Canh tân giáo dục - Chấn hưng đất nước

Thứ năm, 05/11/2020 09:18 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Chừng nào người dân còn quan tâm đến giáo dục, chừng đó đất nước còn hồng phúc, ngành giáo dục còn may mắn”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị toàn quốc ngành giáo dục sáng 31/10. Thực tế, người Việt chưa bao giờ thôi đau đáu về canh tân giáo dục, chấn hưng đất nước.

1. Ý thức về sự học đã được người Việt ca dao hóa và truyền khẩu cho đến ngày nay, điển hình như “Trai thì đọc sách, ngâm thơ/Dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa/Mai sau nối được nghiệp nhà/Trước là đẹp mặt, sau là ấm thân”.

Nhưng theo ông Nguyễn Quang Thạch (người Việt đầu tiên đoạt giải Vua Sejong về xóa mù chữ của UNESCO), sự học của người Việt xưa ở mức cao nhất là kiếm được chức quan để ấm thân. Sự học chỉ dừng lại ở mức học thuộc lời người xưa, thuộc lời những ông thầy được phong thánh rồi áp dụng vào các quy tắc lễ, nghĩa, cai trị. Trong xã hội phong kiến, người dân nghèo và nhiều người mù chữ, thì không thể có khát vọng lớn lao ngoài kiếm cho đủ ăn đủ mặc.

Bởi thế, ai có khát vọng làm quan cho ấm thân, cho vinh thân phì gia thì hướng tới sự học. Chính vì việc học bị giới hạn ở hai mức thầy và quan (tiến vi quan, thoái vi sư) nên số ông nghè, ông cử lên được đỉnh cao nhất là dừng ở đó hành nghề kiếm ăn. Còn các ông tú thì làm ông thầy gõ đầu trẻ ở làng mà độ nhật…”, ông Thạch viết trên Người Đô Thị.

Lề thói ấy đã ảnh hưởng tới tận hôm nay, khi đích đến của giáo dục là học cách tự học, học làm người bị lép vế so với thái độ học thực dụng, đã khiến đất nước dù lắm tiến sĩ, giáo sư, nhưng thưa vắng dần một đội ngũ với tri thức và nhân cách đáng kính, có năng lực dẫn dắt xã hội.

Thêm nữa, thói quen học “tầm chương trích cú” kéo dài đã biến người học thành những “con vẹt”, còn thầy cô vẫn nặng về thuyết giảng, truyền dạy kiến thức thụ động, làm sao có thể dạy trẻ trở nên tự do, tự chủ, hợp tác, sáng tạo nếu bản thân họ phải tuân thủ sách, giáo trình, không được huấn luyện tốt và trao quyền tự chủ, tự quyết định cách tổ chức hoạt động đào tạo?

2. Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành giáo dục mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh: Dứt khoát tư tưởng đổi mới phải từ trong ngành giáo dục, ra đến giáo viên rồi ra xã hội và từ trên xuống dưới. Giáo dục phát triển, đất nước mới có tương lai.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, một trong những kết quả nổi bật của đổi mới giáo dục là thực hiện tự chủ đại học. Ảnh. VGP

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, một trong những kết quả nổi bật của đổi mới giáo dục là thực hiện tự chủ đại học. Ảnh. VGP

Ông Vũ Đức Đam đánh giá, năm học 2019-2020, ngành giáo dục đã vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức và đạt được những kết quả rõ nét. Đơn cử, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, ngành đã hoàn thành lộ trình 6 năm đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT. Với hình thức học trực tuyến, đã thay đổi rất mạnh mẽ phương pháp dạy và học, không còn một chiều mà có nghiên cứu, tương tác, cách suy nghĩ độc lập.

