1

Tháng 11/2019, thương hiệu Seven.am bất ngờ dính nghi án nhập hàng Trung Quốc về cắt mác để bán tại các cửa hàng. Sau đó chính là thời điểm khủng hoảng nhất của Seven.am, khi các cửa hàng phải tạm đóng cửa, mất hơn 70% lượng khách hàng.
Cùng với đó là cơ quan quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra đồng loạt tất cả các cửa hàng của Seven.am, tạm giữ hơn 9000 sản phẩm để điều tra, làm rõ nghi án. Câu chuyện của Seven.am lúc đó khá "nóng" trên các mặt báo, mạng xã hội, thế nhưng lãnh đạo của Công ty Cổ phần MHA là chủ sở hữu thương hiệu Seven.am lại lựa chọn cách im lặng, chờ đợi các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ sự việc.

Đến nay, cơ quan quản lý thị trường đã chỉ ra những sai sót trong quá trình kinh doanh, cũng đã trả lại sản phẩm của Seven.am vì không phát hiện việc cắt mác Trung Quốc rồi gắn mác Seven.am, Made in Việt Nam. Ngay sau đó, Seven.am đã phát ra thông cáo báo chí, công khai thông tin tới khách hàng và người tiêu dùng về sự việc, nhận lỗi về những sơ sót, đồng thời khẳng định hàng của Seven.am được hoàn toàn làm bởi những người thợ may Việt Nam. Tới nay, các cửa hàng của Seven.am lại trở lại hoạt động bình thường nhưng dường như cú “sốc” này sẽ còn khiến thương hiệu lâu năm này sẽ chao đảo trong một thời gian nữa.

Báo Nhà báo & Công luận có buổi trò chuyện với ông Đặng Quốc Anh - Giám đốc Công ty Cổ phần MHA về cuộc khủng hoảng truyền thông mà đơn vị vừa gặp phải, cũng như có những trải lòng về thương hiệu Seven.am

2-01

+ Đầu tháng 11/2019, câu chuyện ồn ào nhất, khiến người tiêu dùng bất ngờ là thương hiệu Seven.am tưởng là hàng Việt Nam, nhưng lại dính nghi án cắt mác hàng Trung Quốc, gắn mác hàng Việt Nam rồi mang bán tại các cửa hàng đánh lừa người tiêu dùng. Bản thân tôi là người tiêu dùng cũng rất dị ứng với việc bị “lừa” mua phải hàng Trung Quốc nhưng lại làm giả là hàng Việt Nam.

- Tôi vẫn còn nhớ, khi các cơ quan báo chí đăng tải thông tin vào ngày 8/11/2019.  Khi đó tôi vẫn không hiểu chuyện gì đang xảy ra, bởi thương hiệu Seven.am của tôi từ trước đến nay vẫn bán những sản phẩm được thiết kế, sản xuất từ Việt Nam.

Thương hiệu thời trang Seven.am được công ty cổ phần MHA xây dựng và phát triển với kỳ vọng đây là một thương hiệu Việt Nam, được khẳng định qua thời gian dài trong lĩnh vực thiết kế và phân phối các sản phẩm may mặc.

Seven.am được thành lập từ năm 2009. Ngay từ đầu chúng tôi đã có định hướng đây phải là thương hiệu của người Việt, các sản phẩm chủ lực, chất lượng cao sẽ được thiết kế và sản xuất bởi bàn tay tài hoa của những người thợ may Việt Nam. Đây cũng chính là “linh hồn”, ý chí của Seven.am xuyên suốt qua hơn 10 năm hình thành và phát triển. Mặt khác, chúng tôi cũng luôn nêu cao tinh thần thượng tôn pháp luật, bảo đảm chất lượng sản phẩm, nhất là phải bảo đảm quyền lợi khách hàng, người tiêu dùng, từng bước đặt những “viên gạch” cho quá trình xây dựng uy tín thương hiệu.

Thế nên khi nhận được thông tin, tôi vội cho kiểm tra lại ngay thì mới phát hiện có vấn đề trong quá trình bán hàng, một số sản phẩm nhập khẩu bị cắt mác và bán tại các cửa hàng của Seven.am.

3-01

+ Vậy là ông thừa nhận Seven.am nhập hàng Trung Quốc, cắt mác rồi mang ra bán lừa người tiêu dùng?

- Tôi có thể bảo đảm là chắc chắn Seven.am không bao giờ lừa người tiêu dùng! 

Thực ra nguồn gốc của chuyện này là do những năm gần đây, do thị hiếu của khách hàng, chúng tôi có nhập một số lượng nhỏ phụ kiện như: túi, ví, khăn… từ Trung Quốc để bán kèm. Những người làm trong ngành thời trang đều biết, những sản phẩm này chỉ có tác dụng hỗ trợ khách hàng phối với đồ của hãng mua cho phù hợp hơn. Dòng hàng này chiếm số lượng cực kỳ ít, lại bán chậm. Tuy vậy, do giá thành hợp lý, cho nên cũng có khách hàng mua sử dụng. Và nguồn cơn câu chuyện nằm ở đây.

Có một số khách hàng thân thiết phản ánh với cửa hàng là đôi khi mác của một số sản phẩm gây khó chịu. Nhân  viên của tôi thay vì tìm một phương án hợp lý thì lại tự chủ động cắt mác mà không thông báo cho tôi. Việc tự ý cắt mác này ban lãnh đạo công ty hoàn toàn không hề hay biết vì không có chủ trương cắt mác. Mặc dù số lượng cắt mác không nhiều nhưng việc này cũng khiến chúng tôi bị nghi ngờ là có việc gian dối, cho nên mới đợi các cơ quan chức năng vào làm việc.

Tuy nhiên, tôi cũng khẳng định rằng, với những sản phẩm này, các nhân viên bán hàng khi tư vấn cho khách hàng đều giải thích rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm để khách hàng biết thông tin và lựa chọn. Chúng tôi không bao giờ bán sản phẩm mà khách hàng khi mua lại không biết rõ về xuất xứ của nó. Thế nhưng đây vẫn là việc làm chưa đúng với các quy định hiện hành, đó là sản phẩm phải có tem mác ghi rõ thông tin đầy đủ để khách hàng biết, chứ không phải thông qua thông tin từ nhân viên bán hàng. Vấn đề này chúng tôi cũng nhận ra sai sót của mình và đã xử lý ngay lập tức.

4-01

+ Theo tôi được biết, Seven.am sau khi bị cơ quan quản lý thị trường kiểm tra thì còn những vi phạm khác và bị xử phạt?

- Sau khi có thông tin từ các cơ quan báo chí, Cục quản lý thị trường Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, tạm niêm phong 9035 sản phẩm hàng hóa, đồng thời kiểm tra đồng loạt các cửa hàng của Seven.am theo đúng các quy định của pháp luật. Đến ngày 29/11/2019, Cục quản lý thị trường Hà Nội có văn bản kết luận, chỉ ra những vi phạm mà công ty MHA và thương hiệu Seven.am cần khắc phục đó là:

Đối với sai phạm đầu tiên là không thực hiện công bố hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa thuộc đối tượng phải công bố hợp quy. Đây cũng là thiếu sót của chúng tôi khi chưa nắm quy định về đối với mặt hàng tự sản xuất để được ghi là “Made in Việt Nam” thì cần phải đăng ký. Ngay lập tức, chúng tôi tiến hành thủ tục hoàn thiện hồ sơ về tiêu chuẩn hợp quy và hoàn toàn tin tưởng vì sản phẩm của chúng tôi là thật sự là được thiết kế, sản xuất tại Việt Nam. Cho nên chỉ ít ngày sau đã được Sở công thương Hà Nội chấp nhận.

Sai phạm thứ hai là sản xuất kinh doanh hàng hóa có nhãn, không ghi đủ nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa theo quy định. Cơ quan QLTT không phạt vì hành vi cắt mác, bởi lẽ trong 9035 sản phẩm bị tạm giữ không có hiện tượng cắt mác. Chúng tôi bị phạt vì thiếu sót khi công ty không ghi rõ nơi sản xuất do một số sản phẩm của chúng tôi sản xuất chỉ ghi Made in VietNam là chưa đủ, mà cần phải ghi rõ địa chỉ sản xuất để khách hàng biết. Chúng tôi đã cho bổ sung ngay tem phụ ghi rõ nơi sản xuất trên thẻ bài của từng sản phẩm để khách hàng nắm rõ theo đúng quy định

Sai phạm thứ ba là kinh doanh hàng hóa có nhãn bị sửa chữa làm sai lệch thông tin về hàng hóa theo quy định. Về vấn đề này tôi đã làm rõ, tức là hoạt động gắn thẻ bài cho các sản phẩm của Seven.am vẫn đang là “thủ công” hoàn toàn đều do các nhân viên làm. Mỗi đợt kiểm kê, hàng mới, số lượng có thể lên đến hàng  nghìn sản phẩm, cho nên trong quá trình ghi thẻ bài cho từng sản phẩm, một số nhân viên có sơ sót không gắn chính xác thẻ bài về thời gian sản xuất. Tuy nhiên số sản phẩm bị sai sót cũng cực kỳ ít là: 36 cái túi và 2 cái ví trong tổng số 9.035 sản phẩm bị kiểm tra. Số túi, ví này đã được công ty dán bổ sung tem phụ

Sai phạm thứ tư là  sản xuất hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng. Tôi đã tìm hiểu, có thể trong quá trình lựa chọn nguồn hàng, đơn vị cung cấp đã có sai lệch dẫn tới chỉ có 1 mẫu sản phẩm tuy đạt chỉ tiêu an toàn, nhưng lại không đúng thành phần chất liệu ghi trên mác. Chúng tôi đã ghi nhận và tiến hành loại bỏ sản phẩm này.

Đến thời điểm hiện tại, chúng tôi đã hoàn toàn khắc phục xong các lỗi được nêu và các cửa hàngđã hoạt động trở lại bình thường.

5-01

+ Nếu thực sự như vậy thì đây quả là điều đáng tiếc với thương hiệu Seven.am, khi lỗi mắc phải theo nhận định chủ quan của tôi là không lớn, nhưng hậu quả của nó đem lại không hề nhỏ.

- Chính xác là như vậy!

Khi sự việc xảy ra, tôi cũng từng tự hỏi như thế và cũng rất bàng hoàng, nhưng tôi biết cái sai trước hết là thuộc về chúng tôi. Đó là việc chúng tôi tưởng rằng công ty tự thiết kế, sản xuất, phân phối sản phẩm hoàn toàn ở Việt Nam thì cứ thế mà làm, nhưng không biết là để có được danh hiệu “Made in VietNam” thì cần được cơ quan chức năng xác nhận.

Thứ nữa là việc dạo gần đây tôi cũng quá bận, cho nên ít sâu sát được với công tác quản lý của Seven.am, cho nên mới xảy ra tình trạng nhân viên có hành vi cắt mác, gắn sai mác. Những điều này chung quy lại là do chúng tôi chưa nắm vững các quy định hiện hành, nhất là trong bối cảnh đất nước hội nhập với thế giới, Việt Nam tham gia nhiều hiệp định FTA. Thế nên, ngoài việc nhanh chóng khắc phục những sai phạm được nêu, chúng tôi cũng đã có lộ trình xây dựng phòng, ban chuyên môn để có thể giảm thiểu những việc chưa đúng trong hoạt động của Seven.am của trong thời kỳ mới.

10

+ Tôi cũng nhớ vụ việc này đã thu hút rất nhiều sự chú ý của dư luận, đâu đâu cũng có lời bàn tán. Tôi cũng trộm nghĩ, có lẽ đây là khủng hoảng truyền thông lớn nhất mà Seven.am gặp phải và chính bản thân anh, rất có thể sẽ làm “biến mất” một thương hiệu Việt hơn 10 năm tuổi.

- Đây đúng là cú “sốc” lớn nhất của Seven.am từ trước đến nay, và tất nhiên là cả bản thân tôi nữa. Chúng tôi bị thiệt hại rất nặng nề về tài chính. Nhưng điều tôi sợ nhất chính là mất khách hàng, mất niềm tin của người tiêu dùng về một sản phẩm mang thương hiệu Việt mà họ đã tin tưởng, ủng hộ và sử dụng trong những năm qua.

6-01

+ Anh có thể nói rõ hơn?

- Tại thời điểm xảy ra sự cố là dịp cuối năm, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn cho một sưu tập mới, đã sản xuất những mẫu mã, mặt hàng, sản phẩm mới để đưa ra thị trường. Như bạn biết rồi đây, với những người làm thời trang thì một năm chỉ có một vài thời điểm là có thể đẩy mạnh được doanh thu, nhưng sự cố này đã khiến chúng tôi phải tạm thời đóng cửa vì toàn bộ sản phẩm bị thu giữ để kiểm tra. Thậm chí ngay cả khi mở lại, không ít khách hàng đến cũng có tâm lý hoang mang, e dè khi mua hàng. Tôi hiểu tâm lý của khách hàng, họ hoang mang cũng phải thôi, vì chắc cũng chẳng ai biết sự thật về những sai sót của chúng tôi là như thế nào ngoài những người thật sự quan tâm, tìm hiểu kỹ. Còn hầu hết mọi người chỉ biết thông tin là có chuyện Seven.am “cắt mác hàng Trung Quốc và bán tại các cửa hàng”.

Nhiều khách hàng còn đặt nghi ngờ rằng về sản phẩm do Seven.am sản xuất, thậm chí còn có người cho rằng chúng tôi “mua” cơ quan chức năng để thoát nạn vụ này. Thực sự khi sự cố xảy ra, tôi lựa chọn im lặng để các cơ quan chức năng làm rõ sự việc. Vì tôi tin rằng cho dù làm gì đi nữa thì sự thật vẫn sẽ không thay đổi.

 Vụ việc này đã được các cơ quan chức năng chỉ đạo phải làm chặt, làm nghiêm, không thể để một thương hiệu mang danh hàng Việt từ nhiều năm nay lại có hành vi lừa dối khách hàng bằng cách nhập hàng Trung Quốc rồi cắt mác, gắn mác Việt Nam được. Và nếu Seven.am có hành vi này thì tôi nghĩ chắc chắn sẽ phải khởi tố vụ án rồi.

Tuy vậy, đây cũng là thời điểm khó khăn nhất của chúng tôi khi vừa không bán được hàng, đồng thời mất đi tới hơn 70% khách hàng. Cùng với đó chúng tôi đang phải thanh lý số hàng vừa qua để ra mắt bộ sưu tập mới, cho nên những thiệt hại về tài chính là không thể đo lường được.

7

+ Seven.am sẽ làm gì để có thể nhanh chóng “đứng lên” được sau cú “ngã” này?

Chưa bao giờ tôi có ý nghĩ buông xuôi, cho dù đây là cú “ngã” mang tính lịch sử của Seven.am. Sự thật là từ khi công ty MHA xây dựng, phát triển thương hiệu Seven.am với định hướng rõ ràng, nhắm tới việc khẳng định thương hiệu Việt Nam trong dòng chảy thời trang trên thị trường. Chắc chắn đây là bài học lớn cho chúng tôi, nhưng đồng thời cũng là thử thách đối với thương hiệu Seven.am. Trước hết chúng tôi sẽ xây dựng lại quy trình kinh doanh, vận hành hoạt động của công ty và các cửa hàng sẽ theo bài bản hơn, để bộ máy cứ vận hành theo đúng quy trình.

