Chạm tới giấc mơ thịnh vượng!

Thứ năm, 15/11/2018 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Ngày 2/11/2018, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trình Quốc hội Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) để xem xét phê chuẩn, sau khi Úc là nước thứ sáu đã phê chuẩn hiệp định này (tiếp theo Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore, New Zealand). Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Việt Nam cần vận dụng CPTPP như một động lực và áp lực để thúc đẩy cải cách và để ký kết các hiệp định tự do thương mại khác. Hy vọng năm 2019 câu chuyện EVFTA sẽ thành hiện thực.

Câu chuyện CPTPP và cơ hội của Việt Nam

Nếu đặt câu chuyện CPTPP vào bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hiện nay đang leo thang như chiến tranh lạnh, sẽ thấy CPTPP có ý nghĩa chiến lược nhiều hơn, trong khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có ý nghĩa kinh tế nhiều hơn. Nếu trước Đại hội Đảng XII (1/2016) Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu ủng hộ TPP, thì nay Tổng Bí thư mới được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước cũng là người đọc tờ trình về CPTPP trước Quốc hội để phê chuẩn. Tuy hai thời điểm khác nhau và chủ trương vẫn nhất quán, nhưng lần này có một sự thay đổi tế nhị về thể chế và chức danh. 

Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh: “Các nước thành viên CPTPP đều khẳng định tôn trọng thể chế chính trị và an ninh quốc gia, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau”. Những nội dung cụ thể liên quan đến CPTPP là những vấn đề chuyên môn, có thể đưa về các tiểu ban để các đại biểu chuyên trách giải quyết. Nói cách khác, nếu lúc này chúng ta sa vào những vấn để cụ thể, thì có thể “chỉ thấy cây mà không thấy rừng”.

CPTPP (hay TPP-11) vẫn giữ nguyên nội dung cốt lõi của TPP-12. Trong văn bản CPTPP đã được thông qua, có 20 điều khoản được tạm hoãn hoặc sửa đổi so với TPP-12, trong đó có bốn điểm đáng chú ý. Thứ nhất, việc bổ sung hai từ “toàn diện” (comprehensive) và “tiến bộ” (progressive) cho CPTPP đã thể hiện tính đồng thuận và vẫn khẳng định các tiêu chí cao và toàn diện của TPP trên các mặt.

Thứ hai, TPP-11 có quy mô kinh tế chiếm 13,5% GDP và 15,2% kim ngạch thương mại toàn cầu, khiêm tốn hơn nhiều so với TPP-12 (chiếm 38,2% GDP và 26,5% kim ngạch thương mại toàn cầu).

Thứ ba, vì Mỹ chiếm tới 60% GDP của các nước TPP, nên khi Mỹ rút khỏi TPP thì 11 nước còn lại phải thay đổi điều khoản về hiệu lực, theo đó chỉ cần sáu nước phê chuẩn thì CPTPP sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày được phê chuẩn.

Thứ tư, trong 20 điều khoản được tạm hoãn, chủ yếu là các cam kết cứng rắn về sở hữu trí tuệ do Mỹ đề xuất. 

Việc Quốc hội phê chuẩn một điều ước quốc tế (như CPTPP hay EVFTA) là một thủ tục tuy cần thiết, nhưng không quan trọng bằng nhiệm vụ xem xét lại một loạt vấn đề có liên quan để điều chỉnh hệ thống pháp luật Việt Nam cho phù hợp với những cam kết quốc tế. Với kinh nghiệm ký kết và triển khai WTO, việc phê chuẩn tuy quan trọng, nhưng không quan trọng bằng khả năng tổ chức triển khai có nghiêm túc và có hiệu quả hay không, trong đó quan trọng nhất vẫn là câu chuyện đổi mới thể chế.  

Báo Công luận
 
Phát biểu tại hội thảo “Vietnam Business Outlook 2019”, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh nói: “Đối với các hiệp định thương mại, ký kết thì tốt nhưng hiệp định thương mại chỉ là cơ hội, còn chuyện chớp được cơ hội hay không là tùy thuộc vào chúng ta. Chúng ta ký với ASEAN xong thì thâm hụt thương mại toàn diện với ASEAN, chúng ta cứ ký với ai/khu vực nào xong thì lại thâm hụt thương mại với nước và khu vực đấy! Nguyên do là bởi năng lực của chúng ta không được chuẩn bị một cách đầy đủ, giống kiểu bị trói chân tay rồi thả xuống bể bắt bơi thì sao mà bơi được... Ký kết các hiệp định không khó, thực hiện nó có hiệu quả mới khó!”.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, CPTPP có thể giúp Việt Nam tăng 1,32% GDP và 4,04% xuất khẩu, một triển vọng khiêm tốn so với TPP-12, vì Mỹ chiếm tới 60% GDP của tất cả các nước TPP.

Trong bối cảnh hiện nay, CPTPP là một tiền đề quan trọng để thúc đẩy Việt Nam cải cách thể chế theo cam kết, vì chuẩn mực chung của kinh tế thị trường và theo thời hạn nhất định. Đó là một điều kiện tiên quyết để Việt Nam phát triển. Trong khi chờ ông Trump “nghĩ lại” để “Kiều tái hồi Kim Trọng”, Việt Nam không nên quá ảo tưởng vào Mỹ (như con chim trong bụi) mà phải tranh thủ hợp tác tối đa với các nước thành viên CPTPP (như con chim trong tay).

Việt Nam cần vận dụng CPTPP như một động lực và áp lực để thúc đẩy cải cách và để ký kết các hiệp định tự do thương mại khác (như EVFTA với EU). Sau khi TPP-12 trở thành TPP-11 thì EVFTA càng quan trọng hơn đối với Việt Nam. Hy vọng năm 2019 câu chuyện EVFTA sẽ thành hiện thực (như CPTPP). Tuy đó là hai đòn bẩy thương mại quan trọng nhất đối với Việt Nam, nhưng xét cho cùng, nếu không cải cách thể chế để phát huy nội lực, thì trông chờ vào các nước khác trong CPTPP, EVFTA (hay WTO) cũng chỉ là ảo tưởng. 

Hướng tới giấc mơ thịnh vượng

Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội đánh giá nhờ có CPTPP, kim ngạch xuất nhập khẩu có khả năng tăng thêm khoảng 4,04% đến năm 2035. CPTPP có thể tạo thêm 20.000-26.000 việc làm/năm. Hội nhập chính là con đường hiện thực hóa mục tiêu thịnh vượng của Việt Nam.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan rất hồ hởi nhắc lại những kỷ niệm khi sát cánh cùng các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB) xây dựng nội dung báo cáo Việt Nam 2035, dự báo về “tương lai thịnh vượng”.

Chứng kiến cả quá trình dài, bà kể rằng đội ngũ chuyên gia trong và ngoài nước đã mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu chi tiết về quá trình 30 năm đổi mới (1986-2016), tìm ra những hướng đi mới cho mục tiêu 2035.

Mục tiêu 2035 mà bà Lan nhắc đến, đó là “khát vọng Việt Nam 2035”, về một Việt Nam thịnh vượng, người dân có thu nhập ở mức trung bình cao của thế giới. Tiềm lực và vị thế của quốc gia được nâng cao, nền kinh tế hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu.

Hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu được coi là một trong những điểm mấu chốt của Việt Nam trong thời gian tới, khi mà Việt Nam phấn đấu nằm trong nhóm nước thu nhập trung bình cao, 50% dân số sẽ thuộc tầng lớp trung lưu.

Theo tính toán, để Việt Nam sớm đạt được mục tiêu 2035, khi mà mỗi người dân có thu nhập trung bình 7.000 USD, Việt Nam phải duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, ít nhất khoảng 6-7%/năm.

Để tăng trưởng cao, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc luôn nhấn mạnh đến việc Việt Nam phải tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất và hiệu quả, hội nhập sâu rộng với thế giới. Nghĩa là Việt Nam phải tạo ra một động lực mới cho tăng GDP, thay vì phụ thuộc vào khai thác khoáng sản, vốn đầu tư của Nhà nước như trước kia.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa được Quốc hội thông qua được coi là mốc quan trọng trong việc hội nhập. Ở đó, những cam kết thế hệ mới sẽ “thúc” Việt Nam đẩy nhanh hơn quá trình thay đổi chính mình trong việc tìm động lực tăng trưởng mới. CPTPP cũng mở ra một thị trường rộng lớn cho doanh nghiệp Việt Nam, nơi có sân chơi công bằng hơn với các nước lớn.

Nhiều người tin tưởng rằng CPTPP sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam một cách rõ nét hơn, nhanh hơn hiện tại. Nói cách khác, hiệp định tạo cơ sở Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu 2035.

Khánh An

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn