Cần xử lý dứt điểm tình trạng vựa tôm “bức tử” môi trường!

Thứ sáu, 05/10/2018 10:44 AM - 0 Trả lời

(CLO) Như đã đưa tin, nhiều người dân ở xã Xuân Đan, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) hết sức bức xúc trước việc cơ quan chức năng huyện Nghi Xuân chỉ xử phạt 2 triệu đồng đối với vựa tôm 6 năm hoạt động không có hồ xử lý chất thải của ông Nguyễn Viết Khánh. Tuy nhiên, chính quyền huyện Nghi Xuân lại cho rằng, tại thời điểm kiểm tra, chỉ phát hiện cơ sở nuôi tôm của ông Nguyễn Viết Khánh không có hồ xử lý nước thải chứ không phát hiện hành vi xả thải.

Kiểm tra – không phát hiện hành vi xả thải

Xung quanh việc huyện Nghi Xuân “giải quyết” vụ vựa tôm của ông Nguyễn Viết Khánh ở xã Xuân Đan gây ô nhiễm môi trường bằng hình thức xử phạt hành chính số tiền 2 triệu đồng, dư luận rất không đồng tình. Họ cho rằng kiểu "phạt cho tồn tại" này không đủ sức răn đe, và dẫn đến “nhờn thuốc”. Người dân nơi đây muốn biết căn cứ nào để UBND huyện Nghi Xuân đưa ra mức xử phạt “nhẹ tay” với số tiền chỉ 2 triệu đồng? Và cơ quan chức năng đã điều tra, xác định được có bao nhiêu khối nước thải chưa qua xử lý đã bị xả ra môi trường?...

Báo Công luận
 

Dòng nước đặc quánh, hôi thối từ hồ tôm của ông Nguyễn Viết Khánh (xã Xuân Đan) đang chảy thẳng ra biển

Trả lời báo giới, ông Lê Hữu Phong, Phó trưởng Phòng TN&MT huyện Nghi Xuân cho biết, sau khi sự việc xảy ra, huyện đã xuống kiểm tra và lập biên bản, đồng thời ra quyết định xử phạt hành chính 2 triệu đồng đối với cơ sở nuôi tôm của ông Nguyễn Viết Khánh vì không xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Ngoài ra, huyện còn yêu cầu chủ hồ tôm phải khẩn trương hoàn thiện các hồ sơ để xây dựng hệ thống xử lý nước thải.

“Tại thời điểm kiểm tra chúng tôi chỉ phát hiện cơ sở nuôi tôm của ông Phạm Viết Khánh không có hồ xử lý nước thải chứ không phát hiện hành vi xả thải. Với lỗi vi phạm này, theo quy định mức xử phạt tối đa là 1,5 – 2 triệu đồng và buộc khắc phục hậu quả. Cơ sở ông Khánh đã bị xử phạt ở mức 2 triệu đồng và buộc hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải”, ông Phong nói.

Báo Công luận
Chủ vựa tôm “vô tư” xả thải thẳng ra biển 

Điều đáng nói là suốt 6 năm qua, lượng nước xả thải trực tiếp của dự án nuôi tôm này đã đi đâu? Khi phát hiện ra hành vi xả thải gây ô nhiễm nặng của dự án suốt nhiều năm qua, người dân đã liên tục đi kêu cứu các cơ quan chức năng. Mặc dù đã có nhiều đoàn về kiểm tra và lập biên bản, thế nhưng chính quyền nơi đây lại cho rằng, tại thời điểm kiểm tra không phát hiện hành vi xả thải.

Ông Phan Trọng Tri, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Đan cho biết, đã có nhiều đoàn về kiểm tra và lập biên bản. Hồ tôm của ông Nguyễn Viết Khánh xả thải gây ô nhiễm môi trường đã được xã báo cáo lên huyện, Phòng Tài nguyên & Môi trường, Cảnh sát môi trường. Năm 2017, Phòng TN&MT huyện Nghi Xuân đã về lập biên bản và đầu năm nay (2018), Phòng cũng tiếp tục về. “Trong tuần vừa rồi chúng tôi cũng có xuống. Nước thải từ hồ tôm ra môi trường có mùi hôi, màu ngà đen, đặc. Và chúng tôi cũng đã có báo cáo lên cho huyện”, ông Tri cho biết.

Báo Công luận
Sau khi báo Congluan.vn phản ánh, chủ vựa tôm mới cho lấp dòng chảy như thế này. 

Ông Lê Hữu Phong, Phó trưởng Phòng TN&MT huyện Nghi Xuân thừa nhận rằng đã nhiều lần kiểm tra và phát hiện mô hình nuôi tôm được triển khai nhưng không hề có hệ thống xử lý chất thải.

“Huyện đã yêu cầu dự án phải thực hiện hồ xử lý và chỉ được nuôi khi có hệ thống xử lý môi trường. Chúng tôi đã nhiều lần nhắc nhở, lập biên bản và xử lý vi phạm nhưng đối tượng này (ông Khánh- PV) không hợp tác”, ông Phong nói.

Điều mập mờ, khó hiểu là khi PV hỏi cho xem các hồ sơ, biên bản của Phòng đã lập khi về kiểm tra mô hình nói trên trong nhiều năm qua thì vị này một mực từ chối.

“Hồ sơ anh em đang trong quá trình tiếp tục xử lý đơn vị này nên chưa có kết luận chính thức, sẽ cung cấp sau”, ông Phong nói.

Và tại sao vào thời điểm huyện Nghi Xuân đã ra văn bản xử phạt hành chính số tiền 2 triệu đồng đối với chủ hộ nuôi tôm là ông Nguyễn Viết Khánh rồi, ông Phong vẫn không thể cung cấp văn bản xử phạt này.

“Chúng tôi chỉ cung cấp thông tin để cơ quan báo chí biết được việc đó, còn về mặt hồ sơ thì không thể cung cấp được. Hiện cơ quan chức năng đang trong quá trình theo dõi, nếu có phát hiện vi phạm sẽ tiếp tục xử phạt”, ông Phong nói.

Tiếp tục cho mở rộng quy mô

Những người dân nơi đây tiếp tục liên hệ với PV để phản ánh việc UBND huyện Nghi Xuân tiếp tục cho ông Nguyễn Viết Khánh mở rộng thêm diện tích gần 2 ha để nuôi tôm.

“Chúng tôi đã kêu cứu nhiều năm nay mà chính quyền không giải quyết. Bây giờ báo chí, dư luận phản ánh thì họ mới vào cuộc nhưng chỉ phạt 2 triệu đồng theo kiểu xử phạt cho có. Việc ông Khánh nuôi tôm xả thải trực tiếp ra môi trường là xem thường pháp luật, mà giờ huyện vẫn tiếp tục cho mở rộng quy mô. Chúng tôi rất lo lắng và thất vọng nhưng chẳng biết kêu ai nữa vì cũng đã đi phản ánh suốt 6 năm rồi”, một số hộ dân xã Xuân Đan cho biết.

 
Báo Công luận

Ông Nguyễn Văn Hóa, Chi hội trưởng Hội Cựu chiến binh xóm Bình Phúc, xã Xuân Đan phản ánh với PV về việc chính quyền xử phạt kiểu “che mắt thế gian”, còn cho mở rộng quy mô nuôi

Ông Phạm Tiến Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân cho biết, UBND huyện Nghi Xuân vừa có quyết định cho ông Nguyễn Viết Khánh thuê thêm đất để mở rộng dự án nuôi tôm với đầy đủ hồ sơ thủ tục.

“Trước đây cũng nằm trong diện tích cho thuê nhưng vướng rừng phòng hộ nên thu hồi. Sau rà soát lại không phải rừng phòng hộ nên giờ cho thuê lại”, ông Hưng cho biết.

Báo Công luận

Hiện dự án đã mở rộng thêm gần 2ha 

 

Trước đó, báo Congluan.vn đã liên tiếp phản ánh về sự việc dự án nuôi tôm của ông Nguyễn Viết Khánh (xóm Bình Phúc, xã Xuân Đan) triển khai từ năm 2012 có quy mô 6 hồ (mỗi hồ chứa khoảng 2.000 khối nước) với tổng diện tích 2,5 ha nhưng lại không có hồ xử lý chất thải và trong nhiều năm qua cứ “thẳng tay” xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường. Suốt thời gian qua, những người dân sống xung quanh dự án này đã phải chịu cảnh khốn đốn vì ô nhiễm nặng và liên tục phải đi kêu cứu các cơ quan chức năng. Sau khi sự việc xảy ra, huyện Nghi Xuân đã xuống tiến hành kiểm tra và lập biên bản, đồng thời xử phạt hành chính đối với chủ hồ tôm số tiền 2 triệu đồng vì không có hồ lắng để xử lý chất thải.

Bài, ảnh: Trần Phong

Tin khác

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra
Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

(CLO) Công ty CP Tập đoàn Thuận An là nhà thầu quen thuộc với nhiều công trình xây dựng trên cả nước, riêng tại Hà Nội nhà thầu này góp mặt tại 5 gói thầu, với tổng giá trị 778,372,534,000 VND.

Điều tra
Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

(CLO) Mặc dù đang nợ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng Công ty TNHH xây dựng và TM Lam Sơn vẫn được UBND thị xã Nghi Sơn phê duyệt trúng gói thầu trị giá gần trăm tỷ đồng.

Điều tra