Căng thẳng chính trị Nga - Ukraine, ai là người được hưởng lợi?

Thứ ba, 08/03/2022 09:31 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các doanh nghiệp dầu khí, nhà đầu tư rót vốn vào các cổ phiếu trong nhóm ngành này chính là người được hưởng lợi khi căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraine leo thang.

Căng thẳng chính trị Nga - Ukraine, ai là người được hưởng lợi?

Kể từ khi chiến sự tại Ukraine nổ ra, thị trường tài chính toàn cầu đã trải qua giai đoạn “đẫm máu”. Hầu hết, các thị trường chứng khoán chủ chốt như Mỹ, Nga, Đức, Nhật Bản đều “đỏ sàn” sau nhiều phiên giao dịch.

Tuy nhiên, trái ngược với đà suy giảm của thị trường tài chính toàn cầu, nhóm ngành dầu khí, năng lượng và nhiên liệu lại có sức bật rất mạnh.

cang thang chinh tri nga  ukraine ai la nguoi duoc huong loi hinh 1

Các doanh nghiệp dầu khí, nhà đầu tư rót vốn vào các cổ phiếu trong nhóm ngành này chính là người được hưởng lợi khi căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraine leo thang.

Theo Moody’s, căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraine chính là nguyên nhân chủ chốt khiến giá nhiên liệu như xăng dầu, khí đốt tăng mạnh trong thời gian qua. Việc giá nhiên liệu tăng mạnh sẽ có tác động tích cực nhất định, chủ yếu là cục bộ đến những quốc gia có nguồn thu ngân sách lớn từ dầu mỏ.

Trong đó, các quốc gia như Nga, Canada và các quốc gia Trung Đông (75-90% ngân sách chính phủ của Ả Rập Xê Út đến từ dầu mỏ) là các quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất.

Nhìn nhận từ tác động đối với kinh tế Việt Nam, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho rằng, giá xăng dầu tăng phi mã do căng thẳng địa chính trị chỉ mang lại lợi cho một số bộ phận của nền kinh tế. Ngược lại, toàn bộ nền kinh tế sẽ bị tổn thất. Vì vậy, sự tăng giá của xăng dầu mang lại tiêu cực nhiều hơn.

Trong đó, giá xăng dầu tăng, đồng nghĩa nguồn thu ngân sách nhà nước từ dầu thô sẽ tăng tăng. 

Năm 2021, trong bối cảnh kinh tế gặp phải nhiều khó khăn khi đối mặt với đại dịch Covid-19, nguồn thu thực tế từ dầu thô đã đạt 35,2 nghìn tỷ đồng, tăng 51% so với dự toán năm 2021, góp phần giúp thu ngân sách Nhà nước vượt dự toán 16,4%. 

Trong giai đoạn 2017-2021, thu từ dầu thô đóng góp cho ngân sách Nhà nước khoảng 2-4%. Ngoài ra, các loại thuế từ xăng, dầu, như thuế xuất - nhập khẩu, thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt… cũng tăng lên làm tăng nguồn thu ngân sách, góp phần giảm thâm hụt ngân sách, nợ công.

“Do đó, dầu thô tăng giá sẽ góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách, khoảng 10.000-16.000 tỷ đồng, nếu giá dầu tăng bình quân 30-40% năm 2022 so với năm trước”, TS Cấn Văn Lực nói.

Bên cạnh đó, giá xăng dầu tăng tác động tích cực đến ngành khai khoáng, hiện đóng góp khoảng 7,8% trong cơ cấu GDP. Đối với một số doanh nghiệp khai thác dầu khí là hoạt động cốt lõi như PVN, PVD, GAS… thì giá dầu tăng sẽ làm tăng nguồn doanh thu; từ đó thúc đẩy các kế hoạch khai thác, thăm dò của năm 2022, cũng như các năm tiếp theo. 

“Nhờ vậy, tiền nộp thuế thu nhập từ cổ tức của những doanh nghiệp này vào NSNN cũng tăng tương ứng. Ngoài ra, nhờ vào việc cổ phiếu nhóm ngành dầu khí tăng trong thời gian qua, các nhà đầu tư chứng khoán vào nhóm ngành này cũng được hưởng lợi”, ông Lực nói thêm.

Lợi bất cập hại

Tuy nhiên, các tác động tích cực chỉ mang tính cục bộ, trong khi đó, chiến sự leo thang tại Ukraine lại mang nhiều yếu tố tiêu cực hơn rất nhiều, ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế vĩ mô và đời sống của mọi người dân.

cang thang chinh tri nga  ukraine ai la nguoi duoc huong loi hinh 2

Tuy nhiên, các tác động tích cực chỉ mang tính cục bộ, trong khi đó, chiến sự leo thang tại Ukraine lại mang nhiều yếu tố tiêu cực hơn rất nhiều.

TS. Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực, Ủy ban Kinh tế của Quốc Hội cho rằng, trong bối cảnh là cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, nền kinh tế Việt Nam đang rất bất lợi.

Chia sẻ lý do đưa ra nhận định trên, ông Hiếu cho biết, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine tiếp tục leo thang khiến giá cả hàng hóa, nguyên liệu đầu vào đang bước vào đợt tăng giá mới. Điều này khiến lạm phát của Việt Nam phải chịu nhiều áp lực.

Đơn cử như việc giá xăng tăng, chi phí sản xuất kinh doanh, hay chi phí sinh hoạt của người dân bị đội lên nhiều. 

Bên cạnh đó, Nga còn xuất khẩu rất nhiều các loại hàng hoá khác như niken, titanium, kim loại cơ bản... thậm chí là lúa mì, lương thực và chất dinh dưỡng của phân bón.  Vì vậy, giá phân bón tăng không chỉ tác động đến doanh nghiệp, nền nông nghiệp mà tác động đến cả bà con nông dân.

Vì vậy, ông Hiếu cho rằng, đối với gói phục hồi kinh tế, Việt Nam phải càng quyết liệt hơn nữa. Nếu trước kia, thời gian để thiết kế là quan trọng, thì giờ đây thời gian để hoàn thành là quan trọng nhất.

Hiện tại, trước những bất ổn từ xung đột Nga - Ukraine có thể tác động tới Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo lập Tổ công tác đặc biệt giải quyết các vấn đề có liên quan tới tình hình Ukraine.

Ông Hiếu kỳ vọng, với hành động kịp thời trên của Chính phủ, Việt Nam sẽ ổn định môi trường vĩ mô, thông qua đó giảm thiểu được tối đa tác động từ bên ngoài đối với nền kinh tế.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Quy mô kinh tế Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đạt hơn 1.570 nghìn tỷ đồng

Quy mô kinh tế Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đạt hơn 1.570 nghìn tỷ đồng

(CLO) Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ tiếp tục ghi nhận tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định vừa cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao từ nguyên liệu giấy phế liệu tái chế và bột giấy tại KCN Bảo Minh mở rộng (huyện Vụ Bản).

Kinh tế vĩ mô
Nghịch lý: Doanh nghiệp “chết yểu” tăng liên tục, ngân hàng vẫn 'sống khỏe'

Nghịch lý: Doanh nghiệp “chết yểu” tăng liên tục, ngân hàng vẫn "sống khỏe"

(CLO) Theo báo cáo của VEPR, có một nghịch lý là trong khi cần để san sẻ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, thì các ngân hàng vẫn duy trì mức sinh lời cao từ hoạt động cho vay.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tỉnh Nam Định tăng 13,27% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng cao nhất từ 2019 đến nay; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,57%.

Kinh tế vĩ mô
Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

(CLO) GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội đặt câu hỏi: Phải chăng là đấu thầu lại đang là nhân tố để làm cho giá vàng trên thị trường tăng lên. Xóa bỏ độc quyền vàng miếng, trả vàng trang sức về cho thị trường.

Kinh tế vĩ mô