Theo Phó Thủ tướng, một trong những kết quả nổi bật của đổi mới giáo dục là thực hiện tự chủ đại học. Dù rằng con đường này còn tiếp tục nhưng kết quả ban đầu rất tốt, chứng minh được tính đúng đắn và đã được luật hóa trong Luật Giáo dục đại học sửa đổi. Cùng với đó là sự phát triển đa dạng của các mô hình xã hội học tập, học ngoài nhà trường, các phong trào học tập của hội khuyến học và cả xã hội. Chỉ số đổi mới sáng tạo, giáo dục phổ thông của Việt Nam được xếp trong nhóm 50 nước đứng đầu thế giới. Giáo dục đại học từ chỗ đứng ngoài 100 nước được xếp hạng thì nay đang ở vị trí 70. Qua đó, góp phần tạo nên sức hút đầu tư của đất nước.

Về những bất cập trong những vấn đề như trường lớp, biên chế, chế độ lương cho giáo viên, một số vụ tiêu cực, sự cố thi cử…, Phó Thủ tướng cho rằng phải nhìn nhận rất bình tĩnh, không vì một số khiếm khuyết mà chúng ta mất đi lòng tin vào sự nghiệp đổi mới giáo dục.

Những phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho thấy Chính phủ và cả xã hội luôn quan tâm, kỳ vọng lớn vào ngành giáo dục. Giáo dục có đổi mới và phát triển được thì đất nước mới có tương lai!

3. Hai mặt sáng – tối của giáo dục Việt Nam bất ngờ được phơi bày khá rõ và đầy đủ trong đợt bão lũ liên tiếp tại miền Trung những ngày qua. Một mặt, người Việt đã được dạy và luôn thể hiện được tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong nghịch cảnh. Mặt kia, là sự “hồn nhiên” với căn nguyên của tai họa, “vô tư” với các giải pháp phòng, chống do lỗ hổng kiến thức về xã hội, khoa học, kỹ năng sinh tồn,...

Và lúc này, giáo dục lại được nhắc tới, được đưa thành trọng tâm của các kế hoạch bảo vệ sự sống.

Theo đó, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV sáng 3/11, ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) đã phân tích: “Bảo vệ môi trường phải thay đổi từ tư duy, tư duy bắt đầu từ giáo dục. Với cách giáo dục như hiện nay, việc hình thành tư duy mạch lạc, năng động, hướng thiện là vô cùng khó khăn. Chúng ta hình dung một cháu bé vào lớp 1 với cuốn sách giáo khoa chưa học đã phải thay đổi, sửa chữa đính chính; một nền giáo dục loay hoay tìm triết lý sẽ tạo ra những sản phẩm định hướng không rõ ràng, chỉ biết cóp nhặt, a dua và không nói thật…”.

Thay đổi giáo dục để thay đổi tư duy, như với tình trạng lũ lụt, sạt lở hiện nay, theo ông Hiếu, nó đơn giản từ việc thay đổi quan niệm gỗ tự nhiên tốt, quý hơn gỗ công nghiệp, sự tự huyễn hoặc của người dân rằng nội thất gỗ quý của họ nhập từ Lào, Myanmar, không phải phá rừng đặc dụng Việt Nam. “Philipines là quốc gia chịu nhiều bão nhất Đông Nam Á. Họ giữ rừng già, giữ ngọn núi cao còn hơn con ngươi của mắt mình. Cơn bão số 10 đập vào rừng già, dãy núi của Philipines đã bị giảm cấp là một thí dụ rất rõ ràng”, ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu nói.

Đất nước ta rừng vàng biển bạc. Dân ta được dạy như thế, và luôn biết ơn lớp lớp cha anh đã dùng cả máu xương tạo lập, gìn giữ và để lại, nhưng lại thiếu kiến thức, ý thức để bảo vệ những báu vật ấy, là gián tiếp bảo vệ sự sống.

Canh tân giáo dục, đổi mới giáo dục, tự chủ giáo dục là con đường duy nhất để xây dựng con người Việt Nam mới giàu lòng yêu thương, trắc ẩn, có năng lực và khát vọng để đổi thay bản thân, góp sức đưa đất nước vượt qua khó khăn, đi tới cường thịnh.

Kiên Giang

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn