mình, phá sự bình yên của chính mình.

Để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông, Đảng, Nhà nước ta đã thực hiện nhất quán chủ trương là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước của Liên Hợp quốc (LHQ) về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Và trên thực tế, trong những năm qua, các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam đã và đang thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật quốc tế nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam.

Liên quan đến việc tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc được các tàu hải cảnh và dân binh hộ tống, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, tiến hành các hoạt động khảo sát trái phép, Việt Nam đã có phản ứng quốc tế mạnh mẽ. Cụ thể là chỉ trong khoảng 10 ngày (từ 16/7/2019 đến 25/7/2019), Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã 3 lần lên án việc này, trong đó có 2 lần vào các ngày 19/7 và 25/7, đã chỉ đích danh tàu khảo sát Hải Dương 8 và các tàu hộ tống của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Bộ Ngoại giao đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực.

Tàu CCG 3901 và tàu Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc hoạt động trái phép tại khu vực bãi Phúc Tần - Tư Chính Ảnh: Ngư dân cung cấp (Thanhnien.vn)

Tàu CCG 3901 và tàu Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc hoạt động trái phép tại khu vực bãi Phúc Tần - Tư Chính Ảnh: Ngư dân cung cấp (Thanhnien.vn)

Đặc biệt là, phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 ở Thái Lan ngày 31/7/2019, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu rõ tình hình diễn biến phức tạp ở Biển Đông, trong đó có các hành động đơn phương như quân sự hóa, gia tăng tập trận quân sự, đặc biệt là tàu khảo sát HD-8 của Trung Quốc được các tàu hải cảnh và dân binh hộ tống xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, tiến hành các hoạt động khảo sát trái phép.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh: “Những hành động này vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo Công ước của LHQ về Luật Biển 1982. Nghiêm trọng hơn, đây là diễn biến tiếp theo các hoạt động cải tạo bồi đắp quy mô lớn và quân sự hoá các cấu trúc tranh chấp trên biển. Các diễn biến này làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và ảnh hưởng trực tiếp tới hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, vi phạm DOC và đi ngược lại cam kết duy trì môi trường thuận lợi cho đàm phán COC”. 

Phó Thủ tướng kêu gọi ASEAN giữ vững đoàn kết và tiếng nói chung, tái khẳng định các nguyên tắc và cam kết đối với hòa bình và ổn định, lên tiếng kêu gọi kiềm chế, không có các hành động đơn phương làm phương hại tiến trình đối thoại và hợp tác khu vực, cản trở hoạt động kinh tế hợp pháp của các nước ven biển; và nỗ lực xây dựng một COC hiệu lực, thực chất. Theo ông Derek Grossman, nhà phân tích quốc phòng cao cấp thuộc Tổ chức nghiên cứu Rand (Mỹ) thì việc “Việt Nam đã nêu rõ Trung Quốc là bên có hành vi gây hấn ở Biển Đông khi họp với đại diện các nước ASEAN đã có tác dụng truyền cảm hứng cho các bên”.

Có lẽ nhờ đó mà trong Tuyên bố chung của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 52 đã nhắc lại cụm từ có sắc thái biểu cảm mạnh là “xói mòn lòng tin” mà Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã sử dụng. Cụ thể trong Tuyên bố chung có đoạn viết: “Chúng tôi đã thảo luận về tình hình ở Biển Đông, trong đó các bộ trưởng bày tỏ lo ngại về việc cải tạo đất, các hoạt động và sự cố nghiêm trọng trong khu vực, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và có thể làm suy yếu hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực”. ASEAN kêu gọi các bên tăng cường niềm tin lẫn nhau, tự kiềm chế, tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình, theo đuổi giải quyết vấn đề theo luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS), tránh làm phức tạp tình hình và leo thang căng thẳng ở Biển Đông. Cũng trong thời gian diễn ra Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN nêu  trên, sau cuộc gặp tại Bangkok, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono, Ngoại trưởng Australia Marise Payne đã ra Tuyên bố chung thể hiện “mối quan ngại nghiêm trọng” đối với “các báo cáo đáng tin cậy về những hoạt động gây cản trở liên quan đến các dự án dầu khí lâu dài” ở Biển Đông.

Như vậy là quan điểm, thái độ của Việt Nam trong bảo vệ quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa được thể hiện hết sức rõ ràng, mạnh mẽ, kiên quyết tại hội nghị quốc tế đa phương, chính thức. Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền của mình, nhưng cách thể hiện mang tính xây dựng, đầy thiện chí dựa vào luật pháp quốc tế, phù hợp với quan điểm, nhận thức chung của cộng đồng các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới, do đó được sự ủng hộ mạnh mẽ của dư luận quốc tế, tạo ra áp lực đối với các hành vi sai trái. Trên thực địa, lực lượng chấp pháp của Việt Nam đang ngày đêm làm nhiệm vụ, kiên quyết không lùi bước trước bất cứ khó khăn, hiểm nguy nào để bảo vệ vững chắc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Tổ quốc.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, một số trang mạng của nước ngoài và trên trang mạng một số tổ chức, cá nhân tự xưng là yêu nước đã có những bình luận thiếu khách quan, thiếu trung thực, suy diễn sai trái, cho rằng Đảng, Nhà nước Việt Nam không có những hành động kiên quyết để bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Từ đó, các trang mạng này kêu gọi người dân xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm thềm lục địa Việt Nam và phản đối Đảng, Nhà nước “làm ngơ”. Các trang này còn kích động tâm lý “bài Trung” rất nguy hiểm.

Hồi năm 2014, vụ tàu Hải Dương 981 của Trung Quốc xâm phạm vào  vùng thềm lục địa của Việt Nam đã gây ra một làn sóng biểu tình phản đối hành động của tàu Trung Quốc trên khắp Việt Nam và cả cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Đáng tiếc là ở một số địa phương như Hà Tĩnh, Bình Dương, biểu tình đã biến thành các vụ xô xát, ẩu đả, gây mất an ninh trật tự, phá hoại tài sản của các doanh nghiệp nước ngoài, thậm chí làm chết người. Rồi năm 2018 vừa qua, khi dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và dự án Luật An ninh mạng được đưa ra thảo luận tại Quốc hội, một số trang mạng của các thế lực bên ngoài, thế lực thù địch, của những kẻ xấu đã kích động gây hiểu nhầm trong xã hội, tạo ra biểu tình, đốt phá trụ sở công quyền, đánh đập, chống người thi hành công vụ tại một số địa phương thuộc các tỉnh Bình Thuận, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh... Đó là bởi khi hàng trăm, hàng nghìn người được tập hợp lại, với những cái đầu nóng nảy, thiếu tỉnh táo thì chỉ cần một sự kích động nào đó, một sự vu khống nào đó rất dễ thổi bùng đám đông thực hiện những hành động sai trái, vi phạm pháp luật. Qua những cuộc xuống đường biểu tình nêu trên, rất nhiều tài sản công đã bị hủy hoại, nhiều  chiến sĩ công an bị thương, gây mất an ninh trật tự ở các địa phương.

Người Việt Nam vốn mang trong mình lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết, sự tự hào, tự tôn dân tộc rất cao. Lòng yêu nước ấy, sự tự hào, tự tôn dân tộc ấy rất đáng quý, đã giúp cho dân tộc Việt Nam đứng vững trước biết bao phong ba, bão táp, những thử thách trong lịch sử, bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ quốc gia, giữ được độc lập dân tộc. Thế nhưng, lòng yêu nước cần được thể hiện một cách tỉnh táo, phân biệt rõ đúng sai, thể hiện một cách đầy trách nhiệm. Không thể có lòng yêu nước thể  hiện bằng cách đập phá tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, ném đá, đánh người, chống người thi hành công vụ, gây mất an ninh trật tự. Một trong những thế mạnh để đất nước ta phát triển kinh tế hiện nay chính là môi trường hòa bình, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, an toàn cho các doanh nghiệp. Nếu môi trường ổn định và an toàn ấy bị hủy hoại bởi những hành vi xốc nổi được gắn các mác là “thể hiện lòng yêu nước” thì sẽ tước đi cơ hội phát triển của đất nước. Như thế không thể gọi là yêu nước, mà chính là phá hoại đất nước.

Dân tộc Việt Nam chỉ thực sự có sức mạnh khi có được sự đoàn kết toàn dân tộc. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến nay thì sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam được quy tụ dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã giúp đất nước ta giành được hòa bình, độc lập, thống nhất và đang trên đà phát triển nhanh như hiện nay. Do đó, mọi người Việt Nam cần tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của đất nước trên Biển Đông. Khi dân tộc Việt Nam đã đoàn kết thành một khối, thống nhất ý chí và hành động, dựa theo luật pháp quốc tế thì sức mạnh chính nghĩa sẽ thuộc về chúng ta, là cơ sở để bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia.

Hồ Quang Phương

Tin mới

Công an triệu tập người đàn ông tấn công nữ bác sĩ tại phòng bệnh

Công an triệu tập người đàn ông tấn công nữ bác sĩ tại phòng bệnh

(CLO) Lực lượng Công an vừa làm việc với người đàn ông hành hung nữ bác sĩ ngay tại phòng bệnh của Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (Gia Lai).

Vụ án
Tri ân các cựu dân quân Đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy

Tri ân các cựu dân quân Đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy

(CLO) Ngày 2/4, tại xã Ngư Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Quân khu 4, các đơn vị đồng hành và chính quyền địa phương tổ chức chương trình tri ân 72 cựu dân quân Đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Nghề báo
Liên tiếp phát hiện xác cá voi trôi dạt vào bờ biển Quảng Bình

Liên tiếp phát hiện xác cá voi trôi dạt vào bờ biển Quảng Bình

(CLO) Những ngày qua, người dân tại Quảng Bình liên tục phát hiện nhiều xác cá voi trôi dạt vào bờ biển Bảo Ninh và Nhật Lệ, thuộc thành phố Đồng Hới. Sự việc này gây xôn xao trong dư luận khi cá voi là loài cá linh thiêng đối với tín ngưỡng của ngư dân ven biển.

Môi trường và cuộc sống
Tập trung khắc phục hậu quả, khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy tại Xóm Củi, Quận 8, TPHCM

Tập trung khắc phục hậu quả, khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy tại Xóm Củi, Quận 8, TPHCM

(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng chức năng tập trung khắc phục hậu quả, khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy tại xóm Củi, Quận 8 và xử lý nghiêm vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Tin tức
Chinh phục Tà Xùa 2025: Hành trình 'Bước chân trên mây' của báo giới

Chinh phục Tà Xùa 2025: Hành trình 'Bước chân trên mây' của báo giới

(CLO) Giải Leo núi “Bước chân trên mây” lần thứ II chinh phục Tà Xùa 2025 quy tụ 100 nhà báo, hứa hẹn hành trình thử thách và trải nghiệm thiên nhiên hùng vĩ.

Tin tức
Hà Nội tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trường học

Hà Nội tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trường học

(CLO) Thành phố Hà Nội chỉ đạo tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trường học, kiểm tra đột xuất, xử lý vi phạm nhằm đảm bảo sức khỏe học sinh.

Tin tức
Hà Nội: Giải ngân vốn đầu tư công thành 'thước đo' đánh giá nhiệm vụ 2025

Hà Nội: Giải ngân vốn đầu tư công thành 'thước đo' đánh giá nhiệm vụ 2025

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu TP Hà Nội đưa kết quả giải ngân thành tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ để kiểm điểm, khen thưởng, xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời.

Tin tức
Đưa AI vào chiến lược phát triển các dự án BĐS công nghiệp để hướng tới phát triển bền vững

Đưa AI vào chiến lược phát triển các dự án BĐS công nghiệp để hướng tới phát triển bền vững

(CLO) Các giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI đang từng bước đổi mới cách thức vận hành của các khu công nghiệp và nhà máy thông minh, đồng thời đảm bảo tăng trưởng kinh tế đi đôi với trách nhiệm môi trường. Do đó, AI được đánh giá là yếu tố thiết yếu trong tương lai của thị trường bất động sản (BĐS) công nghiệp.

Dự án - Đầu tư
Doanh số ô tô Toyota tăng vọt, xe nhập khẩu tiếp tục áp đảo

Doanh số ô tô Toyota tăng vọt, xe nhập khẩu tiếp tục áp đảo

(CLO) Lượng xe Toyota bán ra thị trường tháng 3/2025 tăng trưởng đến 75,2% so với tháng liền trước, đồng thời cao hơn cùng kỳ năm ngoái 39%.

Xe
Loạt mẫu xe ô tô Honda giảm giá, khuyến mại

Loạt mẫu xe ô tô Honda giảm giá, khuyến mại

(CLO) Honda Việt Nam áp dụng đợt giảm giá và khuyến mại cho 3 mẫu ô tô trong tháng 4/2025 nhằm thu hút người tiêu dùng trở lại mua sắm.

