Cảnh giác cao với nguy cơ dịch tả Châu Phi quay lại

Thứ ba, 16/04/2019 18:52 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ghi nhận của PV tại một số chợ lớn của TP. Hà Nội cho thấy người dân vẫn rất dè chừng với thịt lợn, giá thịt lợn tuy tăng trở lại nhưng vẫn rất chậm. Người chăn nuôi lợn vẫn đang canh cánh nỗi lo với dịch tả Châu Phi có thể bùng phát trở lại.

Người dân vẫn theo quan điểm "phòng hơn chống"

Đã 12h trưa nhưng các bàn thịt lợn vẫn còn rất nhiều trước sự thờ ơ của khách hàng. (ảnh chụp 16/4/2019 tại chợ Kim Chung, Hoài Đức) Ảnh: Lương Minh

Đã 12h trưa nhưng các bàn thịt lợn vẫn còn rất nhiều trước sự thờ ơ của khách hàng. (ảnh chụp 16/4/2019 tại chợ Kim Chung, Hoài Đức) Ảnh: Lương Minh

Mặc dù được truyền thông là thịt lợn không phải là nguyên nhân duy nhất gây nhiễm sán lợn, chỉ cần đảm bảo "ăn chín uống sôi" thì ăn thịt lợn không hề có ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, nhiều người dân với tâm lý lo sợ với tình trạng nhiễm sán lợn của hàng trăm trẻ tại Bắc Ninh, đã có những biện pháp phòng chống hơi thái quá. Nhiều hộ gia đình, còn bỏ hẳn thịt lợn ra khỏi bữa cơm hàng ngày của gia đình mình.

Bác Thanh Kiền, chợ cầu Lủ (Thanh Xuân, Hà Nội), cho biết: "Cả gia đình tôi, cả tháng nay không dùng thịt lợn. Biết là thèm nhưng thấy các cháu nhỏ ở Bắc Ninh bị nhiễm sán tôi khá lo lắng cho gia đình mình. Tôi chủ động thay đổi thực đơn "không có thịt lợn" cho cả gia đình gồm ba thế hệ  chung sống (gồm vợ chồng tôi và hai cặp vợ chồng con tôi và 3 đứa cháu). Mặc dù, có được các con trấn an nếu ăn uống vệ sinh, ăn chín uống sôi thì ăn thịt lợn không sao. Nhưng trước khi chưa hiểu được kỹ về tác hại của dịch bệnh này thì quan điểm của tôi cứ phòng trước là tốt nhất. Bao giờ Nhà nước công bố hết dịch thì lúc đó ăn thịt lợn lại cũng không sao".

Tiếp tục tiếp cận với một sạp thịt lợn của chị Khánh An tại chợ Kim Chung, Hoài Đức cho biết: "Tại khu chợ này, những người bán thịt lợn như tôi đa số đều giảm lượng thịt nhập về bán nhưng đến thời điểm hiện tại, người dân vẫn rất thờ ơ với thịt lợn. Khách quen mua thịt lợn trước kia cũng giảm dần, có khách quen "ruột" còn không ăn thịt lợn cả tháng nay. Ngày trước còn bán cả ngày nhưng cả tháng nay, chúng tôi đều chỉ bán buổi sáng, đến trưa nếu không hết thì đành bán đổ rẻ cho các quán cơm hoặc những cơ sở làm giò lụa".

Tại quầy thịt tại chợ Kim Chung, Hoài Đức trưa ngày 16/4. Ảnh: Lương Minh

Tại quầy thịt tại chợ Kim Chung, Hoài Đức trưa ngày 16/4. Ảnh: Lương Minh

Tìm hiểu tại một số trường mầm non tại địa bàn Hà Nội, nơi 100% trẻ thường ăn uống lưu trú tại trường cho thấy hầu hết các trường mầm non tư thục và công lập đều có tiến hành họp phụ huynh về việc thay đổi thực đơn cho các bé. Và thông qua đó, theo kiến nghị của hội phụ huynh thì hầu như các trường đều "chiều theo tâm lý" phụ huynh  không nhập thịt lợn cho trẻ, mà thay bằng thịt gà, bò và một số thực phẩm khác, đặc biệt là tăng cường cá cho trẻ.

Trường mầm non Kim Chung (Hoài Đức, Hà Nội), trước nỗi lo lắng của phụ huynh, trường cũng không nhập thịt lợn từ nửa tháng nay. Nhà trường thông báo trực tiếp về các lớp cho các giáo viên và giáo viên có phổ biến đến tất cả phụ huynh học sinh yên tâm về việc thay đổi thực đơn không có thịt lợn. Phụ huynh có thể kiểm tra khâu nhập thực phẩm của nhà trường vào thời gian buổi sáng mỗi khi nhà bếp của trường nhập thực phẩm về nấu cho các bé.

Đứng trước tình trạng nhiều trường tẩy chay thịt lợn thì cũng có một số trường nhận thức rõ vấn đề trong công tác phòng chống về dịch tả Châu Phi đã có những biện pháp rất phù hợp để trấn an cũng như truyền thông đến phụ huynh học sinh. Điển hình như trường Mầm non Đồ Rê Mí (Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội), ngay sau khi xảy ra dịch tả lợn Châu Phi được 1 tuần, trường đã đăng ký thực phẩm với một đơn vị uy tín nhằm trấn an tâm lý phụ huynh và có thông báo cụ thể tới các phụ huynh học sinh qua fanpgage của trường về việc sử dụng thịt lợn trong thực đơn cho trẻ.

"Nhà nước đã có hỗ trợ lợn bị dịch 80% giá thị trường nhằm giải quyết dịch bệnh lây lan... nên việc bán thịt lợn bệnh sẽ hạn chế tối đa tới người tiêu dùng. Vì vậy, chúng ta cũng không nên tẩy chay thịt lợn, tránh ảnh hưởng tới người chăn nuôi. Sẽ theo quan điểm: "lựa chọn từ tâm - không tảy chay - hạn chế sử dụng. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khoẻ của các con tại Đồ Rê Mí, trong thời gian tới nhà trường sẽ hạn chế việc đưa thịt lợn vào trong thực đơn của các con. Tăng cường các món gà, tôm, bò, cá, trứng... cho tới khi hết dịch bệnh", fanpgage của trường cho biết.

Ảnh chụp lại từ fanpage trường mầm non Đồ rê mí. Ảnh: Lương Minh

Ảnh chụp lại từ fanpage trường mầm non Đồ rê mí. Ảnh: Lương Minh

Những nguy cơ tiềm ẩn

Thực tế, nỗi lo của người dân không phải là không có cơ sở. Bởi từ phía các cơ quan chức năng vẫn chưa có những công bố chắc chắn nào về dịch tả lợn Châu Phi, trong khi đó các ca nhiễm sán lợn thì khá lớn. Ngay trong cuộc họp báo thường kỳ quý I của Bộ Nông Nghiệp Phát triển nông thôn mới đây, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng đã nhấn mạnh: "Do chưa có vắc xin cũng như chưa có biện pháp hữu hiệu nào để xử lý triệt để dịch này, nên phải xác định là "sống chung với dịch," đồng thời áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học."

Tính đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 23 tỉnh, thành phố trên cả nước; tổng số lợn buộc phải tiêu huỷ là trên 85.000 con. Đã có một số tỉnh thành công bố hết dịch tả Châu Phi nhưng theo sự chỉ đạo của các cấp, các ngành vẫn quán triệt tinh thần theo dõi ở mức độ cao bởi sự lây nhiễm của virut này hết sức phức tạp.

Theo báo Chăn nuôi Việt Nam, Virus gây ra bệnh Dịch tả lợn châu Phi có sức đề kháng cao trong môi trường. Sau khi khỏi bệnh lâm sàng, lợn vẫn có khả năng mang virus trong thời gian dài và có thể trở thành vật chủ mang vi trùng suốt đời, do vậy nếu để xảy ra bệnh sẽ rất khó để loại trừ được mầm bệnh.

Virus này có thể sống sót trong xúc xích hun khói hoặc một phần xúc xích và các sản phẩm thịt lợn khác. Trong các sản phẩm thịt lợn sống hoặc nấu ở nhiệt độ không cao, virus có thể chịu được trong thời gian dài 3-6 tháng; Virus này có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56°C trong 70 phút hoặc ở 60°C trong 20 phút.

Virus sống trong máu đã phân hủy được 15 tuần; trong máu khô không được 70 ngày; trong phân ở nhiệt độ phòng được 11 ngày; trong máu lợn ở nhiệt độ 4°C trong 18 tháng; trong thịt dính xương ở nhiệt độ 39°C được 150 ngày; trong giăm bông được 140 ngày và ở nhiệt độ 50°C tồn tại trong 3 giờ. Trong môi trường không có huyết thanh, virus có thể bị phá hủy ở pH< 3.9 hoặc ở pH > 11.5. Môi trường có huyết thanh virus có thể tồn tại được ở pH = 13.4 trong 7 ngày; không có huyết thanh virus có thể sống được 21 giờ.

Thời gian ủ bệnh của bệnh Dịch tả lợn châu Phi từ 3-15 ngày, ở thể cấp tính thời gian ủ bệnh chỉ từ 3-4 ngày. Virus Dịch tả lợn châu Phi lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa, thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật thể nhiễm virus như chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm virus và ăn thức ăn thừa chứa thịt lợn nhiễm bệnh hoặc bị ve mềm cắn.

Qua đây, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định: "Dịch tả lợn châu phi rất nguy hiểm, Bộ Nông Nghiệp và các bộ ngành khác khi đã có ban chỉ đạo thì vẫn phải hết sức quyết liệt trong các chỉ đạo. Nếu chúng ta ngừng, chủ quan, buông lỏng, trong công tác phòng chống dịch chắc chắn hậu quả sẽ xảy ra rất khó lường.”

Và dịch tả Châu Phi quay trở lại là không thể tránh khỏi nếu chúng ta sơ suất bất cứ khâu nào trong phòng chống dịch bệnh.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng cho rằng, sau khi rà soát tất cả các khâu khử trùng, phòng chống dịch tả lợn Châu Phi thì còn một khía cạnh nữa mà chúng ta không thể kiểm soát được là nguồn thức ăn dự trữ chăn nuôi từ các quán ăn, nhà hàng. Nguồn thức ăn này có hỗn tạp cả thức ăn thừa từ đồ ăn chín và đồ sống. Do đó, không thể chắc chắn được virut có thể quay lại từ đó hay không.

Theo đó, Phó Cục trưởng Cục Thú y Đàm Xuân Thành cũng cho biết việc công bố hết dịch sẽ tạo điều kiện cho người dân có thể vận chuyển lợn đi nơi khác tiêu thụ, thúc đẩy giao thương, đồng thời có thể tái đàn theo quy định. Tuy nhiên, người chăn nuôi cũng chỉ nên tái đàn 10% so với tổng đàn, nếu không phát sinh dịch thì mới tái đàn tiếp, để tránh gây những thiệt hại đáng tiếc cho ngành chăn nuôi cũng như chủ hộ.

Do vậy, để ngăn chặn dịch tả lợn Châu Phi quay lại thì việc quan trọng hiện nay không phải là chỉ đạo từ các cấp các ngành mà từ chính các hộ chăn nuôi, người dân cần nắm được mối nguy hiểm của virut dịch tả Châu Phi để có những biện pháp ngăn chặn phù hợp, triệt để bệnh từ chính nơi sản xuất thì virut mới không có đường sinh sôi, nảy nở và phát tán đi nơi khác và lây nhiễm cho con người.  

Lương Minh

Tin khác

Ca sinh hy hữu: Sản phụ đẻ trên biển

Ca sinh hy hữu: Sản phụ đẻ trên biển

(CLO) Bé trai kháu khỉnh được chào đời trong trường hợp hết sức đặc biệt và rất may mắn khi đang trên thuyền di chuyển từ đảo Quan Lạn về đất liền.

Sức khỏe
Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc hai nam bệnh nhân suy gan phải nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc hai nam bệnh nhân suy gan phải nhập viện

(CLO) Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận hai bệnh nhân nam bị suy gan do liên quan đến uống thuốc nam không rõ nguồn gốc.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện một cơ sở thẩm mỹ đổi tên để 'né' xử phạt vi phạm hành chính

TP HCM: Phát hiện một cơ sở thẩm mỹ đổi tên để 'né' xử phạt vi phạm hành chính

(CLO) Sau khi kiểm tra, Sở Y tế TP HCM phát hiện cơ sở treo biển phòng khám chuyên khoa Da liễu An Nhi đang hoạt động trái phép. Đáng nói phòng khám này có chung chủ với các đơn vị kinh doanh đã bị xử phạt trước đó tại cùng địa chỉ.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện 'viện tế bào gốc' núp bóng phòng khám đa khoa hoạt động trái phép

TP HCM: Phát hiện 'viện tế bào gốc' núp bóng phòng khám đa khoa hoạt động trái phép

(CLO) Sở Y tế TP HCM vừa phát hiện và xử lý cơ sở mang tên “Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc Việt Nam” hoạt động không phép, núp bóng một phòng khám đa khoa.

Sức khỏe
Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

(CLO) Nạn nhân khi đến trạm y tế phường đã trong tình trạng bất động, lay gọi không biết, toàn thân lạnh, da tái nhợt, mạch cảnh không bắt được.

Sức khỏe