Cầu an hay rước họa?

Thứ tư, 25/03/2020 15:31 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đức tin có thể giúp con người vượt qua giông bão. Nhưng u mê có thể khiến giông bão đánh sập nỗ lực của cả cộng đồng. Họ đã để ý thức “ngủ quên” dưới làn hương khói. Đi lễ cầu an như thế khác nào rước …họa vào nhà?

Ý thức của một số người đã

Ý thức của một số người đã "ngủ quên" ở Phủ Tây Hồ

Sau thánh lễ với quy mô 16.000 người, ngành y tế Malaysia phát hiện 673 ca dương tính với Covid-19. Theo điều tra dịch tễ, ngành y tế phát hiện có 49 người Việt đã tham gia sự kiện tôn giáo trên. Hậu quả là khi về nước, một người đàn ông ở Bình Thuận dương tính với Covid-19 và là bệnh nhân thứ 61 của Việt Nam.

Ngành y tế cũng cho biết người này đi dự thánh lễ ở Malaysia cùng rất nhiều tín đồ khác tại TP.Hồ Chí Minh. Điều đáng nói là ông ta đã đi lễ 5 lần/ngày từ ngày 4-17/3 tại thánh đường Hồi giáo ở quận 8 trước khi dương tính với Covid-19. Việc này khiến hằng trăm người bị cách ly trong tâm trạng hoang mang tột độ.

Những tưởng đó phải là bài học nhãn tiền cho rất nhiều người trong bối cảnh dịch bệnh đang hoành hành dữ dội và có nguy cơ không trừ bất cứ ai. Nhưng…sáng mùng 1 tháng 3 Âm lịch, hàng ngàn người vẫn nêm kín Phủ Tây Hồ bất chấp Ban Quản lý di tích này thông báo đóng cửa từ trước đó. Nhiều người thậm chí không thèm đeo khẩu trang, chen lấn khấn vái.

Lại có người không vào được Phủ, đã đứng thắp hương, đội lễ bái vọng từ ngoài đường. Chiếc biển thông báo Phủ Tây Hồ tạm thời đóng cửa đến 31/3 âm lịch theo chỉ đạo của TP. Hà Nội và hàng rào chắn như không đủ sức ngăn cản thói quen của đám đông nhân danh …tâm linh thành kính. Họ bất chấp nguy cơ lây nhiễm bệnh cho chính mình chứ chưa nói đến ý thức bảo vệ cộng đồng. Với họ, bài học chỉ làm cho trang sách dày thêm còn phận người thì thác cho… số mệnh.

Phải gọi đúng bản chất của sự kiện tụ tập đông người khấn vái vào lúc dịch bệnh như thế này là những hành vi …phản văn hóa. Đáng chú ý là nó không phải diễn ra ở những nơi xa xôi, hẻo lánh, nơi thiếu …ánh sáng văn minh mà hiện hữu ngay giữa lòng Thủ đô ngàn năm văn hiến. Lẫn trong dòng người xô đẩy, chen lấn khói hương ấy chắc hẳn sẽ có không ít người Tràng An thanh lịch tựa hoa nhài?

Chưa kể Phủ Tây Hồ là một công trình văn hóa đã được xếp hạng di tích quốc gia. Người ta đến đây là một cuộc hành trình để bồi đắp thêm những giá trị văn hóa cho đời sống tinh thần. Trong lúc này, không có thứ văn hóa nào lớn hơn ý thức cùng chung tay bảo vệ sức khỏe và tính mạng của cộng đồng. Dù là thói quen, là vô tình thì hành vi tụ tập đông người, bất chấp khuyến cáo của cơ quan chức năng, có thể dẫn đến nguy cơ reo rắc mầm bệnh đáng bị lên án.

Nếu khấn vái, cầu nguyện đuổi được Covid -19, hẳn đã chẳng có những chiến sỹ Bouse trắng đang gồng mình chống chọi trong một cuộc chiến sinh tử để bảo vệ sự sống. Chẳng có hương khói nào đuổi được dịch bệnh. Biết đâu, những lời khấn vái thì thầm cầu an từ miệng lại là đường đi của những con virus quái ác. Trước khi thần thánh nghe thấy lời cầu khấn may mắn, mạnh khỏe, mầm bệnh đã ủ trong tâm những người lạc lối.

Dòng người vẫn ồ ạt đến lễ bái bất chấp việc Di tích đã được thông báo đóng cửa

Dòng người vẫn ồ ạt đến lễ bái bất chấp việc Di tích đã được thông báo đóng cửa

Tự do tôn giáo, tín ngưỡng là một trong những quyền cơ bản của con người. Chưa kể tôn giáo, tín ngưỡng còn là một sản phẩm lịch sử - văn hóa. Ngay cả pháp luật đặt ra với những thiết chế văn hóa cũng luôn là những quy định “mềm”. Ý thức tự giác có văn hóa mới là cốt lõi để “quản trị” đức tin. Nhưng tự do tín ngưỡng, ngưỡng vọng tôn giáo không đồng nghĩa với u mê.  Lúc này không có thứ “bùa ngải” niềm tin nào lớn hơn ý thức cộng đồng, trách nhiệm xã hội. Đừng để đi cầu an lại thành rước họa vào nhà./.

Quang Duy

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn