Ra mắt dự án âm nhạc 'Hát lên tình yêu Đà Lạt'
(CLO) Dự án âm nhạc cộng đồng “Hát lên tình yêu Đà Lạt - Let’s sing love to DaLat” góp phần xây dựng “Thành phố sáng tạo âm nhạc” Đà Lạt khi tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.
Theo dõi báo trên:
Như đã thông tin trong bài viết "Cầu Giấy (Hà Nội): Lợi dụng làm công viên hồ điều hoà để khai thác đất trái phép?", về việc người dân sinh sống cạnh Dự án công viên hồ điều hòa khu đô thị Tây Nam Hà Nội (thuộc địa phận phường Trung Hòa, giáp ranh với phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy) phản ánh dấu hiệu lợi dụng thực hiện dự án để khai thác đất trái phép bán cho nhà máy gạch.
Tiếp tục thông tin tới phóng viên, một lãnh đạo quận Cầu Giấy cho biết đã giao Công an và Tổ liên ngành kiểm tra. "Bất kỳ cá nhân tổ chức nào vi phạm đều sẽ bị xử lý theo quy định".
Trước đó, từ phản ánh của người dân, trong những ngày tháng 10/2023, phóng viên đã nhiều đêm có mặt tại Dự án công viên hồ điều hòa khu đô thị Tây Nam Hà Nội.
Ghi nhận thực tế cho thấy bên trong dự án thường xuyên xuất hiện 2 đến 3 máy múc hoạt động, các máy này múc sâu xuống vài mét đất, chất đầy đất lên nhiều xe tải lớn, che đậy tạm bợ, sau đó vận chuyển ra khỏi dự án.
Tiếp tục theo chân các xe tải đã "ăn no" đất tại Dự án công viên hồ điều hòa khu đô thị Tây Nam Hà Nội. Sau khi qua một vài tuyến phố, những xe tải này thẳng tiến theo hướng cầu Thăng Long về đê Tả Sông Hồng, tiếp tục chạy thẳng về nhà máy gạch Hoàng Kim (xã Thạch Đà, huyện Mê Linh). Sau khi đổ đất tại nhà máy gạch, những chiếc xe này lại tiếp tục quay đầu về Dự án công viên hồ điều hòa.
Nhiều ngày ghi nhận và phản ánh, ngoài chở đất về nhà máy gạch Hoàng Kim, các xe tải "no đất" còn vận chuyển đi nhiều nhà máy gạch khác ngoài Hà Nội như Hưng Yên, Vĩnh Phúc...
Điểm chung của các xe tải chở đất ra khỏi dự án là thùng xe chất đầy đất, không được che đậy kỹ càng, có dấu hiệu chở quá tải, hoạt động rầm rộ, đất rơi vãi, bụi bay mù mịt, gây ô nhiễm môi trường và nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Có thể bị xử lý vi phạm hành chính thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự?
Hiện nay, tình trạng khai thác đất trái phép trong các khu vực thuộc dự án đầu tư xây dựng diễn ra rất phổ biển, thậm chí nhiều nơi còn diễn ra công khai. Đất không chỉ là nguồn tài nguyên vô giá của quốc gia mà còn là một nguồn khoáng sản vô cùng quan trọng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Ở góc độ pháp lý, Luật sư Diệp Năng Bình – Trưởng Văn phòng luật sư Tinh Thông nhận định, theo khoản 5 Điều 3 và khoản 3 Điều 8 Luật Khoáng sản năm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2018 quy định về giải thích từ ngữ và những hành vi bị cấm trong đó bao gồm hành vi thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản (thăm dò, khai thác khoáng sản) khi chưa được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Do đó, hành vi khai thác đất trong các khu vực dự án đầu tư xây dựng mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo tính chất và mức độ của hành vi mà bên vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, bên vi phạm còn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại (nếu có).
Theo khoản 3 Điều 43 Nghị định số 12/VBHN-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2022 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản, về vi phạm quy định về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không phải đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư nhưng sản phẩm khai thác không sử dụng để xây dựng công trình đó mà chưa được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép khai thác.
Đồng thời, người vi phạm còn buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm gây ra.
Đối với tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền bằng 02 lần cá nhân vi phạm
Cũng theo Luật sư Bình, nếu hành vi trên có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể xử lý theo Điều 227 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên. Tùy vào số lợi bất chính thu được mà người phạm tội có thể chịu mức phạt thấp nhất là phạt tiền từ 300.000.000 đồng và cao nhất có thể lên tới 07 năm tù giam. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
Đối với pháp nhân thương mại phạm vào loại tội danh này thì tùy theo số lợi bất chính thu được mà pháp nhân thương mại phạm tội có thể chịu mức phạt thấp nhất là phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến cao nhất là đình chỉ hoạt động đến 03 năm. Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Đồng thời theo Luật sư Bình, để có thể ngăn chặn những hành vi khai thác trái phép đất nói riêng và tài nguyên, khoáng sản nói chung, các cơ quan chức năng cần xây dựng kế hoạch, chiến lược ngăn chận cụ thể, toàn diện. Tăng cường thanh tra, giám sát, chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan nhằm phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh.
Đặc biệt, khi có xảy ra vi phạm, lực lượng chức năng cần nhanh chóng vào cuộc để tiến hành kiểm tra, làm rõ và xử lý đúng người, đúng tội, tránh bỏ lọt tội phạm và kiên quyết không khoan nhượng, dung thứ, bao che sai phạm.
Hơn nữa, các cơ quan, đơn vị cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường, hiểu biết pháp luật và cung cấp thông tin liên quan đến sai phạm sớm nhất có thể để thực hiện tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh với những hành vi vi phạm trên.
(CLO) Dự án âm nhạc cộng đồng “Hát lên tình yêu Đà Lạt - Let’s sing love to DaLat” góp phần xây dựng “Thành phố sáng tạo âm nhạc” Đà Lạt khi tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.
(CLO) Ngày 26/11, Lễ ký thỏa thuận hợp tác phát sóng Bộ phim tài liệu ‘Con đường phát triển’ giữa Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC và Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Tây đã được diễn ra.
(CLO) Vở nhạc kịch "Khát vọng đỏ" sáng lên tinh thần dấn thân vì sự bình yên của Tổ quốc và ấm no, hạnh phúc cho nhân dân của những người lính “Bộ đội cụ Hồ” giữa thời bình.
(CLO) Ngày 26/11, tại thủ đô Phnom Penh, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã tới chào xã giao Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen.
(CLO) Chương trình do Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản và Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đồng chủ trì tổ chức. Chương trình sẽ diễn ra vào lúc 20h00, Chủ nhật, ngày 1/12/2024 tại Trường quay S1, Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội (Số 165 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội).
(CLO) Apple đối mặt thách thức lớn khi muốn ra mắt AI tại Trung Quốc, với yêu cầu hợp tác cùng công ty địa phương để vượt qua các rào cản pháp lý và chính sách kiểm soát nghiêm ngặt.
(CLO) Ngày 26/11, thông tin từ Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Văn Long (SN 1991, quê ở xã Đan Hội, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) để điều tra về hành vi "Giết người".
(CLO) Mẫu xe gầm cao cỡ B nhập khẩu Indonesia chính thức ra mắt thị trường Việt Nam với 2 phiên bản, giá bán lẻ 589-669 triệu đồng, thấp hơn đa số đối thủ cùng phân khúc.
(CLO) 4 địa phương được cấp Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt “Đường Hồ Chí Minh trên biển” là Hải Phòng, Phú Yên, Bà Rịa - Vũng Tàu và Cà Mau.
(CLO) Với vi phạm lùi xe ở đường một chiều, nam tài xế N.V.Q. bị xử phạt 800.000 đồng đến 1 triệu đồng, tước bằng lái 2-4 tháng.
(CLO) Ngày 26/11, tại UBND xã Sơn Trung, TAND huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với VKSND cùng cấp mở phiên xét xử sơ thẩm lưu động, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Hiệp (SN 1985, trú xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn) 9 năm 6 tháng tù về tội "Cướp tài sản".
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 27/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, trời rét. Khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có mưa, mưa rào rải rác.
(CLO) Thời điểm này, các nhà vườn tại làng Tứ Liên (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) đang tất bật chăm sóc, cắt tỉa những cây quất để kịp phục vụ nhu cầu chơi cây của người dân, dù trước đó bị thiệt hại nặng nề do bão Yagi (bão số 3) gây ra.
(CLO) Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) quy định, mức thuế suất 5% áp dụng đối với phân bón, quặng để sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi theo quy định của pháp luật…
(CLO) Chiều 26/11, diễn viên kiêm người mẫu Ngọc Trinh đã tham dự buổi ra mắt phim "Chị dâu" của đạo diễn Khương Ngọc tại TP HCM. Người đẹp quê Trà Vinh không giấu được xúc động khi chia sẻ về hành trình trở lại sau biến cố.
(CLO) Nhấn mạnh yêu cầu đặt ra về xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ, các bộ, địa phương cần đặc biệt quan tâm xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, bảo đảm xây dựng được bộ máy tinh gọn; tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ thực thi, tuyển chọn được những người thực sự có tâm, có năng lực, hiểu biết, có tinh thần trách nhiệm cao trong thực thi nhiệm vụ.
(CLO) Sáng 25/11, phố Mai Phúc (phường Phúc Đồng, quận Long Biên, TP. Hà Nội) xuất hiện những vết nứt mặt đường nhỏ. Buổi chiều cùng ngày, nửa con phố bị “xẻ đôi” sạt lở xuống công trình xây dựng thuộc dự án Chung cư Ruby Riverside.
(CLO) Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá xuất hiện các xe ô tô chở khách dưới hình thức hợp đồng. Tuy nhiên các xe này lại đón, trả khách liên tỉnh như tuyến cố định.
(CLO) Ngay sau khi báo Nhà báo và Công luận phản ánh về Trạm trộn bê tông Thành Trung và Tuấn Lượng hoạt động không phép tại xã Yên Lộc (huyện Ý Yên), UBND tỉnh Nam Định đã ra văn bản chỉ đạo kiểm tra và xử lí nghiêm theo quy định của pháp luật.
(CLO) Thời gian vừa qua, báo Nhà báo và Công luận nhận được thông tin phản ánh về việc nhiều mỏ khoáng sản trên địa bàn huyện Ia Pa và Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) có dấu hiệu bị khai thác ngoài tọa độ, vận hành thiết bị, quản lý mỏ không đúng quy định…nhưng chưa được các đơn vị chức năng phát hiện và xử lý vi phạm.
(CLO) Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Phương Anh với vai trò liên danh hoặc độc lập thường xuyên trúng các gói thầu lớn, nhỏ tại tỉnh Hà Giang và Bắc Kạn. Đáng chú ý, nhiều gói thầu có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách Nhà nước rất thấp.
(CLO) Thời gian vừa qua, huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ) đã đầu tư và triển khai nhiều dự án đường giao thông để phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, một số công trình thực hiện thi công có dấu hiệu không tuân thủ theo quy trình thủ tục của pháp luật hiện hành.
(NB&CL) Dự án trường THPT chuyên Phan Bội Châu ở Nghệ An với tổng mức đầu tư là 95 tỷ đồng, xây dựng gần xong thì bất ngờ dừng thi công rồi bỏ hoang suốt hai năm qua, vì thiếu vốn. Nhiều hạng mục đã xuống cấp, hư hỏng, gây lãng phí, khiến người dân địa phương bức xúc.
(NB&CL) Công ty Cổ phần sông Đà Bắc Kạn nhiều lần xả nước không theo khung giờ đã cung cấp khiến việc thi công dự án Kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm (huyện Chợ Mới, Bắc Kạn) bị gián đoạn, nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tiến độ thực hiện dự án.
(CLO) Ban Quản lý dự án ODA, Đại học Đà Nẵng cho rằng, nhà thầu khẳng định chủ đầu tư đánh giá không đúng với tiêu chí hồ sơ mời thầu là không đúng và suy luận hậu quả của việc này là “sự lãng phí rất lớn ngân sách Nhà nước” không có cơ sở.
(CLO) Nhà thầu thực hiện xong dự án và đã được nghiệm thu. Thế nhưng, tiền chủ đầu tư tạm ứng của nhà thầu để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng suốt hơn 2 năm qua vẫn “chây ì” không chịu trả. Đại diện chủ đầu tư thì cho rằng, không có chuyện tạm ứng, thoả thuận đó.