Câu chuyện đáng kinh ngạc về tác phẩm cuối cùng được biết đến của Leonardo da Vinci.

Thứ hai, 06/11/2017 08:44 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tuần này, nhà bán đấu giá nhà Christie của New York, đã thông báo rằng Salvator Mundi ("Chúa cứu thế" theo tiếng Latin) sẽ được chào bán với giá khoảng 100 triệu đô la vào tháng tới. Bức tranh này thuộc sở hữu của nhà sưu tập người Nga nổi tiếng Dmitry Rybolovlev.

Báo Công luận
 Bức "Chúa cứu thế" sau khi phục chế.

Các nhà sử học về nghệ thuật nói về sự tồn tại của Salvator Mundi giống như một giấc mơ kì lạ. Năm 1958, bức tranh khi đó không được coi là của Leonardo và được Nhà đấu giá Christie's bán với giá 60 đô la. Sau đó, vào năm 2005, bức tranh đã được mua lại bởi một nhóm các nhà buôn nghệ thuật, bao gồm Robert Simon, một chuyên gia về Da Vinci. Bức tranh lúc này đã bị hủy hoại nghiêm trọng, bị sơn lại, và khôi phục bằng cách sử dụng nhựa nhân tạo khiến bức tranh trở nên xám xịt.

Sau khi được một số học giả phân tích và nghiên cứu cẩn thận, Simon tuyên bố rằng: Đây là một tác phẩm được Leonardo da Vinci vẽ ra từ 500 năm trước. Bức tranh cuối cùng được phát hiện và xác minh là bản gốc của Leonardo năm 1909 là bức "Benois Madonna" (Đức mẹ và đứa trẻ), hiện đang được trưng bày tại bảo tàng Hermitage (St. Petersburg, Nga). Ngày nay, hầu hết các chuyên gia tin rằng chỉ còn gần 20 bức tranh gốc do chính Leonardo vẽ còn tồn tại.

Bức "Chúa cứu thế" mất sáu năm để thực hiện phục hồi. Bà Modestini, một nhà phục chế nổi tiếng và là giáo sư của Đại học New York đã đảm trách nhiệm vụ rất khó khăn này. "Tôi muốn chắc chắn rằng không có sự phục hồi nào của tôi đã gây ảnh hưởng đến bản gốc, rằng tôi đã không can thiệp quá nhiều", bà nói với CNN trong một cuộc trao đổi vào năm 2011.

Khi quá trình phục chế hoàn tất, Modestini nói rằng bà đã rơi vào trạng thái trầm cảm và lo lắng tách biệt mỗi khi nhìn thấy bức tranh. Bà nói: "Đó là một bức tranh rất mãnh liệt và tôi như cảm nhận được toàn bộ sự nghiệp nghệ thuật và thiên tài ở một thế giới khác mà tôi sẽ không bao giờ có lại được trải nghiệm đó".
Báo Công luận
 Ảnh: Getty Images

Tờ Thời báo New York cho hay: Năm 2011, bức tranh được trưng bày tại Nhà trưng bày Quốc gia ở Luân Đôn. Hai năm sau, nó được bán với giá 80 triệu đô la tại một cuộc bán đấu giá của Sotheby cho nhà buôn Yves Bouvier (Thụy Sĩ). Ngay sau đó, bức tranh đã được sang tay Rybolovlev. Rybolovlev nói rằng ông đã phải trả 127,5 triệu đô la cho bức tranh này.

Những người chủ ban đầu bán bức tranh cho Bouvier đe doạ kiện sẽ kiện Nhà đấu giá Sotheby's vì tin rằng họ vô tình bị lừa để khi bị thiệt hại gần 50 triệu USD. Còn Rybolovlev đã buộc tội Bouvier cáo buộc ông quá mức khi mua 38 các bức tranh, với lợi nhuận lên đến 1 tỉ đô la, theo báo Times.

Công chúng sẽ sớm được chiêm ngưỡng bức "Chúa cứu thế" khi nó sẽ được trưng bày tại Hồng Kông, San Francisco và London trong vài tuần tới trước khi trở về New York.

Phạm Hưng (dịch)

Tin khác

Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

(CLO) Sở GTVT Quảng Ninh đề nghị không cấp phép cho các tàu du lịch trên biển đón khách du lịch xem chương trình Carnaval Hạ Long 2024, để bảo đảm an toàn.

Đời sống văn hóa
Phát hành bộ tem 'Hà Nội 12 mùa hoa'

Phát hành bộ tem 'Hà Nội 12 mùa hoa'

(CLO) Bộ tem “Hà Nội 12 mùa hoa” ứng với 12 tháng trong năm với các loài hoa được phỏng theo lời bài hát "Hà Nội 12 mùa hoa" của nhạc sĩ Giáng Son.

Đời sống văn hóa
Sẵn sàng các điều kiện chuẩn bị cho mùa du lịch Sầm Sơn năm 2024

Sẵn sàng các điều kiện chuẩn bị cho mùa du lịch Sầm Sơn năm 2024

(CLO) Chuẩn bị cho năm du lịch 2024, TP Sầm Sơn (Thanh Hóa) đang khẩn trương chỉnh trang đô thị, chuẩn bị cơ sở hạ tầng để phục vụ tốt nhất cho du khách khi tới tham quan, nghỉ dưỡng.

Đời sống văn hóa
Trưng bày gần 150 tài liệu, hiện vật về ý nghĩa, tầm vóc và giá trị của chiến thắng Điện Biên Phủ

Trưng bày gần 150 tài liệu, hiện vật về ý nghĩa, tầm vóc và giá trị của chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 -7/5/2024) và ký Hiệp định Gienève (21/7/1954-21/7/2024), sáng nay 25/4, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề: "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt".

Đời sống văn hóa
Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

(CLO) Nghề thủ công truyền thống làm Nón lá hai mê tại xã Xuân Giang, huyện Quang Bình đã được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là một trong những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Tày ở đây.

Đời sống văn hóa