Cần xem xét lại dự án “đầu voi đuôi chuột” gây bức xúc dư luận!

Thứ tư, 13/06/2018 06:49 AM - 0 Trả lời

(CLO) Mặc dù nhận được nhiều ưu ái, song quá trình triển khai đầu tư, dự án này đã để lại nhiều bức xúc lo lắng trong nhân dân; nghiêm trọng hơn, chủ đầu tư còn tự ý chuyển đổi mục đích dự án. Đã đến lúc, chính quyền địa phương cần có thái độ dứt điểm trước tiến độ, kết quả triển khai đại dự án chăn nuôi “đầu voi, đuôi chuột” này.

Từ những ưu đãi nhằm đưa dự án nhanh chóng đi vào hoạt động khi chưa hoàn thành đầy đủ các hạng mục về bảo vệ môi trường, dự án này đã đem lại những hiệu ứng ngoài mong muốn đối với chính quyền và người dân địa phương.

“Làm ngơ” trước những sai trái?

Vào trung tuần tháng 3/2016, hàng chục tấn phân bò được công ty phơi trực tiếp trên nền đất ngoài trời mà không có lót chống thấm; hố chôn bò chết sơ sài, không rắc vôi bột khử trùng hay hiện tượng giếng nước của người dân khu vực rào Vang Vang, xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên) đổi màu và có mùi tanh khiến người dân bức xúc.

Sau khi dư luận lên tiếng, Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Tĩnh đã tiến hành kiểm tra thực tế, lấy mẫu phân tích và đã có kết luận về những vi phạm trong công tác bảo vệ môi trường của Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Hà; trong đó, nêu rõ: tại thời điểm kiểm tra (21 - 22/3/2016) cho thấy, lượng phân bò phát sinh khoảng 6.000 tấn/tháng. Theo quy hoạch thì phải có 7 kho chứa phân nhưng hiện mới hoàn thành được 4 kho; chưa xây dựng khu chôn bò chết với diện tích 1 ha theo quy hoạch; chưa xây dựng các hạng mục công trình xử lý rác thải, chất thải rắn, khu chôn lấp xác động vật tiêu hủy không đúng với quy hoạch được phê duyệt và báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Dự án mới chỉ đào 3 hồ sinh học không lót bạt HDPE chống thấm; chưa đầu tư xây dựng bể biogas để xử lý nước thải, nước thải đang thải trực tiếp ra hồ sinh học. Một phần phân bò của dự án được đổ tại 3 khu đất có diện tích mỗi khu khoảng 300 - 400 m2 ngoài trời, không có chống thấm, không đúng cam kết trong đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường khi trời mưa…

Báo Công luận

Tại các khu nhà xưởng tập kết, máy băm cỏ “đắp chiếu”

Theo Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Cẩm Mỹ - Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) – Lê Quang Nghĩa, bên cạnh những tác động về môi trường, việc chuyển đổi hàng trăm ha đất rừng sang trồng cỏ đã gây ra những tác động ngoài mong muốn trong mùa mưa bão. Cụ thể, sau khi dự án đi vào hoạt động, vào mùa mưa bão, tần suất, mức độ ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét đối với khu vực này cao và nguy hiểm hơn trước.

Tiền trảm hậu tấu?

Trong khi những lo lắng, băn khoăn của người dân vùng ảnh hưởng chưa được giải quyết thấu đáo thì đến giữa năm 2017, doanh nghiệp này đã thực hiện một kế hoạch khá táo bạo bằng việc chuyển đổi hàng trăm diện tích trồng cỏ sang trồng chuối xuất khẩu. Mặc dù chưa thực hiện các quy trình, thủ tục chuyển đổi mục đích đầu tư, đánh giá tác động môi trường do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, song doanh nghiệp này vẫn tự ý lên kế hoạch chuyển đổi 420ha/678ha diện tích trồng cỏ sang trồng chuối.

