(CLO) Tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn còn 30km nữa mới đến thành phố Lạng Sơn; do đó, hiện nay, tuyến cao tốc này thường được báo chí gọi là “đường cao tốc cụt” bởi cái “logic ngược” không… kết nối.
Ngày 1/10/2021, văn bản số 436/2021/HHV của Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV) gửi tới cơ quan hữu quan tỉnh Lạng Sơn và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) kiến nghị một số vấn đề liên quan đến Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng đã thu hút sự quan tâm của dư luận.
Trao đổi xung quanh nội dung này, PGS.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, mở rộng vấn đề: "Xây dựng tuyến cao tốc từ Hà Nội đến Lạng Sơn đơn giản là xác định kết nối Hà Nội tới các cửa khẩu quan trọng của đất nước. Tiếp theo là gì khi đã liên thông đến cửa khẩu? Mục đích của giao thông không đơn thuần chỉ là kết nối mà là tạo động lực và lan tỏa phát triển. Điều đó giải thích tại sao nguyên lý của giao thông là “đồng bộ”. Tôi cho rằng mục tiêu chiến lược của tuyến này là giải quyết vấn đề kết nối - đồng bộ, tạo động lực phát triển; để trên cơ sở đó, lan tỏa phát triển ra các địa phương khác trong vùng Đông Bắc, đến Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu… và quốc tế chứ không thể chỉ giới hạn trong phạm vi của tỉnh Lạng Sơn".
Tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn còn 30km nữa mới đến thành phố Lạng Sơn, do đó, hiện nay, nó thường được báo chí gọi là “đường cao tốc cụt” bởi cái “logic ngược” không… kết nối.
Cũng do đó, dự án thành phần 2 (cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng) nối từ điểm “cụt” cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đến thành phố Lạng Sơn và tiếp đó, đến các cửa khẩu quan trọng của tỉnh Lạng Sơn được xem là để khai thông tình trạng vô lý của “đường cụt”. Logic đầu tư và phát triển đòi hỏi nhiệm vụ này phải được khẩn trương triển khai, càng sớm càng tốt, để giải quyết tính hợp lý, đồng bộ.
PGS.TS. Trần Đình Thiên cho rằng: "Nếu chúng ta không xử lý đồng bộ, thì vấn đề sẽ trở thành điểm tắc nghẽn lớn của phát triển".
Hai yếu tố trong ý kiến của PGS.TS. Trần Đình Thiên nêu “tính đồng bộ” và “sự cấp bách” của vấn đề trong câu chuyện thực hiện dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng nói riêng và nói chung là để giải bài toán công năng, hiệu quả của toàn tuyến cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn – Hữu Nghị - Chi Lăng đối với nhu cầu phát triển kinh tế và cải thiện đời sống người dân vùng Đông Bắc như kỳ vọng.
Thực tế, tuyến cao tốc hướng tâm từ Hà Nội lên Lạng Sơn dài 110 km bao gồm 2 dự án là Hà Nội - Bắc Giang dài 45,8 km và Bắc Giang - Lạng Sơn (kết thúc tại huyện Chi Lăng) dài 64 km dù đã hoàn thành vẫn được xem là một kết thúc “chơi vơi”, khi chỉ còn cách thành phố Lạng Sơn 30 km và cửa khẩu Hữu Nghị 45 km, khiến đoạn đường nối đến 2 đầu mối giao thông và giao thương quan trọng cuối tuyến vẫn phải đi “mượn” tuyến Quốc lộ 1 chỉ có 2 làn xe được cải tạo cách đây 20 năm và đã quá tải từ lâu.
Được biết, nhà đầu tư đã nhiều lần gửi văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền bày tỏ lo ngại về việc bị “đứt gãy” của một tuyến giao thông quan trọng, làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đầu tư của tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, do chưa được kết nối thông suốt nên dẫn đến thiếu cơ sở để triển khai tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng).
Vào tháng 9/2020, UBND tỉnh Lạng Sơn đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép UBND tỉnh Lạng Sơn thực hiện điều chỉnh dự án thành phần 2 (đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng). Cụ thể, Dự án đường cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng sẽ chuyển từ BOT không có vốn Nhà nước sang hình thức PPP, loại hợp đồng BOT, có sự tham gia của vốn Nhà nước. Cơ cấu nguồn vốn dự kiến tham gia trong Dự án PPP đường cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng có tổng mức đầu tư gần 8 nghìn tỷ đồng gồm vốn do nhà đầu tư huy động (vốn chủ sở hữu, vốn tín dụng và vốn hợp pháp khác).
Trong khi đó, nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ dự án trọng điểm, cấp bách của Quốc gia cũng đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu ý kiến và Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo về việc cân đối vốn cho dự án giai đoạn 2021-2025.
Tất cả dường như rất thuận lợi để triển khai nhưng “nút thắt” vẫn là sự chậm trễ nằm ở vai trò của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là UBND tỉnh Lạng Sơn.
Về việc nhà đầu tư HHV có ý định rút khỏi liên danh đầu tư xây dựng dự án, trao đổi với PV, ông Trần Văn Thế - Phó Chủ tịch HĐQT công ty này cho rằng: “Chính phủ giao trình duyệt dự án từ tháng 1/2021. Đến tháng 3, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Lạng Sơn (Báo cáo số 251/BC-BQLDA) tham mưu phương án kéo dài thời gian thu phí lên gần 40 năm. Tháng 5/2021 thấy được sự không hợp lý của phương án, UBND tỉnh đã bác phương án này và trình lại một phương án khác. Bây giờ đã là tháng 10/2021 mà dự án vẫn chưa được phê duyệt. Tình trạng này đã làm giảm sút niềm tin của ngân hàng cấp tín dụng, giảm sút tính khả thi thực hiện dự án, nhiệt huyết của nhà đầu tư như chúng tôi và cơ hội phát triển kinh tế - xã hội của vùng…”.
Thêm vào đó, ông Trần Văn Thế cũng cho biết những vướng mắc tại dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn như giảm đi 1 trạm thu phí, miễn giảm cho gần 10.000 phương tiện… vẫn chưa được giải quyết dứt điểm nên Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả phải tính đến phương án rút lui để dành sự tập trung cho những dự án khác.
Cùng nhìn nhận về việc nhà đầu tư đơn phương kiến nghị tháo gỡ vướng mắc và sẵn sàng rút lui khi cảm thấy dự án không khả thi, PGS.TS. Dương Đăng Huệ, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - Bộ Tư pháp cho rằng: “Hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh là yêu cầu hàng đầu của bất cứ nhà đầu tư nào, và vì vậy, việc nhà đầu tư HHV xin rút lui khỏi DNDA khi không nhìn thấy hiệu quả của dự án là điều rất bình thường. Trên quan điểm như vậy, tôi cho rằng, cần giải quyết các tồn tại của Dự án Bắc Giang - Lạng Sơn; đồng thời CQNNCTQ sớm phê duyệt FS nhằm chọn nhà đầu tư bằng một cơ chế rõ ràng, minh bạch là điều cần làm đối với Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng lúc này, có như thế mới hy vọng đẩy nhanh được tiến độ dự án”.
Kinh nghiệm từ các dự án ách tắc kiểu này đều phải được kiểm toán làm rõ để đảm bảo các bước triển khai tiếp theo không dẫn đến sai phạm.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.
(CLO) Số liệu thống kê cho thấy mỗi ngày, cảng hàng không quốc tế Nội Bài có gần 15.000 lượt xe thanh toán bằng tiền mặt, tài xế phải dừng xe trước trạm thu phí đầu vào lấy thẻ và trả tiền mặt tại cửa ra, dễ dẫn tới ùn tắc cục bộ.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6015/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông khu vực tiếp cận Bệnh viện Phụ sản Trung ương cơ sở 2, Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2, huyện Quốc Oai.
Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Vietnam Airlines Group (gồm các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/01/2025 đến 12/02/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản đề nghị các địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, hoàn thành toàn bộ trong tháng 11/2024 nhằm đáp ứng tiến độ dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa.
(CLO) Thông tư 71/2024/TT-BCA quy định rõ trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, chủ phương tiện xe ô tô chở người từ 8 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương và xe cứu hộ.
(CLO) Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, hành trình “Kết nối di sản miền Trung” của ngành đường sắt được vinh dự được bình chọn dẫn đầu hạng mục hoạt động - dịch vụ trải nghiệm ấn tượng.