Nếu có sai sót, thay đổi ở bất cứ khâu nào thì chúng tôi cũng sẽ cố gắng cải tiến, thay đổi, phù hợp với nhu cầu của khách hàng và các quy định của pháp luật.

Có lẽ với sự cố này cũng mang đến cho chúng tôi một số hiểu nhầm từ khách hàng. Chúng tôi cũng không thể chứng minh cho khách hàng và để họ tin ngay được mà cần thời gian, công sức để lấy lại niềm tin từ người tiêu dùng. Tôi tin người tiêu dùng sẽ chính là “cơ quan kiểm tra” tối cao nhất.

8-01

+ Tôi cũng nghĩ rằng, Seven.am phải lên tiếng để người tiêu dùng hiểu rõ hơn về vụ việc, thưa ông?

- Như đã nói lúc trước, khi sự cố xảy ra, tôi không muốn lên tiếng mà muốn đợi các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ sự việc và có kết luận rõ ràng.

Đến thời điểm này, tôi nghĩ đã đến lúc thích hợp để công bố thông tin, khẳng định với khách hàng, người tiêu dùng trong cả nước là:

Seven.am không gắn mác Made in Việt Nam vào các sản phẩm có tem mác Trung Quốc nhằm mục đích đánh tráo xuất xứ hàng hóa và lừa dối người tiêu dùng.

Seven.am bảo đảm các sản phẩm gắn tem mác Seven.am Made in Việt Nam được thiết kế và sản xuất tại Việt Nam, bởi những người thợ may Việt Nam

Seven.am cam kết rà soát lại toàn bộ các quy trình, điều chỉnh và thắt chặt khâu quản lý sản phẩm, tem mác, cam kết cung cấp những sản phẩm bảo đảm nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng cao tới tay người tiêu dùng Việt Nam.

Chúng tôi đã có những sai sót gây hiểu nhầm về việc minh bạch nguồn gốc, xuất xứ khiến người tiêu dùng hoang mang. Seven.am mong muốn nhận được sự bao dung, đồng hành và ủng hộ của người tiêu dùng, các cơ quan báo chí, truyền thông để thương hiệu thời trang của người Việt được tiếp tục tồn tại, phát triển.

9-01

Tin khác

Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

(CLO) Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hoá có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO Thanh Hóa tại xã Thiết Ống, huyện Bá Thước.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

(CLO) Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

(CLO) Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý 1 tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Gazprom đóng cửa hàng chục giếng khí đốt tự nhiên

Gazprom đóng cửa hàng chục giếng khí đốt tự nhiên

(CLO) Tập đoàn khí đốt tự nhiên khổng lồ Gazprom của Nga đã phải đóng cửa hơn hai chục giếng sản xuất trong trận lũ mùa xuân ở vùng Orenburg để giữ cho các giếng sản xuất khí đốt không bị ngập lụt, đơn vị Gazprom địa phương cho biết.

Thêm nhà máy đạt trung hòa Carbon, Vinamilk tiến nhanh hành trình đến Net Zero

Thêm nhà máy đạt trung hòa Carbon, Vinamilk tiến nhanh hành trình đến Net Zero

(CLO) Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

EU sắp đạt thỏa thuận sử dụng tài sản của Nga cho Ukraine

EU sắp đạt thỏa thuận sử dụng tài sản của Nga cho Ukraine

(CLO) Bộ trưởng Tài chính Bỉ Vincent Van Peteghem cho biết EU “gần đạt được một thỏa thuận chính trị” về việc thu lợi nhuận từ dự trữ ngân hàng trung ương của Nga vẫn bị đóng băng do các lệnh trừng phạt liên quan đến Ukraine.