Cây phong lá đỏ “thất bại” là bài học cay đắng!

Thứ năm, 08/04/2021 10:39 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc Hà Nội thiếu tư duy, không nghiên cứu kỹ lưỡng khi đưa cây phong lá đỏ vào trồng để đi đến “thất bại” là bài học cay đắng. Đây là bài học không những của Hà Nội mà chung cho cả nước, trong đó có trách nhiệm một phần của Bộ, ngành ở Trung ương.

Hàng cây phong lá đỏ khô như

Hàng cây phong lá đỏ khô như "củi" trên tuyến đường Trần Duy Hưng khiến "giấc mộng Châu Âu" giữa lòng Hà Nội bị dập tắt. Ảnh: Gia Khiêm.

Năm 2018, hơn 260 cây phong lá đỏ được một công ty tặng Hà Nội để trồng thử nghiệm trên 2 tuyến đường của Hà Nội là tuyến Nguyễn Chí Thanh trồng 119 cây, tuyến Trần Duy Hưng trồng 143 cây.

Theo rà soát của Sở Xây dựng Hà Nội, cây phong trồng thử nghiệm trên dải phân cách tuyến phố Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng sinh trưởng, phát triển kém. Sau hơn 2 năm trồng thử nghiệm cho thấy cây chưa thích nghi với điều kiện khí hậu của Hà Nội.

Sở Xây dựng Hà Nội thống kê 45 cây đã chết, làm ảnh hưởng đến cảnh quan của tuyến phố. Trong số 217 cây sống, hiện trạng các cây sinh trưởng, phát triển kém. Sau một thời gian, lá bị héo; cành, nhánh bị khô và hay bị sâu bệnh (Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội đã nhiều lần phun thuốc phòng trừ sâu bệnh).

Việc thử nghiệm cây phong lá đỏ “thất bại” đã khiến dư luận không hài lòng và cho rằng việc đưa những cây “ngoại lai” vào trồng tại Thủ đô khi chưa nghiên cữu kỹ lưỡng đã gây tốn kém trong công tác chăm sóc, bảo vệ, không phát huy tác dụng thực tế. Và sau nhiều năm, hai tuyến đường Nguyễn Chí Thanh, đường Trần Duy Hưng lại quay trở về “con số 0”, Hà Nội lại bắt đầu đưa ra phương án để trồng cây thay thế.

Trao đổi bên hành lang Quốc hội với phóng viên báo Nhà báo và Công luận về sự việc trên, đại biểu Quốc hội đã bày tỏ không hài lòng và cho rằng việc trồng cây phong lá đỏ để đi đến “thất bại” là bài học cay đắng.

Phong lá đỏ “thất bại” là bài học cay đắng!

Theo đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) cho biết, bản thân ông và người dân Thủ đô rất không hài lòng về việc đưa các loại cây “ngoại lai” không có bản sắc Việt, không có giá trị kinh tế, cũng không có giá trị môi trường, không đẹp để trồng ở Thủ đô.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng trao đổi với phóng viên báo Nhà báo và Công luận bên hành lang Quốc hội.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng trao đổi với phóng viên báo Nhà báo và Công luận bên hành lang Quốc hội.

Theo đại biểu đoàn Bến Tre, vừa qua, Hà Nội đưa vào trồng cây phong lá đỏ, ông không đồng tình khi mà trước đó là có "sự cố" về cây mỡ vàng tâm trên chính con đường Nguyễn Chí Thanh.

Ông Nhưỡng nhấn mạnh: "Trồng cây nó còn là một vấn đề chính trị chứ không chỉ là vấn đề thông thường. Trước hết là trồng những cái cây nó mang vóc dáng của Việt Nam”.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nêu dẫn chứng ở một số con đường đã trồng gỗ lát, một cây gỗ quý mà lại là một cây bóng mát rất đẹp mà cây ấy lại có giá trị kinh tế sau vài chục năm. Ví dụ như con đường vào Nghĩa Lộ, Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) có những hàng lát rất là đẹp. Hay huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa có những cây lát hàng ôm mà Huyện ủy, Ủy ban vẫn giữ.

Trao đổi với báo chí, GS.TS Lê Đình Khả - nguyên giám đốc Viện Nghiên cứu giống và công nghệ sinh học lâm nghiệp cho rằng: "Đường Nguyễn Chí Thanh là tuyến phố đẹp nhất thủ đô. Tôi nghĩ thành phố không nên vội vàng trồng cây bàng lá nhỏ thay thế ngay.

Chúng ta nên có buổi tổng kết, xem xét những ý kiến cẩn thận xem ngoài cây bàng lá nhỏ, cây nào đẹp, phù hợp với cảnh quan đô thị tại tuyến phố này hay không. Chúng ta xem lại vụ trồng cây phong lá đỏ, cây mỡ thất bại… để làm bài học".

Từ dẫn chứng trên, ông Nhưỡng đặt câu hỏi: Thế tại sao không phát triển những cây mang bản sắc, có giá trị kinh tế, bóng mát rất đẹp mà đi trồng các loại cây ấy (cây ngoại lai – PV)?

“Vấn đề này chúng ta đã thất bại, thất bại này tôi cho rằng là bài học cay đắng. Và bây giờ chúng ta lại trồng cây bàng lá nhỏ ở đấy mà cái cây này không phải của Việt Nam mà là cây này của Đài Loan, cây này khi rụng lá rất là bẩn, tại sao chúng ta không nghiên cứu cho nó kỹ”, đại biểu Nhưỡng nói.

Còn theo đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho biết, cây phong đỏ là loại cây nhập ở nước ngoài về và sống có thể là ở thời tiết lạnh, ở Việt Nam thì thời tiết nhiệt đới, còn ở Hà Nội có thời gian cũng có thời tiết lạnh.

“Nhưng thực tế cây này qua kiểm nghiệm nhiều năm rồi nó vẫn sống nhưng không phát huy tác dụng, không hiệu quả, chất lượng không cao như là nó không đỏ, không ra hoa hoặc là cây nó không phát triển, đây là một cái mà Chính phủ, Bộ ngành chuyên về vấn đề này cần rút kinh nghiệm”, đại biểu đoàn Đồng Tháp nhấn mạnh.

Theo đại biểu Hòa, cần rút kinh nghiệm khi nhập không phải "cây" mà cả "con", phải có sự kiểm nghiệm gắt gao, rất chặt chẽ, xem xét xem nó có phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng ở Việt Nam hay không. Ông Hòa cũng cho rằng, nếu nhập đem về trồng và đem về nuôi mà không hiệu quả thì rất nguy hại.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) trao đổi với phóng viên.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) trao đổi với phóng viên.

Có trách nhiệm liên đới

Liên quan đến sự việc trên, theo đại biểu Lưu Bình Nhưỡng thì trách nhiệm cao nhất là của Hà Nội.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, thời gian tới, trồng cây xanh phải xác định là một chương trình, dự án; đừng chỉ nghĩ là thành phố Hà Nội mà Hà Nội là Thủ đô, trái tim của cả nước thì phải hiểu trồng cây là một nhiệm vụ chính trị.

Đại biểu Nhưỡng nhấn mạnh: “Thủ tướng đã nói rồi, Tết trồng cây theo lời dạy của Bác Hồ, còn trồng 1 tỷ cây xanh cho đất nước là nhiệm vụ chính trị. Không phải anh trồng cây là anh đếm cây lấy thành tích mà anh phải đưa thành những dự án, những chương trình, phải nghiên cứu có khoa học, trồng cây gì, ở chỗ nào để thích hợp với loại cây đó. Nó vừa là giải quyết vấn đề môi trường, vừa giải quyết về cảnh quan, vừa giải quyết về bài toán kinh tế và thậm chí còn là liên quan đến vấn đề thiên tai, bão tố. Anh trồng cây không cẩn thận bật gốc bật rễ ảnh hưởng cả đến câu chuyện an toàn, anh phải tính toán một cách hết sức kỹ lưỡng về loại cây, loại đất, vị trí, mục tiêu trồng nó để làm gì”.

Kết luận sự việc, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho rằng chương trình, dự án trồng cây phải có kế hoạch và vì thế phải nghiên cứu để xây dựng các chương trình, dự án như là nghiên cứu khoa học, nghiên cứu kinh tế. Phải tập hợp các bộ óc của các nhà khoa học, các trường, các viện, lấy ý kiến của người dân.

Cây bàng lá nhỏ có xuất xứ từ Đài Loan đã được Hà Nội trồng trên nhiều tuyến phố và cũng được phê duyệt trồng thay thế cây phong lá đỏ.

Cây bàng lá nhỏ có xuất xứ từ Đài Loan đã được Hà Nội trồng trên nhiều tuyến phố và cũng được phê duyệt trồng thay thế cây phong lá đỏ.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) thì cho rằng, trách nhiệm thuộc về Hà Nội nhưng đây không phải đem ra mổ xẻ vấn đề này, vấn đề khác mà đây là một bài học kinh nghiệm cho lãnh đạo của Hà Nội, Sở ngành của Hà Nội.

“Tôi nghĩ là có một phần trách nhiệm của Trung ương chứ không phải chỉ Hà Nội không, mà anh nhập, anh đem về mà không có ý kiến của Trung ương, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tôi nghĩ đây là trách nhiệm chung, liên đới với nhau khi mà nhập những loại giống, cây không phù hợp với thổ nhưỡng của Việt Nam thì cần phải xem xét, đánh giá lại”, đại biểu Hòa nói.

Theo đại biểu đoàn Đồng Tháp, từ nay về sau, cần xem xét một cách thật kỹ, công tâm, khách quan không thể về một vấn đề nào đó mà thậm chí là "lợi ích nhóm" mà nhập những cây con không có lợi cho quốc gia, dân tộc, không có lợi cho điều kiện hoạt động của Việt Nam sẽ gây ra lãng phí hay có tác hại lây lan sang những loại khác mà khó lường trước được.

“Đây là bài học không những của Hà Nội mà chung cho cả nước, trong đó có trách nhiệm một phần của Bộ ngành ở Trung ương”, đại biểu Phạm Văn Hòa nhấn mạnh.

UBND thành phố Hà Nội vừa chấp thuận đề xuất của Sở Xây dựng Hà Nội về phương án thay thế cây phong trên dải phân cách tuyến phố Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng. Theo đó, sẽ trồng thay thế bằng toàn bộ cây bàng lá nhỏ, có đường kính thân cây 10- <15cm; chiều cao vút ngọn 6-8m.

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, việc trồng thay thế hệ thống cây xanh mới trên dải phân cách tuyến Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng sẽ được thực hiện trong tháng 4/2021 và hoàn thành trước dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2021.

Quốc Trần

Tin khác

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn Thành phố.

Tin tức
Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

(CLO) Chính phủ phấn đấu đến hết năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên. Đối với các xã, phường, thị trấn được chọn làm điểm chỉ đạo của trung ương, tỷ lệ này là trên 90%.

Tin tức
Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

(CLO) Liên quan đến dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Tin tức
Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển có hiệu lực từ ngày 16/4/2024. Trong đó, Nghị định quy định rõ về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển.

Tin tức
Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

(NB&CL) Kết quả thanh tra tổng thể, toàn diện dự án Khu đô thị sinh thái hai bên bờ sông Đơ cho thấy, công tác lập hồ sơ mời thầu, chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, xác định thiếu số tiền sử dụng đất,… dẫn đến bỏ sót cho ngân sách Nhà nước hơn 98 tỷ đồng.

Tin tức