Xe
Công viên giải trí 64 tỷ USD cạnh tranh Disneyland: 22 năm vẫn chưa hoàn thành

Công viên giải trí 64 tỷ USD cạnh tranh Disneyland: 22 năm vẫn chưa hoàn thành

(CLO) Từng được kỳ vọng là “Disneyland của Trung Đông” với vốn đầu tư 64 tỷ USD, Dubailand sau 22 năm vẫn dang dở, phản chiếu tham vọng và thách thức của Dubai.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tác động tiêu cực của thuế quan Mỹ lên các nhà sản xuất ô tô toàn cầu

Tác động tiêu cực của thuế quan Mỹ lên các nhà sản xuất ô tô toàn cầu

(CLO) Mỹ áp thuế 25% lên ô tô nhập khẩu từ 3/4, đẩy giá xe tăng cao, đe dọa doanh số và làm rung chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.

Xe
Rực rỡ sắc đỏ hoa gạo ở ngôi chùa cổ ngoại thành Hà Nội

Rực rỡ sắc đỏ hoa gạo ở ngôi chùa cổ ngoại thành Hà Nội

(CLO) Dịp đầu tháng 4 hàng năm, cây gạo đỏ ở chùa Thầy (huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại đua nhau bung nở khoe sắc đỏ sáng rực cả một vùng trời, thu hút nhiều người dân và du khách tới tham quan, chụp hình.

Đời sống văn hóa
Bắt 3 đối tượng ngụy trang gần 30.000 viên ma túy vào thùng sữa đi tiêu thụ

Bắt 3 đối tượng ngụy trang gần 30.000 viên ma túy vào thùng sữa đi tiêu thụ

(CLO) Ngày 2/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa chủ trì, phối hợp các lực lượng nghiệp vụ triệt phá thành công Chuyên án, thu giữ gần 30.000 viên ma tuý tổng hợp, bắt giữ 03 đối tượng cùng nhiều tang vật có liên quan.

Vụ án
Nhận định Atletico vs Barca, 02h30 ngày 3/4 tại Cúp nhà Vua Tây Ban Nha

Nhận định Atletico vs Barca, 02h30 ngày 3/4 tại Cúp nhà Vua Tây Ban Nha

(CLO) Nhận định Atletico vs Barca, 02h30 ngày 3/4 tại Cúp nhà Vua Tây Ban Nha; dự đoán tỉ số Atletico vs Barca cùng các chuyên gia phân tích.

Thể thao
Cảnh sát phát hiện, bắt giữ tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Cảnh sát phát hiện, bắt giữ tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

(CLO) Công an thành phố Hà Nội cùng Cục Cảnh sát giao thông phát hiện, bắt giữ tàu hút cát trái phép trên sông Hồng đoan qua xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Đời sống
Bình Luận

Tin khác

Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận  số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.

Góc nhìn
Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.

Góc nhìn
Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.

Góc nhìn
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.

Góc nhìn
Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.

Góc nhìn
Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.

Góc nhìn
Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.

Góc nhìn
Hoàn thiện khung pháp lý cho tiền số, tài sản số: Cơ hội phát triển kinh tế số

Hoàn thiện khung pháp lý cho tiền số, tài sản số: Cơ hội phát triển kinh tế số

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.

Góc nhìn
Xúc phạm, bôi nhọ trên mạng xã hội: Khi luật pháp và đạo đức đều bị phớt lờ!

Xúc phạm, bôi nhọ trên mạng xã hội: Khi luật pháp và đạo đức đều bị phớt lờ!

(NB&CL) Ồn ào những ngày qua là sự việc liên quan tới việc nhà thơ Nguyễn Quang Thiều lên tiếng nhờ cơ quan chức năng vào cuộc sau khi những câu thơ của ông bị xuyên tạc, bịa đặt trên mạng xã hội. Điều đáng nói là mạng xã hội đang ngày càng trở thành nơi bùng phát các hành vi xúc phạm, bôi nhọ danh dự người khác, bất chấp mức hình phạt gia tăng.

Góc nhìn
Đề xuất sáp nhập tỉnh trước Đại hội XIV của Đảng: “Thời điểm vàng” tạo không gian phát triển mới

Đề xuất sáp nhập tỉnh trước Đại hội XIV của Đảng: “Thời điểm vàng” tạo không gian phát triển mới

(NB&CL) Trong Kết luận 126 về một số nội dung tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) và định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh. Các chuyên gia cho rằng việc sáp nhập các tỉnh thành sẽ giảm bớt gánh nặng quản lý Nhà nước, mở ra không gian sáng tạo và phát triển cho các địa phương.

Góc nhìn