Tính đến ngày 12/9/2017, đơn vị này đã phá cỏ, làm đất chuẩn bị trồng chuối trên diện tích 380 ha đất trồng cỏ để trồng chuối. Tại thời điểm các cơ quan chức năng Hà Tĩnh tiến hành kiểm tra, Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Hà báo cáo đơn vị đang chăm sóc 350 nghìn bầu chuối giống ở huyện Cẩm Xuyên và 800 nghìn bầu ở huyện Kỳ Anh. Đến tháng 3/2018, tổng số diện tích trồng chuối do đơn vị này tự ý chuyển đổi lên đến 175 ha.

Theo một lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh (xin được giấu tên), qua xem xét hồ sơ và đối chiếu với các danh mục cây trồng được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam thì chưa có tên giống chuối Canvendicsh (giống chuối do Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Hà tự ý trồng tại vùng đất dự án – PV).

“Trong khi chưa được các cơ quan chức năng công nhận chủng loại giống chuối được trồng tại địa phương, theo quy định, đơn vị này phải thực hiện trồng khảo nghiệm sản xuất giống chuối mới với diện tích không quá 20 ha để đánh giá tính thích ứng và hiệu quả kinh tế trong điều kiện đất đai, khí hậu, kỹ thuật canh tác trên địa bàn Hà Tĩnh theo quy định của nhà nước” - Trưởng phòng Trồng trọt (Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh) cho biết.

Đồng quan điểm trên, lãnh đạo UBND huyện Kỳ Anh cho rằng, Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Hà cần thận trọng khi đưa cây chuối vào trồng ở Kỳ Anh, bởi năm 2016 huyện trồng mô hình thử nghiệm ở xã Kỳ Lâm, đến thời kỳ ra quả, chuẩn bị chín, tưởng đã chắc ăn nhưng một đợt gió mạnh thổi qua gây hư hỏng toàn bộ. Với điều kiện khí hậu lắm mưa, nhiều bão ở Hà Tĩnh, hiệu quả của việc trồng chuối phải cân nhắc kỹ lưỡng.

Báo Công luận

Cổng rào rỉ sét, cỏ dại mọc um tùm

Theo chia sẻ của lãnh đạo hai huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh, sau khi Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Hà ngừng nhập bò về nuôi, chuyển đổi diện tích trồng cỏ sang trồng chuối đã xuất hiện tình trạng lấn chiếm đất đai tại khu vực dự án. Mặc dù chính quyền địa phương đã nỗ lực tuyên truyền, bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư theo quy định của pháp luật, tuy nhiên trước thực trạng hàng trăm ha đất rừng sau khi thu hồi bị bỏ hoang, nhiều hộ dân đã sốt sắng, tiến hành lấn chiếm một phần diện tích đất để sản xuất.

“Vì sự phát triển chung của tỉnh, chúng tôi sẵn sàng nhường đất để doanh nghiệp đầu tư với kỳ vọng vào chính sự đổi thay ngay tại quê hương. Sau khi bị thu hồi đất, các lao động trong gia đình phải đi làm thuê, làm mướn, nay thấy cảnh đất bỏ hoang như thế này chúng tôi xót ruột lắm” - Ông Lê Ngọc Quân – Thôn Nam Xuân, Kỳ Tây, Kỳ Anh (Hà Tĩnh) nói.

Ưu tiên, mời gọi các doanh nghiệp vào sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, nhất là đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhằm tạo cú huých trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương là lựa chọn đúng đắn trong bối cảnh hiện nay của tỉnh Hà Tĩnh. Tuy vậy, trước những lo lắng của người dân và những động thái khác thường của nhà đầu tư, thiết nghĩ tỉnh Hà Tĩnh cần khẩn trương vào cuộc kiểm tra, xem xét lại dự án do Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Hà thực hiện tại địa phương có thật sự hiệu quả, nếu cần thiết phải thu hồi dự án để trả lại đất sản xuất cho người dân sử dụng.

Congluan.vn sẽ tiếp tục thông tin./.

Trần Phong

Tin khác

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra
Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

(CLO) Ở mỗi gói thầu tham dự khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai lại thể hiện một hồ sơ năng lực với doanh thu khác nhau?

Điều tra
Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra